Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng

Một phần của tài liệu 1164 phân tích báo cáo tài chính tại CTY CP sản xuất và kinh doanh kim khí luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 56)

8. Kết cấu của đề tài

2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ với các nhân viên đủ năng lực để xử lý tốt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến nhiệm vụ của phòng Tài chính - kế toán. Công ty không tổ chức độc lập phòng kế toán và phòng tài chính, mà gộp chung thành phòng Tài chính - kế toán, cơ cấu bộ máy tài chính - kế toán Công ty gồm: 1 kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính, 4 nhân viên kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty được mô tả như sơ đồ sau:

Hình 2.2: Cơ cấu bộ máy kế toán Công ty cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí

(Nguồn: Phòng TC-KT Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí)

Chức năng và nhiệm vụ của mỗi nhân viên kế toán trong Công ty:

- Trưởng phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở công ty. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác kế toán. Có nhiệm vụ theo dõi tất

cả các

phần hành kế toán, kiểm tra cân đối thu chi, quản lý mọi mặt chi phí, lên báo

cáo tài

chính, lập kế hoạch tài chính, phân tích tài chính doanh nghiệp. Trực tiếp phụ trách

phần hành kế toán ngân hàng và kế toán tài sản cố định, tập hợp các chi phí phát

sinh trong kỳ kế toán của Công ty để từ đó xác định được kết quả hoạt động kinh

doanh, kế toán ngân hàng và kết hợp với phòng Kinh doanh thanh tra kiểm kê quỹ tiền mặt hàng tháng, theo dõi tổng hợp chi phí kinh doanh.

- Kế toán ngân hàng và theo dõi công nợ: Theo dõi tiền vay, tiền gửi, làm các thủ tục vay, trả tiền ngân hàng đảm bảo đúng thời hạn, an toàn về vốn. Theo dõi

công nợ phát sinh, lập báo cáo chi tiết các khoản công nợ, kịp thời phát hiện các

khoản công nợ nghi ngờ khó đòi.

- Kế toán kho kinh doanh: Theo dõi tình hình hạch toán nhập xuất tồn kho hàng hoá trong toàn công ty, phụ trách thanh toán với ngân sách thông qua khai

thuế, thanh toán hoá đơn tài chính với cơ quan thuế.

- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt Công ty, thực hiện việc thu, chi tiền dựa vào các phiếu thu, phiếu chi đã được ký duyệt. Cùng kế toán thanh toán kiểm tra,

giám sát

các khoản thu, chi. Báo cáo tồn quỹ tiền mặt định kỳ theo quy định của Công

ty. Tự

quản lý và bảo quản tiền mặt. Yêu cầu người nhận tiền cung cấp các giấy tờ cần

thiết khi nhận tiền theo quy định Công ty. Kiến nghị từ chối các khoản chi không

hợp pháp, không hợp lệ theo quy chế tài chính của Công ty.

* Chính sách kế toán

- Chế độ kế toán áp dụng: Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính cùng các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn

mực và

chế độ kế toán của Bộ Tài chính.

- Kỳ kế toán: Công ty thực hiện kỳ kế toán theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

* Thực trạng tổ chức phân tích

Hiện nay, Công ty chưa tổ chức được bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm phân tích BCTC. Công tác phân tích BCTC của Công ty được giao cho phòng Tài chính - Ke toán. Cụ thể kế toán trưởng phân công cho kế toán tổng hợp và hai nhân viên trong phòng cùng chịu trách nhiệm tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng, khi các BCTC đã được kiểm toán hoàn tất và nộp lên Ban Giám đốc.

Để phục vụ công tác phân tích BCTC, nguồn dữ liệu được sử dụng là các BCTC của Công ty đã được kiểm toán bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC.

về quy trình phân tích: Kế toán trưởng không thực hiện bước lập kế hoạch phân tích mà phân công công việc và thời gian thực hiện trực tiếp cho nhân viên kế toán trong phòng. Kế toán trưởng sẽ đưa ra định hướng về phương pháp phân tích và các dữ liệu đã chọn để nhân viên thực hiện tính toán các chỉ tiêu phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu phân tích và sau đó rút ra nhận xét. Sau cùng, kế toán trưởng sẽ tổng hợp và đưa ra những đánh giá chuyên sâu về nội dung phân tích, trình Ban Giám đốc để Ban Giám đốc dựa vào đó đưa ra các quyết định kinh doanh.

* Thực trạng phương pháp nghiệp vụ kỹ thuật phân tích

Công ty sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh để đánh giá các chỉ tiêu phân tích. Dựa vào nguồn dữ liệu thu thập được, bộ phận phân tích sử dụng các phương pháp so sánh ngang, so sánh dọc các số tương đối và tuyệt đối để đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kỳ phân tích so với các kỳ trước. Các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh đều đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích tỷ lệ cũng được bộ phận phân tích sử dụng.

Từ đó rút ra những nhận xét khái quát nhất về sự biến động giữa các chỉ tiêu trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.2.2. Thực trạng nộ i dung phân tích

2.2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty

Để Ban Giám đốc có những đánh giá khái quát ban đầu về tình hình tài chính của Công ty, bộ phận phân tích tiến hành đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty trên các khía cạnh: đánh giá khái quát tình hình huy động vốn, đánh giá khái quát mức độ độc lập về tài chính, đánh giá khái quát khả năng thanh toán và đánh giá khái quát khả năng sinh lời của Công ty.

Bộ phận phân tích sử dụng phương pháp so sánh ngang, so sánh dọc để tiến hành phân tích dựa trên các dữ liệu thu thập được từ hệ thống các BCTC.

* Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn

Bộ phận phân tích sử dụng các chỉ tiêu Nợ phải trả, VCSH được lấy từ bảng CĐKT các năm 2015-2017 để tính toán, qua đó phản ánh tỷ trọng từng bộ phận vốn trong tổng nguồn vốn để đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của Công ty.

"Nợ phải trả 71.758 57,02 85.519 47,96 33.447 28,67 -38.311 -28,34 -53,39 -52.072 -19,3 60,9- VCSH 54.099 42,98 92.808 52,04 83.210 71,33 29.111 28,34 53,81 9.598- 19,3 10,3- Tổng nguồn vốn 125.857 100 178.327 100 116.657 100 -9.200 - -7,31 61.67- - 34,6-

(lần) (%) (lần) (%)

Hệ số tài trợ 0,43 0,52 0,71 0,28 65,94 0,19 37,06

Hệ số tài trợ

TSDH 4,41 7,30 5,92 1,51 34,15 -1,38 -18,95

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo phân tích của Phòng TC-KT Công ty Ptramesco)

Qua bảng 2.1 nhóm phân tích đưa ra đánh giá như sau:

Nguồn vốn của Công ty được tạo từ hai phần là nợ phải trả và VCSH. Cuối năm 2015, tổng nguồn vốn đạt 125.857 triệu đồng, cuối năm 2016 là 178.327 triệu đồng, đến cuối năm 2017 là 116.657 triệu đồng. Mặc dù tổng nguồn vốn có sự thay đổi tăng, giảm qua các năm nhưng cơ cấu VCSH từ cuối năm từ 2015 đến 2017 có

xu hướng tăng từ 42,98% cuối năm 2015 tăng lên 71,33% cuối năm 2017. Nợ phải trả có xu hướng giảm từ 57,02% cuối năm 2015 xuống còn 28,67% cuối năm 2017. Điều này đồng nghĩa với mức độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty ngày càng tăng dần. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy Công ty đang giảm tỷ lệ chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đang giảm dần.

* Đánh giá khái quát mức độ độc lập về tài chính

Từ bảng CĐKT các năm 2015-2017, bộ phận phân tích đã thu thập dữ liệu để tính toán các chỉ tiêu: “Hệ số tài trợ”, “Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn”.

“Hệ số tài trợ” được tính bằng cách xác định trị số của chỉ tiêu VCSH và chỉ tiêu Tổng nguồn vốn trên bảng CĐKT.

Do Công ty không có các khoản nợ dài hạn nên “Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn” được tính bằng cách xác định trị số của chỉ tiêu VCSH và chỉ tiêu TSDH trên bảng CĐKT nhằm đánh giá mức độ độc lập tài chính của Công ty.

Mức (lần) Tỷ lệ (%) Mức(lần) Tỷ lệ (%) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,75 2,09 3,49 1,73 98,86 1,40 67,26

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo phân tích của Phòng TC-KT Công ty Ptramesco)

“Hệ số tài trợ” cho biết trong 1 đồng nguồn vốn tài trợ cho tài sản của Công ty thì VCSH chiếm bao nhiêu đồng. Từ Bảng 2.2 bộ phận phân tích chỉ ra chỉ tiêu “Hệ số tài trợ” của Công ty có xu hướng tăng từ cuối năm 2015 tới cuối năm 2017, cụ thể cuối năm 2017 tăng 0,28 lần so với cuối năm 2015 hay tăng 65,94%; tăng 0,19 lần so với cuối năm 2016 tương ứng với tỷ lệ tăng 37,06%. Điều này chứng tỏ mức độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty ngày càng cao. Đồng thời để xét đến

mức độ đảm bảo an ninh tài chính của Công ty, bộ phận phân tích tính toán kết hợp cùng chỉ tiêu “Hệ số tài trợ tài sản dài hạn”. Mặc dù chỉ tiêu này cuối năm 2017 có xu hướng tăng 1,51 lần so với cuối năm 2015 và lại có xu hướng giảm 1,38 lần so với cuối năm 2016 nhưng vẫn cho thấy nguồn tài trợ thường xuyên của Công ty có thừa để tài trợ tài sản dài hạn, an ninh tài chính cho quá trình kinh doanh được đảm bảo.

* Đánh giá khái quát khả năng thanh toán

Để đánh giá khái quát khả năng thanh toán của Công ty, bộ phận phân tích sẽ sử dụng chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” được tính bằng cách xác định trị số của chỉ tiêu Tổng tài sản và chỉ tiêu Tổng nợ phải trả. Dữ liệu tính toán được lấy từ bảng CĐKT của Công ty từ năm 2015-2017.

trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng từ 1,75 lần cuối năm 2015 lên 2,09 lần cuối năm 2016 và tiếp tục tăng lên 3,49 lần vào cuối năm 2017. Số liệu này cho thấy khả năng thanh toán chung của Công ty giai đoạn 2015-2017 rất dồi dào, tổng số tài sản hiện có của Công ty có thừa khả năng để chi trả các khoản nợ phải trả.

Nhìn chung, năm 2015 là năm khó khăn nhất của Công ty do chịu ảnh hưởng nhiều từ sự sụt giảm giá của ngành thép trong chuỗi 4 năm liên tiếp. Giai đoạn 2016-2017, tình hình tài chính của Công ty đã bắt đầu phục hồi và đạt được những kết quả vượt ngoài sự mong đợi của ban Giám đốc. Chỉ tiêu lợi nhuận năm 2016 đạt 860% so với mức lợi nhuận kế hoạch Công ty đề ra, các khoản vay nợ được đảm

bảo thanh toán và chi trả đáng kể, cơ cấu nguồn vốn trở về ở mức độ an toàn. Mức độ tự chủ tài chính của Công ty ngày càng tăng, an ninh tài chính được đảm bảo, tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư.

2.2.3.2. Phân tích cấu trúc tài chính của Công ty

Với mục đích giúp cho ban Giám đốc Công ty nắm được tình hình sử dụng số vốn đã huy động, việc sử dụng vốn có tốt và phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của Công ty hay không, bộ phận phân tích đã tiến hành phân tích cấu trúc tài chính của Công ty.

Từ những số liệu lấy từ bảng CĐKT các năm từ 2015-2017, bộ phận phân tích tiến hành tính toán, so sánh về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn về cả số tương đối và số tuyệt đối nhằm thế hiện được tình hình biến động chung trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty.

* Phân tích cơ cấu tài sản

Từ bảng 2.4 và hình 2.2, bộ phận phân tích chỉ ra rằng:

về tài sản ngắn hạn: TSNH cuối năm 2017 và có xu hướng giảm so với cuối các năm 2015, 2016. Cụ thể TSNH cuối năm 2017 là 102.601 triệu đồng, giảm 10.997 triệu đồng hay giảm 9,68% so với cuối năm 2015; giảm 63.020 triệu đồng hay giảm 38,05% so với cuối năm 2016. TSNH cuối năm 2017 chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty và cũng có xu hướng giảm so với cuối năm 2015 và 2016. Cuối năm 2017, tỷ trọng TSNH chiếm 87,95% trong tổng tài sản, giảm 2,31% so với cuối năm 2015 và giảm 4,92% so với cuối năm 2016.

Tài sản ngắn hạn thay đổi là do sự ảnh hưởng của khoản mục tiền và tương đương tiền và khoản mục hàng tồn kho. Cuối năm 2017, hàng tồn kho của Công ty là 29.467 triệu đồng, chiếm 25,26% trong tổng tài sản. Trong khi đó tiền và tương đương tiền là 36.486 triệu đồng, chiếm 31,28% tổng tài sản. Tiền và tương đương tiền cuối năm 2015 là 31.065 triệu đồng chiếm 24,68% cơ cấu tài sản, có trị số thấp hơn 5.421 triệu đồng so với cuối năm 2017. Trong khi đó hàng tồn kho cuối năm 2015 ở mức 52.952 triệu đồng, cao hơn 23.485 triệu đồng so với cuối năm 2017 và chiếm 42,07% tổng tài sản của Công ty. Năm 2016, giá trị hàng tồn kho là 50.848

triệu đồng, cao hơn cuối năm 2017 là 21.381 triệu đồng; tiền và tương đương tiền là 94.032 triệu đồng, cao hơn cuối năm 2017 là 57.546 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các khoán phải thu ngắn hạn của Công ty có xu hướng giảm từ cuối năm 2015-2017 cũng là nguyên nhân làm cho TSNH giảm, cụ thể là cuối năm 2017, các khoản phải thu ngắn hạn là 18.548 triệu đồng, giảm 10.972 triệu đồng hay 37,17% so với cuối năm 2015 và giảm 1.227 triệu đồng hay 6,2% so với cuối năm 2016. Điều này cho thấy Công ty đang có chính sách thu hồi nợ ngắn hạn tốt.

Nguyên nhân của sự biến động này xuất phát từ chính sách quản lý của Ban Giám đốc Công ty. Năm 2015 là năm khó khăn nhất của ngành thép. Giá thép liên tục giảm trong 4 năm liên tiếp khiến nhiều doanh nghiệp thép không tránh khỏi cảnh thua lỗ. Trong tình thế chung, Công ty sử dụng chính sách đẩy mạnh bán ra và nhập tiếp hàng giá thấp hơn đợi cơ hội giá bật tăng trở lại. Đến cuối năm 2015, do nhận định giá đã xuống quá thấp mà thực tế đã xuống đến đáy, Công ty chủ động nâng tồn kho hàng hóa lên mức cao nhất có thể để tận dụng cơ hội khi giá đảo chiều. Năm 2016, giá hàng nhập khẩu đã tăng trở lại trên mức trung bình, Công ty đã hạn chế nhập hàng đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ. Tiền và tương đương tiền năm 2016 tăng gấp 3 lần so với năm 2015 do Công ty mua và cầm cố các chứng chỉ tiền gửi tại Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng với mục đích cấp hạn mức tín dụng để mở L/C thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Năm 2017 do ảnh hưởng của việc áp thuế chống bán phá giá đối với thép hình nhập khẩu từ Trung Quốc nên cán cân nhập khẩu của Công ty ở mức rất thấp.

về tài sản dài hạn:

Bộ phận phân tích cũng chỉ ra tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và có xu hướng tăng cả về quy mô lẫn cơ cấu từ cuối năm 2015 đến cuối năm 2017. Cụ thể cuối năm 2017, tổng TSDH của Công ty là 14.056 triệu đồng chiếm 12,05% tổng tài sản, so với cuối năm 2016 (TSDH là 12.706 triệu đồng chiếm 7,13% tổng tài sản) tăng 1.350 triệu đồng tương ứng 4,92%; so với cuối năm 2015 (tài sản dài hạn là 12.259 triệu đồng, chiếm 9,74% tổng tài sản) tăng 1.797 triệu đồng tương ứng 2,31%.

Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2017, Công ty mở rộng xây dựng nhà văn phòng mới tại Bến Kiền, đồng thời sở hữu thêm 300 trái phiếu có mệnh giá 10.000.000 đồng/trái phiếu do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam phát hành đã làm cho khoản mục tài sản dở dang dài hạn và đầu tư tài chính dài hạn của Công ty tăng lên đáng kể.

Qua hình 2.2 cho ta thấy cơ cấu tài sản trong 3 năm từ 2015-2017 không có

Một phần của tài liệu 1164 phân tích báo cáo tài chính tại CTY CP sản xuất và kinh doanh kim khí luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w