Xây dựng được các công cụ hỗ trợ cho công tác thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẢM ĐỊNH TÍN DỤNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦNTIÊN PHONG (Trang 93 - 99)

3.2.2.1. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Nhu đã đánh giá, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của TPBank chua phải là một công cụ mạnh để hỗ trợ công tác thẩm định tín dụng và việc ra quyết đinh tín dụng. Do đó, việc xây dựng và phát triển một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới là hết sức cần thiết. Nguời viết đề xuất một số ý kiến nhu sau:

Thứ nhất, cùng với sự hỗ trợ về chuyên môn và kỹ thuật của các chuyên gia, TPBank cần rà soát lại các tiêu chí làm nên quy trình chấm

điểm và xếp hạng tín dụng KH, bao gồm: tình hình phát sinh nợ quá hạn, số lần chậm trả lãi vay, số lần khách hàng xin gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, mức độ hoạt động của tài khoản tiền gửi.... Ngoài ra, Ngân hàng cũng nên xem xét đến một số chỉ tiêu khác như tính chất đặc thù của từng ngành nghề kinh doanh của mỗi khách hàng; chỉ tiêu về Lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp đối với các tổ chức tín dụng khác... Những chỉ tiêu này cũng ảnh hưởng đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng Khách hàng.

Thứ hai, TPBank cũng nên tham khảo hệ thống chấm điểm tín dụng của một số Ngân hàng khác, từ đó rút ra ưu nhược điểm trong hệ thống của Ngân hàng và từng bước hoàn thiện quy trình sao cho hợp lý và hiệu quả. Sau đây là một số ví dụ điển hình của các Ngân hàng đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) : Là một trong số ít những Ngân hàng đi đầu trong việc thiết kế hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ, BIDV đã tạo dựng được một hệ thống hiện đại với ba phần chính là (1) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KH là tổ chức kinh tế (DN); (2) đối với KH là cá nhân và (3) hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KH là tổ chức tín dụng, trong đó phần hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho DN là cốt lõi do đối tượng KH là DN có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Đây được coi là bước tiến dài nhằm minh bạch hóa hoạt động của NH trước khi cổ phần hóa. Cụ thể, BIDV thực hiện xếp hạng DN thông qua việc chấm điểm một "bộ" gồm 14 tiêu chí tài chính và tiêu chí phi tài chính. Tùy vào tổng số điểm đạt được mà mỗi KH sẽ được xếp vào một trong 10 nhóm hạng tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau, từ đó Ngân hàng sẽ có những chính sách cho vay thích hợp.

80

toán Ernst&Young Việt Nam, đến nay MB đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện đại và phù hợp với đặc thù hoạt động tín dụng và chiến lược phát triển của mình trên nguyên tắc thận trọng, khách quan và thống nhất. Hệ thống được xây dựng trên một phần mềm chuyên dụng, có tính

bảo mật cao, có thể tích hợp với hệ thống ngân hàng core banking T24 của Ngân hàng. Ngoài chức năng xếp hạng và phân loại nợ, hệ thống còn bổ sung

chức năng hỗ trợ ra quyết định cho vay, cho phép trích lập dự phòng trực tiếp

và chiết xuất ra được các báo cáo theo yêu cầu quản trị. Đây là những tính năng rất ưu việt của hệ thống này, đáp ứng tốt các yêu cầu về phát triển kinh

doanh và quản trị rủi ro của MB.

- Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB: Tuy chậm hơn các Ngân hàng khác, nhưng VIB cũng đã triển khai thành công Dự án xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với sự phối hợp của Ernst&Young vào đầu tháng 1/2009. Đây là một trong số ít những Ngân hàng tại Việt Nam đã thiết kế được 3 hệ thống giá trị chấm điểm với 70 bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng dành cho KH là DN; KH cá nhân và KH là định chế tài chính. Hệ thống này được xây dựng cho từng ngành kinh tế, từng nhóm đối tượng khách hàng. Ngoài ra, VIB và Ernst & Young còn xây dựng thành công phần mềm chấm điểm, xếp hạng khách hàng kết nối dữ liệu core banking. Hệ thống này là công cụ chủ chốt và hữu hiệu trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng.

Trên đây là một số Ngân hàng điển hình cho việc xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện đại. Với mục tiêu trở thành một ngân hàng hiện đại và đến năm 2020 sẽ lọt vào top 15 ngân hàng hàng đầu Việt Nam, người viết tin tưởng TPBank sẽ có những bước cải tiến cải tiến và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện đại và phù hợp hơn cho riêng mình, vừa nâng cao uy tín đối với các KH, vừa tăng khả năng cạnh tranh với các Tổ chức tín dụng khác.

3.2.2.2. Thành lập và phát triển đội ngũ chuyên trách về công tác nghiên cứu thị trường

Việc sử dụng các nguồn thông tin tham khảo bao gồm các thông tin tài chính và phi tài chính như: Tình hình phát triển của ngành kinh tế; Các chỉ tiêu trung bình của ngành; Định hướng của Nhà nước đối với ngành; Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngành vv...hỗ trợ rất nhiều cho công tác thẩm định tín dụng. Tuy nhiên, tại TPBank hiện nay toàn bộ thông tin liên quan đến hồ sơ cấp tín dụng đều dựa vào nguồn internet và từ các mối quan hệ cá nhân của các cán bộ thẩm định tín dụng. Khi đó, các nguồn thông tin không được tập hợp đầy đủ từ các nguồn chính thống và không thể phổ biến đến toàn bộ cán bộ thẩm định tín dụng trong ngân hàng.

Do đó, Ngân hàng cần xây dựng một đội ngũ chuyên trách thực hiện công tác nghiên cứu thị trường. Trước mắt, đội ngũ này sẽ đảm bảo nghiên cứu và cung cấp báo cáo hỗ trợ cho cấp phê duyệt tín dụng và cán bộ thẩm định về các ngành nghề kinh tế mũi nhọn theo định hướng của ngân hàng trong từng thời kỳ. về lâu dài, đây sẽ là đơn vị cung cấp các thông tin cho cả bộ phận Phát triển sản phẩm nhằm đưa ra các sản phẩm tín dụng phù hợp với yêu cầu của thị trường.

3.2.2.3. Phát triển đội ngũ xây dựng và phát triển sản phẩm tín dụng

Hoạt động cấp tín dụng chủ của TPBank chủ yếu chỉ tập trung vào các hoạt động cấp tín dụng truyền thống là Cho vay. Các sản phẩm cấp tín dụng còn nghèo nàn và chưa có nhiều yếu tố cạnh tranh với ngân hàng khác.

Thực tế trong 02 năm vừa qua (2013 -2014) TPBank đã cho ra đời một số sản phẩm tín dụng mới như Repo Bất động sản, Cho vay mua ô tô phục vụ mục đích đi lại của Khách hàng doanh nghiệp.có khả năng tăng dư nợ rất nhanh nhưng lại có tỷ lệ nợ xấu cao (khoảng 10%). Điều này cho thấy quy định của sản phẩm đã xem nhẹ công tác thẩm định uy tín và năng lực thực sự của khách hàng. Các tiêu chí đánh giá khách hàng theo sản phẩm có nhiều sơ

82

hở để khách hàng và thậm chí là cán bộ kinh doanh lợi dung để làm giả hồ sơ nhằm mục đích rút vốn của ngân hàng và trục lợi.

Các sản phẩm tín dụng phải đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng nhưng phải xây dựng được các tiêu chí sản phẩm chuẩn nhằm giảm thiểu thời gian thẩm định nhưng vẫn đảm bảo quản trị được rủi ro tín dụng. Do đó, việc xây dựng được đội ngũ phát triển sản phẩm có nghiệp vụ tốt, am hiểu thị trường, nhiều ý tưởng sáng tạo và thực tế sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và chất lượng thẩm định tín dụng tại TPBank.

3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nhân sự là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng thẩm định tín dụng của TPBank, do vậy, TPBank cần chú trọng những nội dung cơ bản trong công tác tổ chức cán bộ như sau:

- Tiêu chuẩn hóa cán bộ làm công tác tín dụng. Việc tuyển chọn, sử dụng cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:

+ Cán bộ tín dụng phải là người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao, trung thực, có trách nhiệm với công việc và tâm huyết gắn bó lâu dài với ngân hàng.

+ Cán bộ tín dụng phải có kiến thức chuyên môn vững vàng và được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn. Cần thường xuyên tăng cường công tác giám sát nội bộ để đánh giá chất lượng công việc của cán bộ tín dụng.

+ Thường xuyên nâng cao hiểu biết của cán bộ tín dụng về thị trường và kiến thức pháp luật (Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật phá sản, Luật Ngân hàng...) nhằm giúp xử lý công việc thuận lợi, chặt chẽ, không để Khách hàng lợi dụng.

ngành nghề, trong từng phân khúc khách hàng doanh nghiệp để có hiểu biết sâu và kinh nghiệm đối với khách hàng cần thẩm định.

+ Kiên quyết loại bỏ các cán bộ yếu về tu cách đạo đức, không trung thực. Đối với các cán bộ có năng lực chuyên môn yếu cần có biện pháp thuyên chuyển sang vị trí công việc khác phù hợp hơn hoặc ngừng sử dụng.

- Thuờng xuyên tổ chức đào tạo, bồi duỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tín dụng. Ngân hàng nên tổ chức các cuộc hội thảo về các các lĩnh vực kinh doanh ngân hàng đang huớng tới, để cán bộ tín dụng có thể lắng nghe, tìm hiểu, trao đổi thông tin với các chuyên gia đầu ngành, nhờ đó có đuợc các công cụ quý báu nhằm tăng cuờng khả năng đánh giá, thẩm định sâu sát với các khoản cấp tín dụng hơn.

- Xây dựng các trung tâm đào tạo thực hành nhằm đào tạo các cán bộ kinh doanh chua có kinh nghiệm tại các chi nhánh và đơn vị kinh doanh nhằm trang bị kiến thức chuyên môn và có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm và đánh giá khách hàng tín dụng. Việc đào tạo sẽ do các chuyên gia thẩm định tín dụng hoặc các cán bộ thẩm định đã có nhiều kinh nghiệm thực hiện. Đây sẽ là kênh đào tạo kết hợp với thực hành, tăng cuờng giao luu giữa cán bộ tín dụng toàn ngân hàng giúp các đơn vị kinh doanh có thể trao đổi kinh nghiệm trong công tác thẩm định tín dụng.

- Quy định rõ ràng về quyền hạn và nghĩa vụ của cán bộ tín dụng, có cơ chế khen thuởng đối với cán bộ làm việc có hiệu quả đồng thời có chế tài mạnh đối với các cán bộ cố tình làm sai qui trình, quy định gây ra hậu quả cho ngân hàng.

- Hợp tác với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực cần thiết cho hoạt động thẩm định tại các địa chỉ tin cậy nhu các Bộ, vụ, trung tâm nghiêm cứu... Đặc biệt là các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực cần thẩm định và có thể đua ra các nhận định, đánh giá mang tầm

84

vĩ mô để giúp cán bộ ngân hàng có đánh giá sâu và có cái nhìn đa chiều về khách hàng, từ đó hình thành quan điểm, khẩu vị tín dụng và kinh nghiệm cho cán bộ ngân hàng.

- Tăng cuờng số luợng cán bộ tái thẩm định tại các phòng ban hội sở. TPBank đặt mục tiêu tăng truởng nhanh nên đội ngũ cán bộ kinh doanh tại các chi nhanh rất đuợc chú trọng phát triển, số luợng nhân sự tăng lên nhanh chóng. Việc đẩy mạnh kinh doanh làm luợng hồ sơ trình cấp tín dụng tăng nhanh trong khi số luợng cán bộ tái thẩm định hội sở đuợc tăng lên không đáng kể, nhân sự hiện tại không thể đáp ứng đuợc khối luợng công việc hiện có. Việc tăng quy mô số luợng nhân sự tái thẩm định không chỉ giảm áp lực thời gian xử lý hồ sơ, nhằm hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra trong quá trình tái thẩm định tín dụng mà còn tìm kiếm đuợc các nhân sự có kinh nghiệm từ bên ngoài và đào tạo các lớp cán bộ tái thẩm định kế cận.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẢM ĐỊNH TÍN DỤNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦNTIÊN PHONG (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w