Mục tiêu của việc xây dựng các hệ thống quy chế, qui định, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất nâng cao chất lượng thẩm định nhằm mục tiêu chính là hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng khu vực châu Á thời kỳ 1997-1998, và cuộc khủng hoảng tài chính-ngân hàng toàn cầu khởi đầu từ Mỹ những năm gần đây đã và đang cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ lớn kỷ lục, trong đó c ó rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới bị phá sản, kể cả những ngân hàng lớn tầm cỡ thế giới với bề dày hoạt động hàng trăm năm.... Rủi ro tín dụng cao quá mức đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Việc nghiên cứu mô hình hoạt động của một số nước trên thế giới cho thấy công tác thẩm định tín dụng nói riêng và việc xây dựng mô hình quản lý tín dụng nói chung đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng.
1.4.1.1. Kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại của Mỹ
Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Mỹ cho thấy, việc kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện qua nhiều bước, trong đó tập trung nhiều nhất là công tác thẩm định tín dụng:
bên đi vay. Nhờ đó, ngân hàng sẽ hiểu hơn về nhu cầu của khách hàng, tình hình tài chính cũng nhu các thông tin phi tài chính của khách hàng. Điều này giúp ngân hàng có thể bán các dịch vụ tín dụng đa dạng và thích hợp, nâng cao khả năng sinh lời.
Thứ hai, chú trọng công tác thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Khối luợng công việc và chi phí để xử lý các khoản vay quá hạn tốn kém hơn rất nhiều so với các khoản vay tốt. Hơn nữa, ngân hàng cần đánh giá đúng tình hình thực trạng của bên vay hơn là phụ thuộc vào các phuơng pháp và công thức tự động. Các công cụ tự động đuợc thiết kế để cải tiến quy trình thẩm định cho vay trên cơ sở các công thức có sẵn để đo luờng và dự đoánvề mức độ rủi ro của các khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các doanh nghiệp có rất nhiều đặc tính riêng rất khó đuợc phân tích thông qua một hệ thống tự động, do đó, việc đua ra quyết định tín dụng dựa trên các phân tích, đánh giá, kinh nghiệm của nguời phê duyệt vẫn đóng vai trò cao nhât.
Thứ ba, hạn chế sử dụng những đơn vị môi giới, vì các đơn vị môi giới không có động cơ để mang lại các khoản vay có chất luợng cao hơn do thu nhập của họ không căn cứ vào chất luợng các khoản vay.
Thứ tư, nguời đi vay phải chứng tỏ đuợc kinh nghiệm của mình trong kinh doanh đồng thời phải có đầy đủ biện pháp bảo đảm cho dù là tài sản đảm bảo có cần thiết hay không để tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay.
Thứ năm, phê duyệt tín dụng tập trung để bảo đảm tính thống nhất và dễ dàng kiểm soát. Tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm của khách hàng mà áp dụng các phuơng pháp đánh giá khác nhau, tuy nhiên, trong mọi truờng hợp đều đòi hỏi nguời ra quyết định và nguời trực tiếp thẩm định khoản vay là khác nhau, đảm bảo việc ra quyết định tín dụng là khách quan và đã qua nhiều
26
bước sàng lọc.
Thứ sáu, gắn trách nhiệm của cán bộ cho vay đối với các khoản vay họ thực hiện. Điều này yêu cầu cán bộ tín dụng phải thu thập, phân tích các thông tin một cách đầy đủ nhất. Trong trường hợp phát sinh nợ khó đòi, cán bộ thẩm định ít nhất phải hỗ trợ việc thu hồi nợ cho ngân hàng.
Thứ bảy, áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản vay mới và thẩm định lại hệ số này theo định kỳ trong suốt thời hạn của khoản vay. Ngân hàng cần có một hệ thống chấm hệ số tín nhiệm hoặc có kế hoạch để tạo ra một chương trình chấm điểm. Trong một chương trình điển hình, một khoản vay mới sẽ được áp dụng một giá trị bằng số thể hiện mức rủi ro vào thời điểm thẩm định khoản vay. Trong suốt thời gian vay vốn, con số này có thể được duyệt lại căn cứ vào lịch sử trả nợ của bên vay và các yếu tố khác.
Thứ tám, xác định nợ xấu sớm và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ; luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai.
Thứ chín, tuy nhiên, thực tế ngân hàng Mỹ cho thấy, việc đề xuất đúng lối ra cho các khoản nợ xấu là quan trọng hơn việc thu hồi nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thông qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải tất toán tài sản.
1.4.1.2. Kinh nghiệm quản trị tín dụng của ngân hàng Citibank
Citigroup là một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup. Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản trị rủi ro và một mô hình tín dụng thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định và thực hiện giao dịch. Ba giai
đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm:
- Hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay;
- Tiến hành cho vay khách hàng;
- Đánh giá và báo cáo thực thi.
Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau:
Uỷ ban quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với Uỷ ban chính sách tín dụng.
Uỷ ban chính sách tín dụng (Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ sau: đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Uỷ ban quản lý; xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản trị rủi ro.
Bộ phận quản trị rủi ro (Line Management) thực hiện các nhiệm vụ: lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư: theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay.
1.4.1.3. Kinh nghiệm quản trị tín dụng của tập đoàn ngân hàng ING
Hoạt động quản trị tín dụng ở từng ngân hàng có những đặc điểm cơ bản giống nhau, tuy nhiên không hoàn toàn giống nhau vì nó tùy thuộc vào một loạt các yếu tố như trình độ phát triển, tính chất hoạt động, các hình thức sở hữu, quan niệm của lãnh đạo ngân hàng... Để hướng tới một hoạt động chuẩn hóa có hiệu quả ta có thể nghiên cứu xem xét kinh nghiệm quản trị tín dụng của tập đoàn ING, đây là tập đoàn lớn hoạt động trên toàn cầu về lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, hiện đang được coi là đơn vị hàng đầu của Châu Âu về hiệu quả quản trị rủi ro nói chung, trong đó có quản trị tín dụng với một số
28
đặc điểm như sau:
- Bộ máy độc lập, quản lý chung.
- Rạch ròi về thẩm quyền quyết định tín dụng.
- Xây dựng hạn mức tín dụng nội bộ và cho khách hàng.
- Lượng hóa rủi ro tín dụng, chủ động đối phó