7. Kết cấu luận văn
1.2.3. Các tiêu chí phản ánh và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
1.2.3.1. Phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn
- Mục đích: Phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn để các nhà quản lý nắm đuợc tình hình đầu tu sử dụng vốn đã huy động được, biết được việc sử dụng vốn có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của đơn vị hay không.
Phương pháp phân tích dọc: Được thực hiện bằng cách tính ra tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản, qua đó đánh giá khái quát tình hình phân bổ vốn. Tuy nhiên cách phân tích này lại không cho biết sự biến động và các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của đơn vị.
Vì vậy, để biết được chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phân tích kết hợp phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc cả về số tuyệt đối lẫn tương đối trên tổng số tài sản cũng như theo từng loại tài sản.
- Đánh giá: Trên cơ sở phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn, cùng với kết quả kinh doanh đã đạt được để đánh giá việc sử dụng vốn có hợp lý hay không, đem lại hiệu quả hay không.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại QTDND có nhiều nhưng trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của Luận văn chỉ nghiên cứu những chỉ tiêu chủ yếu, trong đó thông qua các chỉ tiêu này tác động đến đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại QTDND. Các chỉ tiêu chủ yếu là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng và một số chỉ tiêu liên quan khác.
* Chỉ tiêu ROA, ROE
- Ý nghĩa của chỉ tiêu
Khi đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của một QTDND, thường xem xét hai chỉ tiêu là tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Về cơ bản, hai chỉ tiêu ROA và ROE càng cao càng tốt, tức là hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
lợi nhuận sau thuế, phản ảnh tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động của QTDND. Tương tự, chỉ tiêu ROE là chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho biết cứ giá trị 1 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Vấn đề lưu ý khi tính toán hai chỉ tiêu này là có thể số liệu Tổng tài sản và VCSH tại thời điểm cuối kỳ không phải là con số đại diện nên nó không phản ánh đúng thực chất tình hình tài chính của QTDND trong một thời kỳ. Vì vậy người ta thường sử dụng các chỉ tiêu Tổng tài sản bình quân và Vốn
chủ sở hữu bình quân khi tính toán ROA, ROE. - Mô hình Dupont phân tích chỉ tiêu ROA
ɪ^ɔʌ _ Lợi nhuận sau thuế Doanh thu IOO0/
Doanh thu Tổng tài sản bình quân
= Tỷ suất sinh lời của doanh thu x Số vòng quay của tài sản
Từ mô hình Dupont trên ta thấy, muốn nâng cao tỷ suất sinh lời của tài sản thì cần nâng cao tỷ suất sinh lời của doanh thu hay số vòng quay của tài sản. Tỷ suất sinh lời của doanh thu phản ánh khả năng quản lý doanh thu, chi phí của đơn vị. Để nâng cao tỷ suất sinh lời của doanh thu thì song song với việc tạo ra doanh thu, phải tiết kiệm tối đa chi phí tương ứng trong việc tạo ra doanh thu. Số vòng quay của tài sản phản ánh trình độ khai thác, sử dụng tài
sản của đơn vị. Muốn nâng cao số vòng quay của tài sản thì phải có biện pháp nâng cao doanh thu hay sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài sản.
- ROE và ROA có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân
_ Tổng tài sản bình quân x Vốn chủ sở hữu bình quân = ROA x Hệ số tài sản so với VCSH
= ROA x Đòn bẩy tài chính
Trong mô hình này xuất hiện chỉ tiêu đòn bẩy tàichính, đuợc tính bằng cách lấy tổng tài sản bình quân chia cho VCSH bình quân.
Đòn bẩy tài
chính thể hiện cơ cấu, cấu trúc tài chính của đơn vị, cho biết mức độ độc lập, tự chủ về tài chính.
ROE rất nhạy cảm với phuơng thức tài trợ tài sản - sử dụng nhiều nợ hơn (gồm cả tiền gửi) hoặc nhiều vốn chủ sở hữu hơn. Thậm chí một QTDND có ROA thấp có thể đạt đuợc ROE khá cao thông qua việc sử dụng nhiều nợ (đòn bẩy tài chính) và sử dụng tối thiểu vốn chủ sở hữu.
* Các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động sử dụng vốn
Một điểm đặc biệt đối với TCTD nói chung và QTDND nói riêng, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn không thể tách rời các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động, luôn luôn đảm bảo việc sử dụng vốn đạt đuợc mục tiêu hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững. Theo quy định tại Thông tu số 32/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của NHNN Việt Nam, QTDND phải duy trì các tỷ lệ an toàn sau đây:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:
Tỷ lệ an toàn vốn Vốn tự có tối thiểu Tổng tài sản có rủi ro
Tỷ lệ này cho biết một đồng vốn tự có bảo vệ cho bao nhiêu đồng tài sản có rủi ro của QTDND. Theo quy định QTDND phải thường xuyên duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro.
- Giới hạn tín dụng đối với khách hàng:
+ Tổng mức dư nợ cho vay không được vượt quá 5% vốn tự có của QTDND.
+ Tổng mức dư nợ cho vay đối với một thành viên là pháp nhân không được vượt quá tổng số vốn góp và số dư tiền gửi của pháp nhân đó tại quỹ tín dụng nhân dân tại mọi thời điểm. Thời hạn cho vay đối với thành viên là pháp nhân không được vượt quá thời hạn còn lại của số tiền gửi và khoản vay phải được đảm bảo bằng chính số tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân của pháp nhân. + Tổng mức dư nợ cho vay của QTDND đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của QTDND; đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của QTDND.
- Tỷ lệ khả năng chi trả
+ Kết thúc ngày làm việc QTDND phải duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tài sản “có” thể thanh toán ngay so với các tài sản “nợ” phải thanh toán ngay của ngày làm việc tiếp theo.
+ QTDND phải đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “có” có thể thanh toán ngay so với tổng tài sản “nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo.
- Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn QTDND được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là 30%.
* Chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu dư nợ cho vay
- Tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ:
QTDND. Nếu tổng dư nợ thấp, phản ánh hiệu quả cho vay kém hiệu quả, khả năng mở rộng khách hàng kém. Tuy nhiên tổng dư nợ quá cao cũng chưa hẳn tốt vì nếu chất lượng các khoản vay không tốt, nợ xấu gia tăng cũng tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh khoản. Thêm vào đó, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ cũng là chỉ tiêu phản ánh khả năng mở rộng hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý và kiểm soát cơ cấu vốn, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản đồng thời đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao.
- Cơ cấu dư nợ cho vay: Chỉ tiêu này được thể hiện ở cơ cấu cho vay theo thời hạn (ngắn hạn; trung và dài hạn/Tổng dư nợ), cơ cấu cho vay theo lĩnh vực, ngành nghề, cơ cấu cho vay theo tài sản đảm bảo. Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh tiền tệ, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vấn đề là làm thế nào để tối thiểu hóa những rủi ro đó đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận và phân tán rủi ro chính là việc thực hiện nguyên tắc kinh điển trong kinh doanh “Không bỏ trứng vào một giỏ”. Chỉ tiêu này được đánh giá phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
* Hệ số sử dụng vốn:
Hệ số Tổng dư nợ cho vay
CC = ---F⅛-—-— x 100%
sử dụng vốn Tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn, thể hiện bao nhiêu phần trăm vốn huy động được sử dụng cho hoạt động cho vay. Nếu chỉ tiêu này quá thấp chứng tỏ QTDND huy động được vốn nhưng lại không cho vay được gây ra tình trạng ứ đọng vốn, không đảm bảo khả năng sinh lời mà vẫn phải tốn kém chi phí cho huy động. Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá cao chứng tỏ lượng vốn mà QTDND cho vay cao, tăng rủi ro mất vốn và rủi ro thanh khoản, lợi tức thu về không đảm bảo như dự kiến.
Thu nhập từ hoạt động cho vay là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng. Đối với các QTDND hiện nay, hoạt động cho vay là hoạt động mang lại thu nhập chính và gần nhu duy nhất. Để xem xét hiệu quả tín dụng chúng ta sẽ xem xét một số chỉ tiêu về thu nhập sau:
- Mức sinh lời vốn cho vay
Mức sinh lời Thu nhập từ hoạt động cho vay
A =---£---ɪ '---x 100% vốn cho vay Tổng du nợ cho vay
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của khoản cho vay. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả tín dụng càng tốt, và nguợc lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ khoản vay mang lại hiệu quả chua cao.
- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay trên tổng thu nhập
Tỷ lệ thu nhập từ Thu nhập từ hoạt động cho vay
ι ∙γ J , = ---——-— ---x 100%
hoạt động cho vay Tổng thu nhập của QTDND
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay trong tổng thu nhập của QTDND. Trong chỉ tiêu này, thu nhập từ hoạt động cho vay và tổng thu nhập của QTDND đuợc sử dụng để tính toán phải cùng là thu nhập truớc thuế hoặc cùng là thu nhập sau thuế. Thông qua chỉ tiêu này ta có thể thấy hiệu quả của hoạt động cho vay so với các hoạt động khác.
* Tỷ lệ Nợ quá hạn:
Theo quy định của NHNN về phân loại nợ của QTDND: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hay toàn bộ nợ gốc hay lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn đuợc chia thành các nhóm nợ 2, 3, 4, 5 theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của NHNN Việt Nam.
Du nợ quá hạn
Tỷ lệ Nợ quá hạn = x 100%
Tỷ lệ này phản ánh tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay càng lớn, và ngược lại, chỉ tiêu này càng nhỏ thì mức độ rủi ro càng thấp.
* Tỷ lệ Nợ xấu:
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ
nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) theo quy định. Nợ xấu
Tỷ lệ Nợ xấu =---—---x 100% Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Nếu tại một thời điểm nhất định, tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng
trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại QTDND kém, rủi ro tín dụng cao.
* Tỷ lệ Nợ có tài sản đảm bảo
, jλ. , ,, Nợ có tài sản đảm bảo
Tỷ lệ Nợ có tài sản đảm bảo =---—7--- ---x 100% Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng những món nợ có đảm bảo bằng tài sản trong tổng dư nợ. Tài sản đảm bảo không chỉ là động cơ khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn để không bị thanh lý tài sản, mà còn là nguồn bù đắp tổn thất cho QTDND khi khách hàng không thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo hợp đồng tín dụng. Tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả tín dụng của QTDND càng cao.
* Mức độ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Trích lập dự phòng rủi ro là số tiền được QTDND trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các
khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị tài sản có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản truớc những tổn thất có khả năng xảy ra.
Dự phòng rủi ro = Dự phòng chung + Dự phòng cụ thể
Dự phòng chung = 0,75% Tổng du nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4
Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số du khoản nợ - Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo)
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ: a. Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%
b. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5% c. Nhóm 3 (Nợ duới tiêu chuẩn): 20%
d. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50%
e. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%
Nhu vậy khi QTDND phải trích dự phòng rủi ro càng nhiều, càng làm cho chi phí hoạt động tăng lên và kết quả kinh doanh giảm.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN