8. Kết cấu của đề tài
1.3.4. Phương pháp loại trừ
Loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. [15]
Có 2 cách thực hiện phương pháp loại trừ: Phương pháp số chênh lệch và phương pháp thay thế liên hoàn.
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu phân tích, bao gồm các bước:
- Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc.
- Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố đối với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.
- Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích. Công đoạn này được thực hiện bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với
kết quả
thay thế lần trước ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các
nhân tố được xác định băng đối tượng phân tích.
Phương pháp tính số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nên phương pháp này tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp thay thế liên hoàn. Điểm khác nhau của hai phương pháp này nằm ở chỗ khi xác định các nhân tố ảnh hưởng, chỉ việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp số chênh lệch được áp dụng trong trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích bằng tích số và thương số.