Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1153 nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM TNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 93 - 95)

7. Kết cấu luận văn

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Đề nghị NHNN sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật các TCTD đối với hệ thống QTDND, đảm bảo hành lang pháp lý rõ ràng, phù hợp với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các QTDND có khả năng phát triển.

- Sớm xem xét điều chỉnh một số quy định có liên quan đến tổ chức, hoạt động của QTDND cho phù hợp thực tế, tạo điều kiện để hệ thống QTDND phát huy được vai trò trung gian tài chính, tiếp nhận cung ứng vốn kịp thời cho nhân dân tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn, cụ thể:

+ Nghiên cứu giảm tỷ lệ mức huy động vốn từ thành viên xuống còn 30%.

+ Bỏ quy định bắt buộc các thành viên phải góp vốn thường niên, nên giao quyền chủ động tăng giảm vốn góp cho QTDND để trình NHNN chấp thuận.

+ Nghiên cứu điều chỉnh quy định hạn chế các QTDND cho vay pháp nhân (Doanh nghiệp có tiền gửi mới được vay bằng sổ tiền gửi đó), đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vì hiện nay theo chỉ đạo của Chính phủ sẽ chuyển các hộ gia đình kinh doanh thành doanh nghiệp siêu nhỏ. Các doanh nghiệp siêu nhỏ này ở địa bàn nông thôn sẽ là đối tượng chính của QTDND. Họ thiếu vốn mới phải đi vay, nếu doanh nghiệp đã có tiền gửi thì không cần v ay.

- NHNN Việt Nam tiếp tục trình Chính Phủ và Quốc hội xem xét chính sách hỗ trợ đối với các QTDND có điều kiện thuận lợi trong hoạt động: Giảm

thuế thu nhập doanh nghiệp cho QTDND xuống mức 10-15%; miễn thuế thu nhập từ lợi tức cổ phần 5% cho thành viên QTDND; giảm mức đóng góp Quỹ an toàn hệ thống xuống 0,03% trên tổng du nợ hoặc giữ nguyên mức 0,08% trên tổng du nợ năm đầu, từ những năm sau chỉ tính phí 0,08% trên tổng du nợ tăng thêm và nên loại trừ các khoản cho vay cầm cố sổ tiền gửi tại QTDND.

- Tiếp tục xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách mới để có định huớng rõ ràng hơn cho sự phát triển của hệ thống QTDND. Theo đó, cần cân nhắc một số định huớng sau:

Thứ nhất, Ngân hàng Hợp tác xã tập trung trọng tâm cho vay các QTDND thành viên.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 117 Luật TCTD: iiHoat động chủ yếu của Ngân hàng Hợp tác xã là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các QTDNDT Do đó, NHNN cần chỉ đạo Ngân hàng Hợp tác xã xây dựng lộ trình giảm dần tỷ lệ cho vay ngoài thành viên theo huớng tăng tỷ lệ cho vay đối với các QTDND thành viên lên tối thiểu 70% tổng du nợ cho vay, trong đó bao gồm cả cho vay hợp vốn với QTDND. Việc tăng tỷ lệ cho vay thành viên sẽ khiến Ngân hàng Hợp tác xã quay về chăm sóc, hỗ trợ (tài chính và phi tài chính) cho các QTDND thành viên, qua đó gia tăng tính liên kết hệ thống, đúng với vai trò là ngân hàng đầu mối, dẫn dắt hệ thống QTDND.

Thứ hai, chỉ đạo Hiệp hội QTDND xây dựng tổ chức kiểm toán độc lập riêng cho hệ thống QTDND. Việc hình thành tổ chức kiểm toán độc lập riêng cho hệ thống QTDND thuộc Hiệp hội QTDND sẽ vừa đảm bảo việc hỗ trợ đuợc các QTDND trong việc tuân thủ pháp luật, giảm thiểu gánh nặng tài chính khi tiếp cận các tổ chức kiểm toán độc lập, vừa gia tăng tính liên kết hệ

thống. Qua công tác kiểm toán độc lập, Hiệp hội QTDND cũng sẽ trở thành một kênh giám sát chất lượng hoạt động của cả hệ thống QTDND.

- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương vận động, thu hút nguồn vốn giá rẻ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ cho QTDND có thêm nguồn vốn để cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu 1153 nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM TNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w