nghiệp
1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu định tính
- Tính khoa học và hợp lý của quy trình thẩm định
Tại các Ngân hàng, bên cạnh việc tuân thủ quy trình thẩm định tín dụng chung do Ngân hàng Nhà nước quy định thì mỗi ngna hàng đề tự xây dựng các quy định riêng về quy trình thẩm định. Nếu Ngân hàng xây dựng được một quy trình thẩm định thống nhất, trong đó quy định cụ thể, chi tiết và rõ ràng về nội dung công việc thì sẽ phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa các cá nhân, bộ phận tham gia vào quy trình, đồng thời có căn cứ để kiểm tra và đánh giá chất lượng của từng khâu trong quá trình thẩm định. Quan trọng hơn, khi Ngân hàng đã ban hành quy trình thống nhất, cán bộ thẩm định có căn cứ để xác định được nội dung, yêu cầu công việc, nhờ đó sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí thẩm định.
Việc đánh giá tính khoa học và hợp lý của quy trình thẩm định tín dụng được thực hiện qua một số nội dung cơ bản:
■ Ngân hàng có hay chưa có quy trình thẩm định tín dụng.
■ Quy trình thẩm định có quy định cụ thể, rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ thẩm định hay không.
17
■ Quy trình thẩm định có tồn tại sự chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ của các bộ thậm tham qua quá trình thẩm định không.
- Sự tuân thủ của cán bộ thẩm định đối với nội dung và quy trình thẩm định.
Việc xây dựng một quy trình thẩm định tín dụng khoa học và hợp lý rất quan trọng, tuy nhiên, nó chỉ phát huy chất lượng khi cán bộ thẩm định tuân thủ nghiêm túc các nội dung quy định tại quy trình thẩm định.
1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng a. Thời gian thẩm định tín dụng
Thời gian là một yếu tố quan trong quyết định tới thành công của doanh nghiệp trong kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí cơ hội của các doanh nghiệp cũng như của ngân hàng. Đối với doanh nghiệp đi vay, thời gian thẩm định kéo dài sẽ phát sinh nhiều chi phí do thực hiện chậm phương án, chậm kế hoạch sản xuất hoặc mất cơ hội tìm kiếm được nguồn tài trợ khá. Đối với các ngân hàng, việc kéo dài thời gian thẩm định sẽ làm ngân hàng mất đi cơ hội cho vay, mất đi khách hàng và làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Do đó, đối với khách hàng đi vay, bên cạnh việc mong muốn được ngân hàng chấp thuận tài trợ cho phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh thì việc ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ hay không tài trợ tín dụng trong thời gian nhanh nhất rất quan trọng. Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay thì thời gian xử lý hồ sơ nhanh là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của các tổ chức tín dụng. Thông thường, mỗi ngân hàng thương mại đều có quy định riêng về yêu cầu thời gian cụ thể cho hoạt động này theo nguyên tắc thời gian thẩm định là ngắn nhất nhưng phải đảm bảo đủ để cán bộ thẩm định có thể thẩm định một cách kĩ lưỡng và đầy đủ các nội dung thẩm định.
b. Chi phí thẩm định tín dụng
Chi phí thẩm định tín dụng là khoản chi phí mà Ngân hàng bỏ ra để có được các nguồn thông tin đáng tin cậy và chi trả cho nhân sự của ngân hàng để phục vụ công tác thẩm định, nhằm đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư.
Chi phí thẩm định không phải là con số cố định đối với mọi phương án, kế
hoạch sản xuất kinh doanh mà phụ thuộc vào mức độ phức tạp của từng phương
án đề nghị cấp tín dụng, đảm bảo mục tiêu hiệu quả thẩm định cao nhất với mức
chi phí hợp lí nhất.
c. Chất lượng tín dụng và hiệu quả của việc thực hiện thẩm định tín dụng
Đây là một trong những chỉ tiêu thể hiện rõ nét nhất chất lượng thẩm định tín dụng bởi nó là kết quả kiểm nghiệm trên thực tế của phương án kinh doahh hay dự án đầu tư. Kết quả này được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng:
- Phân loại nợ: Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm:
■ Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
■ Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
■ Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
■ Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
19
■ Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
■ Nợ gia hạn nợ lần đầu.
■ Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
■ Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra.
■ Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
o Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
o Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
o Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
o Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;
o Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
o Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
o Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính
Tỷ lệ nợ quá hạn trên Nợ quá hạn x 100%
tổng dư nợ Tổng dư nợ
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
■ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
■ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
■ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
■ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
■ Nợ quá hạn trên 360 ngày.
■ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
■ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
■ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
■ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.
■ Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.
- Các chỉ tiêu đo lường
Một số các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng:
■ Chỉ tiêu xác suất rủi ro
■ Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ
■ Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn/Tổng dư nợ
■ Chỉ tiêu kết cấu nợ
■ Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo
■ Chỉ tiêu về dự phòng rủi ro tín dụng
■ Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ
■ Tỷ lệ tổng lãi treo phát sinh so với thu32
■ nhập từ cho vay
■ Tỷ lệ miễn, giảm lãi so với thu nhập từ cho vay ...
Cách tính một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng thường được các Ngân hàng sử dụng:
Tỷ lệ nợ quá hạn không Nợ quá hạn không có khả
có khả năng thu hồi trên năng thu hồi x
100%
tổng dư nợ Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi trên =
Nợ quá hạn không có khả
năng thu hồi x
100% tổng dư nợ quá hạn Tổng dư nợ quá hạn
Tổng giá trị lãi treo phát sinh
Tỷ trọng lãi treo Tổng thu nhập từ hoạt động x 100%
tín dụng
Đo lường RRTD là việc đề ra và xem xét lại hạn mức rủi ro, giúp nhà quản trị ngân hàng xác định được mức rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp
1.3.3.1. Nhân tố khách quan
22
Trong nội dung thẩm định có nhiều khâu liên quan, chịu sự điều tiết của các văn bản luật hiện hành. Một hệ thống pháp luật ổn định, đồng bộ, phù hợp với xu thế phát triển sẽ giúp doanh nghiệp đua ra những quyết định kinh doanh chính xác, giúp ngân hàng đua ra định huớng, chiến luợc đầu tu vốn phù hợp, hiệu quả.
- Môi truờng kinh tế: Sự phát triển của nên kinh tế, sự đồng bộ và ổn định của các điều kiện vĩ mô, các định huớng, chính sách, chiến luợc phát triển kinh tế, xã hội theo vùng, ngành, sự phát triển của các thị truờng tài chính sẽ anh huởng trực tiếp đến việc cung cấp thông tin xác thực, phản ánh đúng diễn biến, mỗi quan hệ thị truờng, những thông tin dự báo về trình trạng nền kinh tế. ngành... là cơ sở để thẩm định ra quyết định tín dụng.
- Môi truờng chính trị - kinh tế - xã hội: Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, những biến động về chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới đều có thể ảnh huởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ví dụ: Bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đông làm ảnh huởng đến hoạt động xuất khẩu hồ tiêu, hạt điều của các doanh nghiệp Việt Nam; Dịch bệnh Ebola bùng phát và lan rộng ở châu Phi ảnh huởng đến hoạt động xuất khẩu gạo... Do đó, công tác thẩm định tín dụng phải đánh giá đuợc các tác động cũng nhu uớc luợng đuợc các rủi ro có thể xảy ra, đánh giá đuợc tính khả thi của phuơng án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tu truớc khi ra quyết định tín dụng.
1.3.3.2. Các nhân tố chủ quan
- Trình độ, năng lực của cán bộ thẩm định tín dụng: Cán bộ thẩm định là nguời trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin, phân tích các chỉ tiêu tài chính, hiệu quả của phuơng án đề xuất cấp tín dụng. Do đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng nhu sự am hiểu về thị truờng, xã hội của cán bộ thẩm định tín dụng có ảnh huởng trực tiếp đến chất luợng thẩm định tín dụng. Mặt khác, các kết quả
thẩm định tín dụng có dựa trên các ý kiến đánh giá chủ quan của cán bộ thẩm định, do đó đòi hỏi cán bộ thẩm định không chỉ cần có năng lực chuyên môn mà cần phải có đạo đức nghề nghiệp. Thực tế cho thấy, cho dù các ngân hàng đã chuẩn hóa được quy trình thẩm định tín dụng, tốn nhiều chi phí để tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn tốt nhưng việc cán bộ thẩm định cố tình bỏ qua các bước thẩm định quan trọng có thể dẫn đến những thiệt hại to lớn cho ngân hàng.
- Quy trình thẩm định tín dụng trong ngân hàng: quy trình tín dụng sẽ quyết định cách thức tổ chức, điều hành và quản lý hoat động thẩm định tín dụng. Hoạt động thẩm định tập hợp nhiều hoạt động có liên quan chặt chẽ đến nhau, do đó cần được tổ chức, quản lý một cách hợp lý và chặt chẽ. Việc thẩm định tuân theo một quy trình hợp lý, có cơ cấu tổ chức hoặc phân công trách nhiệm rõ ràng sẽ làm giảm thời gian và chi phí thẩm định đồng thời nâng cao chất lượng thẩm định.
- Chất lượng thông tin sử dụng trong quá trình thẩm định: Thu thập thông tin đầy đủ và xử lý thông tin đầu vào chính xác giúp gia tăng sự chính xác trong phân tích, dự báo, góp phần làm tăng chất lượng thẩm định tín dụng. Tuy nhiên, việc thu thập và xử lý thông tin phải đi cùng thời gian thẩm định ngắn mới trở thành công cụ cạnh tranh mạnh của các ngân hàng trong điều kiện
cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định. Với việc trang bị các thiết bị, phần mềm phân tích chuyên dụng cho thẩm định sẽ giúp quản trình thẩm định được rút ngắn về thời gian, giảm chi phí thẩm định đồng thời tăng độ chính xác trong phân tích, đánh giá thông tin, theo đó, độ chính xác của các quyết định tín dụng ngày càng được nâng cao.
- Chế độ khen thưởng, kỉ luật, xử phạt của ngân hàng đối với cán bộ thẩm định tín dụng. Việc đánh giá đúng các kết quả đóng góp của cán bộ
24
thẩm định để có chế độ khen thưởng, phù hợp kịp thời sẽ có tác động rất lớn đến tinh thần làm việc và sự gắn bó của nhân viên với ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng luôn có các chế tài kỉ luật, xử phạt đối với các cán bộ cố tình làm sai quy định dẫn đến hậu quả xấu cho ngân hàng nhằm tác động răn đe, cảnh báo đến toàn bộ nhân viên trong tổ chức.
1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC