Định hướng trong công tác phát triển tín dụng và thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẢM ĐỊNH TÍN DỤNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦNTIÊN PHONG (Trang 88 - 92)

dụng doanh nghiệp

3.1.2.1. Đối tượng khách hàng

- Với phân khúc các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có quy mô doanh số hoặc mức đầu tư lớn, doanh nghiệp FDI có tổng mức đầu tư tương ứng với doanh nghiệp lớn của

74

Việt Nam, Hội sở sẽ phát triển nguồn lực phù hợp tại Khối Ngân hàng Doanh nghiệp để tiếp cận và phát triển quan hệ. Trong giai đoạn hiện tại, vẫn tạo điều kiện để các Chi nhánh, Đơn vị kinh doanh khai thác mối quan hệ. Tuy nhiên, khuyến khích việc có sự hỗ trợ từ Hội sở đẻ tăng khả năng chốt giao dịch.

- Đối với các doanh nghiệp thuộc diện Trung và Vừa (SME và Upper SME), Hội sở chủ trương sẽ ưu tiên các ĐVKD thuộc mạng lưới S&D tiếp cận và khai thác.

- Toàn hệ thống sẽ dành chính sách ưu tiên để duy trì và phát triển khai thác các doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với TPBank trên 2 năm và có lịch sử trả nợ tốt, đồng thời luôn tuân thủ các điều kiện tín dụng tại TPBank.

- Thông qua các doanh nghiệp đã có quan hệ lâu năm với TPBank để tiếp cận nhà cung cấp và cá bên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ. Đặc biệt với các doanh nghiệp lớn có uy tín trong lĩnh vực của mình và hoạt động trong các khu công nghiệp lớn như Công ty CP ô tô Trường Hải, Công ty CP Licogi 16, Công ty CP Cao su Đà Nằng, Công ty CP phân bón Bình Điền...

- Tăng cường tiếp cận các doanh nghiệp FDI mới đặt chân và Việt Nam thông qua các quan hệ cổ đông và khách hàng truyền thống. Tập trung nguồn lực để khai thác các vệ tinh hoặc đối tác.

- Thực hiện các chính sách thực sự ưu đãi để khai thác tốt khách hàng của đối tác, đặc biệt là khách hàng và nhà cung cấp của các Cổ đông của TPBank và của các đối tác chiến lược.

3.1.2.2. Sản phẩm dịch vụ

- Xây dựng năng lực nhân sự tiếp cận và thẩm định, cùng với hệ thống các quy định sản phẩm cho các loại tín dụng đặc thù như các hình thức Aircraft Financing, tài trợ tàu biển, tài trợ Dự án qua ECA, bảo lãnh phát hành trái phiếu, các công cụ hedging cho lãi suất, tỷ giá và giá nhiên

liệu... để tăng khả năng tiếp cận và phục vụ các KHDN lớn. Xây dựng các sản phảm đặc thù, được may đo riêng cho doanh nghiệp lớn,các tập đoàn, các khách hàng cổ đông nhằm thu hút dòng tiền chảy vào và luân chuyển trong TPBank.

- Với nguồn nhân lực tăng trưởng đáng kể so với năm trước, các Đơn vị thuộc Hội sở cần quan tâm xây dựng năng lực làm đầu mối thu xếp vốn, kết hợp với các TCTD bạn để thực hiện các gói giải pháp tín dụng kết hợp huy động vốn đa dang và toàn diện, các gói tài trợ hợp vốn cho các dự án lớn của TPBank và của ngân hàng bạn.

- Tiếp tục xây dựng các sản phẩm chuyên biệt cho một số nhóm ngành đặc thù như ngành gạo, tiêu, điều, thủy sản, vận tải biển, vận tải hàng không.

- Tập trung xây dựng các dòng sản phẩm cấp tín dụng cho chuối các nhà cung cấp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc các nhóm ngành khuyến khích của TPBank (đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ).

- Tăng cường xây dựng các chương trình thúc đẩy bán, các chương trình Marketing nhằm đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Tpbank tới các doanh nghiệp.

- Xây dựng các công cụ hỗ trợ cho công tác bán hàng tại Đơn vị kinh doanh.

3.1.2.3. Chính sách về kỳ hạn của các loại hình tín dụng

- Với tín dụng ngắn hạn dành hco các doanh nghiệp đã có hoạt động kinh doanh đi vào ổn định dựa trên số liệu thống kê, TPBank khuyến khích cho vay hỗ trợ nguồn vốn lưu động với hỳ hạn được tính toán theo thực tế vòng quay của các loại tài sản lưu động.

- Cấp tín dụng trung dài hạn được ưu tiên dành cho phương thức trái phiếu doanh nghiệp của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc Nhà nước,

76

các doanh nghiệp lớn có uy tín và chỗ đứng trên thị trường. Các doanh nghiệp lớn có phương án kinh doanh được đánh giá hiệu quả, cần nhu cầu vốn lớn, chỉ khyến khích tham gia khi có các tổ hợp các nhà tài trợ vốn uy tín, các nhà tài trợ nước ngoài.

- Cấp tín dụng trung dài hạn không được khuyến khích với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có số liệu tài chính tin cậy xác thực và chưa có chỗ dứng vững trên thị trường về thị phần sản phẩm và cơ số khách hàng.

3.1.2.4. Định hướng đối với hoạt động thẩm định tín dụng

- Công tác tái thẩm định tín dụng tại TPBank phải đảm bảo sàng lọc kỹ, đánh giá sâu khách hàng. Cán bộ thẩm định tín dụng phải luôn học hỏi và có cái nhìn đa chiều về khách hàng để tổng hòa được mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng và quản trị rủi ro tín dụng.

- Các Chi nhánh, Đơn vị kinh doanh nâng cao vai trò là đơn vị tiếp thị sản phẩm, đồng thời là đơn vị thực hiện bước thẩm định tín dụng đầu tiên trong quy trình thẩm định tín dụng của TPBank. Khai thác và phát triển cơ sở khách hàng, phát triển thị phần hoạt động ngân hàng trên địa bàn, thực hiện marketing sản phẩm nhằm cung ứng tốt nhất,có hiệu quả nhất các sản phẩm và dịch vụ về huy động vốn, sử dụng vốn và các dịch vụ khác của TPBank đến tất cả các đối tượng khách hàng.

- Các phòng Tái thẩm định tín dụng Khách hàng doanh nghiệp tuân thủ chặt chẽ các chức năng, nhiệm vụ được giao trong từng thời kỳ, đảm bảo là đơn vị giúp việc có hiệu quả cho cấp phê duyệt trong việc ra quyết định tín dụng. Cán bộ tái thẩm định tín dụng phải đảm bảo thực hiện bốn chữ “Không” của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đỗ Minh Phú: Không nên cứng nhắc; Không thể quan liêu, Không vì e nể và không sợ áp lực.

- Đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng và đẩy mạnh xử lý nợ có vấn đề.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẢM ĐỊNH TÍN DỤNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦNTIÊN PHONG (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w