Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẢM ĐỊNH TÍN DỤNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦNTIÊN PHONG (Trang 100 - 103)

Pháp lý là vấn đề vô cùng quan trọng tạo điều kiện cho hệ thống các Ngân hàng Thương mại hoạt động một cách an toàn, hiệu quả và đạt chất lượng cao. Do đó, để đảm bảo điều kiện cho hoạt động ngân hàng được ổn định thì việc làm đầu tiên là phải tạo lập môi trường pháp lý chặt chẽ, thông thoáng, tạo hành lang an toàn, phù hợp với thực tiễn hoạt động của Ngân hàng thương mại.

Trong thời gian qua, chính phủ đã ban hành nhiều luật quan trọng liên quan đến hoạt đông tín dụng Ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót trong các điều luật vì vậy kiến nghị chính phủ xem xét sửa đổi quy định rõ các vấn đề sau:

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần rà soát lại tất cả các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng và không có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản Luật thông qua việc ban hành các văn bản mới để bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế các văn bản cso

86

những điều khoản chưa hợp lý. Đồng thời, nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để các Ngân hàng Thương mại có cơ sở cho việc dẫn chiếu các căn cứ pháp lý.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, ban hành các văn bản Luật, các quy định về những vấn đề mới mang tính cấp thiết đối với hoạt động tín dụng như:

- Xây dựng các đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản ...làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án.

- Ban hành văn bản quy định kiểm toán đối với các doanh nghiệp có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn. Trên cơ sở đó, việc quy định báo cáo tài chính của các khách hàng vay vốn nhất định có xác nhận của cơ quan kiểm toán là điều kiện bắt buộc khi cung cấp hồ sơ vay vốn.

Thứ ba, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín

dụng (CIC). Thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng chính xác là một trong những nội dung quan trọng để thẩm định năng lực và uy tín của khách hàng. Để CIC trở thành nơi cung cấp những thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời cho các ngân hàng thương mại nhằm phục vụ công tác thẩm định, phòng ngừa, quản lý rủi ro tín dụng cần thực hiện các biện pháp sau:

Hiện đại hóa và hoàn thiện quy trình xử lý thông tin liên tục từ khâu thu thập, lựa chọn, phân tích, xử lý và dự đoán thông tin để kịp thời cung cấp cho các ngân hàng.

CIC cần mở rộng mạng lưới thông tin, có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như : Chi cục Thuế, chi cục thống kê, Bộ kế hoạch và Đầu tư .qua hệ thống thông tin trực tiếp. Từ những thông tin thu thập được, CIC sẽ là đầu mối sàng lọc, thường xuyên cập nhật thông tin nhằm cung cấp cho các ngân hàng thương mại, giảm thiểu đến mức thấp nhất các rủi ro tiềm tàng

có thể xảy ra cho các ngân hàng thương mại, đồng thời trở thành công cụ giám sát từ xa hữu hiệu của Ngân hàng Nhà nước.

Hiện Việt Nam chưa có các công ty, đơn vị làm công tác đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, do đó, CIC cần đẩy mạnh công tác đánh giá, xếp loại doanh nghiệp để hỗ trợ các ngân hàng thương mại.

Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước kết nối với Bộ tài chính, Bộ kế hoạch

đầu tư, Bộ công an... tạo kênh riêng để các ngân hàng thương mại có thể tra cứu thông tin khách hàng, lịch sử quan hệ của khách hàng. Ví dụ: Thông tin về danh sách các doanh nghiệp nợ thuế tại các tỉnh thành, Thông tin về các chủ doanh nghiệp đã từng có hành vi vi phạm pháp luật.. Đồng thời, đó sẽ là kênh để chính các doanh nghiệp báo cáo thông tin cảnh báo, thay vì như hiện nay, một số doanh nghiệp hay chính các NHTM phải gửi công văn đến từng TCTD để gửi thông tin cảnh báo như hiện nay.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thanh tra, kiểm soát

của Ngân hàng Nhà nước.

Nhằm đảm bảo cho hệ thống NHTM hoạt động hiệu quả, duy trì và bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và tránh cho nền kinh tế khỏi các ảnh hưởng tiêu cực do khủng hoảng của hệ thống NHTM gây ra, đồng thời ngăn chặn và xử lý kip thời những hành vi tiêu cực gây thất thoát trong việc sử dụng vốn tín dụng, công tác thanh tra, kiểm soát của NHNN có thể áp dụng các biện pháp:

- Cần phải liên tục đào tạo đội ngũ Thanh tra có kiến thức chuyên môn giỏi, đạo đức tốt và được trang bị thiết b ị làm việc hiện đại với chế độ đãi ngộ tương xứng.

- Nâng cao hiệu lực của các kiến nghị, biện pháp của thanh tra NHNN, các kiến nghị của thanh tra NHNN phải đi kèm với chế tài thực hiện.

- Khi có nguy cơ, rủi ro mới được phát hiện thì phải thông tin cảnh báo đến tất cả các Ngân hàng thương mại.

88

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẢM ĐỊNH TÍN DỤNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦNTIÊN PHONG (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w