Định hướng phát triển tín dụng nói chung

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẢM ĐỊNH TÍN DỤNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦNTIÊN PHONG (Trang 85 - 88)

Chất lượng tín dụng an toàn, tránh được dòng chảy nợ xấu “tuồn” vào từ hệ thống khác, dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt ở nhiều lĩnh vực được khuyến khích và việc tăng mạnh một lượng khách hàng cá nhân ở phân khúc trên trung bình có thể được coi là những thành công trong việc áp dụng những hướng đi và cách thức hoạt động tín dụng cho năm 2014 của TPBank. Với những tin tưởng vững chắc hơn về môi trường kinh doanh trong nước đang có những chuyển biến tích cực, cùng theo đó là sự bổ sung, củng cố năng lực quản trị nội bộ được thực hiện trong giai đoạn tái cơ cấu Ngân hàng, TPBank đã hội tụ được những yếu tố quan trọng để bắt đầu giai đoạn tăng trưởng nhanh, mạnh về quy mô tổng tài sản. Dưới đây là một số định hướng chính của TPBank cho hoạt động tín dụng trong năm 2015 và các năm tiếp theo đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng, nhưng đồng thời duy trì chất lượng tín dụng an toàn trên hệ thống (nợ xấu dưới 2% và trong mọi tình huống xấu của thị trường, tỷ lệ nợ xấu không quá 2,5%).

Một là, nâng cao năng lực tìm kiếm và cấp tín dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và mạng lưới doanh các doanh nghiệp vệ tinh của họ. Cần có sự chuẩn bị để đón đầu xu hướng của dòng vốn FDI đã và đang tăng trưởng mạnh, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong đó có một số ngành công nghệ cao. Toàn ngân hàng cần có sự đúc rút kinh

nghiệm, phân bổ nguồn lực và hợp lý hóa sản phẩm chuyên biệt để khai thác hiệu quả phân khúc này, tránh để các yêu cầu và thủ tục nội bộ đuợc áp dụng cho khách hàng vừa và nhỏ (SME) thông thuờng làm ảnh huởng đến khả năng tiếp cận và thuyết phục khách hàng FDI.

Cùng với sự phát triển của khu vực FDI, ngành công nghiệp phụ trợ sẽ đuợc chú trọng phát triển. Với sự tham gia thị truờng của nhiều doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trên thế giới, cũng nhu áp lực phải tăng cao tỷ trọng nội địa hóa trong một số ngành thiết yếu, cùng với chủ truơng tránh lệ thuộc hàng hóa nguyên vật liệu xuất sứ Trung Quốc, ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam sẽ sớm nhận đuợc những uu tiên từ chính ,sách sự quan tâm của khu vực kinh tế quốc doanh và tu nhân. Để khai thác phân khúc này, TPBank cần tạo ra các sản phẩm tín dụng phù hợp (cam kết tín dụng nguyên tắc, giải ngân tín dụng vào ecscrow account truớc chứng từ.) với hình thức tín dụng linh hoạt (phối hợp trung dài hạn cho vay hạ tầng sản xuất kết hợp ngắn hạn bổ sung vốn luu động)

Hai là, tăng cuờng quan hệ với các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn. Năm 2014 chứng kiến sự tăng truởng mạnh mẽ của TPBank trong quan hệ với các doanh nghiệp then chốt có ảnh huởng có tính hệ thống trong lĩnh vực hoạt động của họ, ví dụ Vincom Group, VietjetAir, Công ty CP ô tô Truờng Hải và các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nuớc nhu Tổng công ty truyền tải điện, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Để tiếp cận đuợc các khách hàng lớn, TPBank cần tiếp tục xây dựng hình ảnh cũng nhu đội ngũ nhân sự phù hợp, đủ khả năng chủ trì hoặc phối hợp với các định chế khác thực hiện các đề xuất giải pháp tài chính uu việt (ECA, PDP, Aircraft Commercial Credit, Syndicated Loans, Corporate Bnd Underwriting.). Khối Ngân hàng Doanh nghiệp và Khối Nguồn vốn và

72

Thị trường tài chính cần đẩy mạnh quan hệ định chế với các ngân hàng bạn để khác thác các cơ hội cùng song hành trong các dự á tài trợ tín dụng quy mô lớn.

Song song với việc nâng cao năng lực phục vụ khách hàng Doanh nghiệp lớn được xác định dành nhiều hơn cho nguồn lực của Hội sở, các Đơn vị kinh doanh cần tiếp tục tập trung nguồn lực để phát triển quan hệ tín dụng với phân khúc SME. So với 02 năm trước, các doanh nghiệp SME đã có cải thiện đáng kể về sức khỏe tài chính và nhữn doanh nghiệp còn tồn tại, hoặc mới được thành lập, có thể đã có cơ hội bắt nhịp vào một chu kỳ kinh tế mới.

Ba là, tín dụng bất động sản được khuyến khích lựa chọn. Tpbank chọn phân khúc nhà ở có đơn giá và giá trị tầm trung (không thuộc diện sang trọng hàng đầu) là phân khúc ưu tiên phát triển tín dụng bất động sản. Trong thời gian tới, các loại hình bất động sản như văn phòng cho thuê, khu thương mại, căn hộ dịch vụ, khu công nghiệp, khu du lịch.. .(không thuộc nhóm đất, nhà ở) sẽ chưa được chú trọng phát triển quan hệ tín dụng. Chính sách tín dụng bất động sản của TPBank cũng chưa được khuyển khích phát triển ở các địa bàn ngoại thành Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nằng.

Bốn là, cơ hội tăng trưởng lựa chọn Khách hàng cá nhân (KHCN) có chát lượng và cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm đối với KHCN. Trong những năm trước, do suy thoái của thị trường, hầu hết các Tổ chức Tín dụng (TCTD) không thực sự tin tưởng và quan tâm đến phân khúc tín dụng không có tài sản bảo đảm đối với các KHCN. TPBank nhận định rằng tăng trưởng tín dụng không có tài sản bảo đảm cho KHCN (có chất lượng) là bước đi phù hợp với chiến lực phát triển ngân hàng và vị thế thị trường của cơ cấu cổ đông đặc biệt ưu thế trên lĩnh vực dịch vụ đại chúng và bán lẻ. Việc tăng trưởng tín dụng không có tài sản bảo đảm đối với KHCN không đơn giản nhưng có tiềm năng nếu khai thác tốt.

Năm là, cần nâng cao một bước về cạnh tranh trong hoạt động tín dụng bằng khả năng bán chéo sản phẩm, chất lượng dịch vụ và kênh dịch vụ tiện ích cao. Gia đoạn 2013 -2014 khi mới phục hồi và trở lại các hoạt động cấp tín dụng như một ngân hàng thương mại lành mạnh, TPBak đã chấp nhận cắt giảm thu nhập để cạnh tranh với thị trường bằng lãi suất thấp. Sau bước tiếp cận để tham gia nhanh vào thị trường, được cộng đồng nhìn nhận là thành công vừa qua, Ban lãnh đạo Ngân hàng đánh giá rằng hoạt động tín dụng trong các năm tới cần chuyển dần sang định hướng chỉ cấp tín dụng lãi suất thấp nếu khai thác tốt bán chéo sản phẩm, lấy các nguồn thu từ các sản phẩm, dịch vụ khác bổ sung cho thu lãi. Việc tiếp cận tín dụng theo hướng tăng bán ché sản phẩm còn có vai trò quan trọng trong khả năng lưu giữ khách hàng chất lượng, biến họ trở thành khách hàng trung thành dài lâu của TPBank. Mức thu phí dịch vụ và chỉ số bán chéo sản phẩm hiện tại của TPBank còn đang ở mức thấp, dưới trung bình trong ngành, như vậy cơ hội còn lớn nhưng cũng cần có biện pháp cải thiện tích cực mạng cung cấp dịch vụ. Với nhận thức này, Tpbank trong năm 2014 đã và đang tiếp tục đầu tư cho hạ tầng cung cấp dịch vụ tiện ích cho Khách hàng. Nhiệm vụ của Hội sở và các ĐVKD trên hệ thống là phối hợp triệt để trong việc khai khai thác các tính năng hệ thống đang từng bước được trang bị, bổ sung nhằm biến các tiện ích và khả năng bán chéo thành phương tiện để cạnh tranh trong hoạt động cấp tín dụng của TPBank.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẢM ĐỊNH TÍN DỤNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦNTIÊN PHONG (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w