Nam
I. 4.2.1. Cán bộ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) nâng khống giá trị Tài sản bảo đảm để chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước
Ngày 24/3/2015, Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TPHCM sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án nâng khống giá trị con tàu lặn từ 100 triệu đồng lên 130 tỉ đồng do Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng Giám đốc Cty Cho thuê tài chính II) cùng đồng phạm thực hiện.
Theo bản án sơ thẩm, Vũ Quốc Hảo lúc đang là Tổng Giám đốc ALC II, đã cùng Phạm Minh Tuấn thành lập Cty Cổ phần Cát Long Hải để ký hợp đồng mua bán, thuê tài chính với Cty ALC II - trực thuộc Agribank, tuy nhiên, đây là kiểu lập Công ty sân sau nhằm thực hiện mục đích chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Vũ Quốc Hảo tìm đối tác và thỏa thuận với một đối tác ở Nhật Bản đưa tàu lặn Tinro 2 (của đối tác Nhật) vào Công ty Cát Long Hải khai thác và tìm cách để mua bán chính con tàu này. Do hoạt động bất hợp pháp, nên tàu này bị Hải quan Hải Phòng bắt giữ ngày 8/6/2008. Sau đó, Công ty Cát Long Hải đã làm hợp đồng mua hóa giá con tàu Tinro 2 chỉ với giá 100 triệu đồng trong một phiên đấu giá.
Thực hiện chỉ đạo của Vũ Quốc Hảo, các thuộc cấp tại ALC II vẫn làm ngơ, hoàn tất các thủ tục hồ sơ tín dụng sai với qui định của Ngân hàng Nhà nước
130 tỉ đồng. Đồng thời, Vũ Quốc Hảo tiếp tục ký hợp đồng cho thuê tài chính (số
219/ALCII-HĐ) cho Công ty Cát Long Hải thuê lại tàu Tirno 2 với thời hạn thuê
là 60 tháng. Vào ngày 31/12/2007, Công ty ALC II đã giải ngân thanh toán đủ số
tiền 130 tỉ đồng cho Công ty Cát Long Hải. Trong phi vụ này, Vũ Quốc Hảo chiếm đoạt gần 79 tỉ đồng...
1.4.2.2. Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải yếu kém trong việc thẩm định và quản lý tài sản bảo đảm gây hậu quả nghiêm trọng
Từ năm 1998 đến năm 2003, Công ty Tuấn Quỳnh trụ sở tại 811, Km7, đuờng 5/1, phuờng Hùng Vuơng, quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng do Nguyễn Văn Quỳnh làm Giám đốc đã mua 04 chiếc tàu biển gồm: Tuấn Cuờng 1, Tuấn Cuờng 14, Tuấn Cuờng 22, Tuấn Cuờng 25 với tổng số tiền là 19 tỷ đồng để sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải.
Ngày 21/3/2008 và ngày 13/2/2009, Công ty Tuấn Quỳnh thế chấp 04 chiếc tàu trên để vay 42,95 tỷ đồng tại Ngân hàng Thuơng mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam, chi nhánh quận Cầu Giấy (Hà Nội) - Maritime Bank. Từ tháng 12/2009 đến tháng 07/2011 không đuợc sự đồng ý của Maritime Bank, Công ty Tuấn Quỳnh đã tự ý phá dỡ 04 chiếc tàu trên để bán phế liệu với giá trị là 7.6 tỷ đồng mà không đuợc sự đồng ý của Ngân hàng. Số tiền bán phế liệu, công ty Tuấn Quỳnh chỉ sử dụng 3.3 tỷ đồng để trả nợ cho ngân hàng.
Vụ án cho thấy có nhiều dấu hiệu cho thấy cán bộ tín dụng của Maritime
Bank đã vi phạm quy định cho vay trong lĩnh vực ngân hàng bởi: Thứ nhất, tài sản thế chấp của Công ty Tuấn Quỳnh là 04 con tầu (Tuấn Cuờng 1, Tuấn Cuờng 14, Tuấn Cuờng 22, Tuấn Cuờng 25) đuợc mua 19 tỷ đồng vào năm 1998 - 2003, vậy căn cứ vào đâu,10 năm sau Maritime Bank lại “vống” lên khi cho vay tới gần 43 tỷ đồng bằng việc thế chấp 04 con tầu này; Thứ hai, việc
30
tỷ đồng, có hay không việc tiếp tay của cán bộ ngân hàng?
1.4.2.3. Bốn tổ chức tín dụng thiệt hại hơn 400 tỷ đồng do cùng bị một khách hàng lừa đảo
Ngày 6/2/2015, Viện KSND tối cao đã hoàn tất tống đạt cáo trạng vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của
các tổ chức tín dụng”, xảy ra tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM ( Techcombank HCM) và Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam
- Chi nhánh Sài Gòn ( MSB Sài Gòn), truy tố 4 bị can về hai tội danh trên. Quá trình điều tra đã xác định Ngô Thanh Long là người thành lập, chủ sở hữu, điều hành hoạt động của các công ty Long Quân, Mê Kông, Mê Kông 79, hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay các ngân hàng thương mại và vốn vay cá nhân. Do quá trình kinh doanh thua lỗ nên năm 2007, các công ty của Long mất khả năng trả nợ ngân hàng. Năm 2008, Long chỉ đạo nhân viên chỉnh sửa sổ sách theo dõi hàng tồn kho, công nợ phải thu và điều chỉnh số liệu kế toán để kết quả kinh doanh năm 2007 của công ty Long Quân từ lỗ 18 tỉ đồng thành lãi hơn 2 tỉ đồng.
Sau khi biến lỗ thành lãi, Long lập hồ sơ vay vốn Vietcombank ( VCB)
- Chi nhánh Cần Thơ 120 tỉ đồng, vay BIDV ( BID) - Chi nhánh Cần Thơ 80 tỉ đồng. Sau đó, Long mất khả năng chi trả dẫn đến chiếm đoạt của Vietcombank hơn 72 tỉ đồng và BIDV hơn 39 tỉ đồng.
Ngoài hai ngân hàng trên, để có tài sản thế chấp vay tiền các ngân hàng khác, Long đã thông đồng với Nguyễn Hải An là chủ đầu tư dự án xây dựng chung cư cao cấp River Garden, lập các hồ sơ mua bán giả tạo.
Cụ thể, Nguyễn Hải An được sở hữu 47 căn hộ và đã bán hết cho người mua. Tuy nhiên, nhằm hợp thức hóa việc vay tiền cho Long, An đã ký các hợp đồng bán giả tạo các căn hộ cho Long và những người do Long chỉ định. Sau đó
để giúp cho việc dùng hợp đồng mua bán giả tạo thế chấp vay tiền ngân hàng của
Long. Long mang các hợp đồng mua bán nhà này để thế chấp ngân hàng vay tiền.
Bị can này đã mang 18 bộ hồ sơ giả để thế chấp vay 60 tỉ đồng tại MSB Sài Gòn.
Cho đến khi bị bắt, Long còn nợ ngân hàng gần 44 tỉ đồng.
Tuơng tự, tại Techcombank HCM, Long đã dùng pháp nhân 3 công ty của mình để vay tổng số tiền 240 tỉ đồng, thế chấp bằng 25 căn nhà River Garden đuợc mua bán giả tạo. Cho đến nay, bị can đã chiếm đoạt của Techcombank HCM gần 117 tỉ đồng duới hình thức vay tiền này. Ngoài ra, Long còn cam kết cầm cố các lô thẻ cào để Techcombank HCM cấp chứng thu bảo lãnh đối ứng giá trị 20 tỉ đồng cho công ty Mê Kông 79. Tuy nhiên, sau khi có chứng thu, Long không thực hiện việc cầm cố tài sản và chiếm đoạt 20 tỉ đồng.
Cũng trong thời gian này, Long thực hiện hành vi gian dối trong việc hoán đổi thẻ cào cầm cố bảo đảm khoản vay của công ty Mê Kông và gian dối trong việc thực hiện hợp đồng ủy thác bán hàng cho công ty V.PIN để chiếm đoạt của Techcombank HCM trên 108 tỉ đồng.
Các bị can nguyên là cán bộ ngân hàng bị cơ quan tố tụng xác định đã không kiểm tra và thực hiện các thủ tục về tài sản bảo đảm cho các khoản vay của công ty Long Quân, công ty Mê Kông và Mê Kông 79, dẫn đến việc không phát hiện đuợc hành vi sai phạm của các công ty này.
1.5. KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG
Thực tế cho thấy những sụp đổ của thị truờng tín dụng có thể xảy ra kể cả với đất nuớc có nền kinh tế đang nổi hay nuớc có nền kinh tế phát triển. Do đó, thị truờng Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
32
đoạn sai lầm trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng. Nhờ đó, Ngân hàng đã rút ra được nhiều bài học quý báu:
- Định hướng tín dụng của Ngân hàng được xem xét kỹ lưỡng trước khi ban hành, tránh tình trạng cho vay tràn lan, cho vay đối với các các lĩnh vực không có tiềm năng phát triển hoặc ngân hàng chưa có kinh nghiệm thẩm định.
- Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính độc lập, chuyên trách trong xử lý các khoản cho vay giữa Cán bộ tín dụng (cán bộ khách hàng), cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định.
- Hoàn thiện chính sách và các văn bản quy định của Ngân hàng, quy định bắt buộc các cá nhân, bộ phận trực tiếp liên quan đến hoạt động tín dụng cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về rủi ro, nhằm tránh việc cho vay không đủ tiêu chuẩn, phát triển tín dụng theo đúng định hướng của ngân hàng.
- Tăng cường giám sát của các phòng ban hội sở, thường xuyên triển khai kiểm tra chéo giữa các bộ phận, các chi nhánh. Thành lập Ban kiểm toán nội bộ có chức năng và quyền hạn phù hợp nhằm đưa ra các nhận xét, đánh giá độc lập về rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra những cảnh báo từ những hoạt động nhỏ nhất cũng như có những biện pháp cụ thể để hạn chế rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu lên những vấn đề cơ bản về hoạt động của Ngân hàng thương mại, các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng, một số các kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro ở một số nước trên thế giới và một số bài học từ công tác thẩm định tại một số Ngân hàng ở Việt Nam, từ đó nêu ra một số bài học đối với các Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Đây là cơ sở lý luận để luận văn đánh giá về thực trạng công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong trong chương II.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)
Ngân hàng TMCP Tiên Phong hiện có trụ sở chính tại số 57 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Năm 2008: Ngân hàng TMCP Tiên Phong được thành lập vào ngày 5/5/2008 theo Giấy phép thành lập số 123/GP-NHNN của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, Giấy phép được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 2132/QĐ-NHNN ngày 27/9/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Thời gian hoạt động của Ngân hàng là 99 năm kể từ ngày cấp Giấy phép thành lập số 123/GP-NHNN. Ngân hàng TMCP Tiên Phông được thành lập bởi 3 cổ đông lớn trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Tài chính và Dịch vụ viễn thông là
Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di động VMS (MobiFone) và Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare). TienPhong Bank cam
kết mang đến khách hàng những sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại,
hiệu quả và đơn giản dựa trên nền tảng công nghệ cao.
34
cấu ngân hàng. Từ tháng 7/2012, sau khi phuơng án tái cơ cấu TPBank đuợc Ngân hàng Nhà nuớc chấp thuận đến nay, TPBank đã đạt đuợc nhiều thành quả nổi bật. Ngân hàng đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, phát triển mô hình quản trị điều hành hiện đại và chuyên nghiệp. Cũng trong năm 2012, Ngân hàng cũng đua ra bộ nhận diện thuơng hiệu mới với tên giao dịch được rút gọn lại thành TPBank.
Ngày 29/12/2012, TPBank đã hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 5.550 tỷ đồng. Với nguồn vốn tăng thêm, TPBank đang đẩy mạnh nâng cao hạ tầng công nghệ, mở rộng mạng lưới, kênh phân phối và đặc biệt đầu tư phát triển theo chiều sâu các sản phẩm dịch vụ mới là lợi thế riêng có của TienPhong Bank như kinh doanh vàng và tham gia ổn định thị trường vàng; phục vụ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; gia tăng các tiện ích ngân hàng trực tuyến dựa trên nền tảng công nghệ cao...
Năm 2013: TPBank tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động bằng việc khai trương 06 điểm giao dịch mới trên toàn quốc. Tháng 11/2013: TPBank đạt giải "Ngân hàng sáng tạo tiêu biểu" năm 2013 - giải thưởng do Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG song hành cùng hội thảo Diễn đàn Ngân hàng khu vực Đông Nam Á bình chọn Đạt Giải thưởng "Tin và Dùng" 2013 cho Dịch vụ Ngân hàng điện tử do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam - Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng bình chọn. Tháng 12/2013, TPBank ra mắt nhận diện thương hiệu mới và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc trong công tác tái cơ cấu
Năm 2014: Tiếp tục mở rộng thêm 09 điểm giao dịch mới trên toàn quốc.
Tháng 9/2014, TPBank được công nhận là ngân hàng đầu tiên trên cả nước ra mắt phiên bản eBank trên nền công nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hóa cả hai phiên bản Mobile Banking và Internet Banking, đánh dấu mốc quan trong trên con đường mục tiêu trở thành Ngân hàng số hiện đại số 1 tại Việt Nam.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhiệm vụ các phòng ban Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng bao gồm:
- Đại hội đồng Cổ đông.
- Hội đồng Quản trị.
- Ban Kiểm soát.
- Tổng Giám đốc và Bộ máy giúp việc.
Trong đó, Bộ máy giúp việc của Ngân hàng bao gồm các Khối, Phòng Ban hoạt động dưới chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Giám đốc và Hội đồng Quản trị.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhiệm vụ các phòng ban
Vì mục đích của luận văn là nghiên cứu và tìm hiểu hoat động thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong nên người viết tập trung và xin được trình bày về chức năng và nhiệm vụ của hai đơn vị trực tiếp tham gia vào công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp sau đây:
2.1.2.1. Phòng Kinh doanh tại các Đơn vị kinh doanh a. Chức năng
36
nghiệp, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và huớng dẫn của Hội sở Ngân hàng SHB; trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.
b. Nhiệm vụ
- Phát triển cơ sở khách hàng, phát triển thị phần hoạt động ngân hàng trên địa bàn, thực hiện marketing sản phẩm nhằm cung ứng một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất các sản phẩm và dịch vụ về huy động vốn, sử dụng vốn và các dịch vụ khác của TPBank tới các Khách hàng.
- Tiếp xúc, huớng dẫn khách hàng, bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Tu vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm dịch vụ phục vụ yêu cầu của khách hàng; Kiến nghị, đề xuất các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu của khách hàng.
- Thẩm định hồ sơ tín dung của khách hàng để thực hiện cho vay theo quy định của Pháp luật và quy định nội bộ của TPBank, đảm bảo tính pháp lý, khả năng trả nợ của khách hàng và mang lại thu nhập cho TPBank.
- Tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ xuất, nhập khẩu và thanh toán quốc
tế truớc khi chuyển cho các đơn vị chức năng xử lý.
- Thuờng xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi cấp tín dụng.
- Đôn đốc thu hồi nợ; Thuờng xuyên đánh giá lại khách hàng và các món
vay, bảo lãnh; Đề xuất gia hạn nợ, điều chỉnh gia hạn nợ, điều chỉnh lãi, miễn giảm lãi phí...
- Phân tích, tổng hợp, báo cáo tình hình cho vay, bảo lãnh tại đơn vị.