Hoạt động của các doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, năng lực sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn yếu, hoạt động mang tính nhỏ lẻ, chộp giật... Để các ngân hàng có thể hoạt động hiệu quả rất cần có sự hỗ trợ của các chủ quản doanh nghiệp là các cấp, các ngành liên quan. Do đó, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, ban hành và hướng dẫn chỉ đạo các ngành các cấp thực thi các điều luật đã và sẽ ban hành, tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát đối với các doanh nghiệp.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác thống kê các số liệu, chỉ tiêu của các ngành kinh tế như: tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành, năng suất lao động trung bình của ngành, các thị trường nhập khẩu, xuất khẩu chủ yếu, các thị trường có nguy cơ rủi ro cao... Đây là các thông tin không chỉ hữu ích với các doanh nghiệp trong ngành mà còn cung cấp cho các ngân hàng cơ sở thông tin so sánh có chất lượng cao để thẩm định khách hàng trước khi cấp tín dụng.
Thứ ba, việc cấp giấy phép hoạt động và kinh doanh đối với các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các công ty TNHH phải đảm bảo các điều kiện về vốn, nhân sự điều hành, cơ sở vật chất. Đồng thời phải có chế tài cụ thể đối với các trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng các lộ trình góp đủ vốn đã cam kết.
Thứ tư, đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lai các doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ khả năng điều hành sản xuất kinh doanh và có tình hình tài chính lành mạnh, giải thể các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài.
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong
TPBank cần có những định hướng, quy định, hướng dẫn cụ thể để các đơn vị thực hiện đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Do đó, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuẩn hòa cán bộ và tuyển dụng đủ nhu cầu nhân sự.
Thứ hai, ban hành các quy định và hướng dẫn các đơn vị, bộ phận liên quan thực thi đầy đủ các quy định, hướng dẫn của Pháp luật và Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác xây dựng chiến lược tín dụng phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nội dung chương 3 đã nêu được định hướng phát triển tín dụng nói chung và định hướng phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói riêng của TPBank trong thời gian 05 năm tới. Trên cơ sở đánh giá các kết quả đã đạt được, các hạn chế còn tồn tại và phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại TPBank, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng. Trên cơ sở đó, tôi đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, với các cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp và với TPBank.
Đây là những ý kiến đóng góp của tôi góp phần vào việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại TPBank. Để đạt được điều này đòi hỏi không chỉ có sự cố gắng của bản thân cán bộ, nhân viên đang làm các công việc liên quan đến hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp mà còn phải có sự quan tâm, hỗ trợ của các nghành, các cấp có liên quan. Tôi rất hy vọng những ý kiến nêu ra đây sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định, góp phần giúp TPBank tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
90
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại nói chung và của TPBank nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Trong môi trường đó, hoạt động tín dụng của ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều thách thức nhưng đã có những bước tiến đáng kể góp phần vào sự thành công của Ngân hàng. Có thể nói các thành quả của TPbank trong thời gian vừa qua sẽ tạo đà để ngân hàng tiếp tục phát triển, Tuy nhiên, để có thể tiếp tục phát triển và đạt được mục tiêu tham vọng lọt vào danh sách 15 ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2020 đòi hỏi cán bộ nhân viên TPBank nói chung và đội ngũ nhân sự làm công tác thẩm định tín dụng nói riêng phải nỗ lực không ngừng. Việc giảm thiểu hoàn toàn rủi ro trong hoạt động tín dụng là bất khả thi, tuy nhiên, ngân hàng đã, đang và sẽ áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định tín dụng, đây cũng là một điểm mấu chốt quyết định sự thành bại của ngân hàng.
Luận văn đã nghiên cứu, đánh giá được thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại TPBank, nêu bật được các kết quả khả quan đã đạt được, đồng thời nêu rõ các vấn đề hạn chế đang tồn tại, phân tích các nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tín dụng doanh nghiệp. Tôi đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước về vấn đề xây dựng và ban hành văn bản luật phù hợp, thống nhất, chặt chẽ làm cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại, đồng thời, đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan chủ quản doanh nghiệp về việc tăng cường công tác quản lý, cấp phép hoạt động đối với các doanh nghiệp, cải cách các doanh nghiệp nhà nước và tăng cường công tác thống kê số liệu ngành để hỗ trợ các doanh nghiệp và các ngân hàng. Cuối cùng, tôi đề xuất một số kiến nghị với TPBank về việc tiếp tục chuẩn hóa quy trình, xây dựng chiến lược tín dụng phù hợp, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tín dụng doanh nghiệp.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của TS.Vũ Quốc Trung, các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học - Học viện Ngân hàng, cùng tập thể ban lãnh đạo Khối Tín dụng, các cán bộ phòng Thẩm định Tín dụng Khách hàng Doanh nghiệp 1 - Hội sở của TPBank đã giúp đỡ tôi trong thời gian làm việc cũng như trong quá trình hoàn thành bài luận văn này.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính kiểm toán của Ngân hàng TMCP Tiên Phong năm 2012, năm 2013, năm 2014.
2. Báo cáo công việc của Khối Tín dụng năm 2012, năm 2013, năm 2014.
3. Fredric S.Minshkin: Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1994.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001): Quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN của Thống đốc ngân hàng về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005): Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.
6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.
7. NGƯT. TS Lê Thị Xuân: Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Học viện Ngân Hàng, Hà Nội, 2006.
8. Nguyễn Minh Kiều (2008): Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Lao động xã hội, 2011.
9. Peter S.Rose: Quản trị ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế quốc dân, NXB Tài chính, Hà Nội, 2004.
10. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến: Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, 2013.
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010): Luật các Tổ chức tín dụng. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc Gia.
12. TS Hồ Diệu: Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, 2000.
13. Website: http://www.chinhphu.vn
14. Website: http://www.sbv.gov.vn
15. Website: http://www.vnbaorg. info
16.Website: http://vneconomy.vn/
17.Website: http://www. agribank. com.vn
18.Website: https:// mbbank .com.vn
19.Website: http://bidv. com.vn/