Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động có nhiều khả năng xảy ra rủi ro, hậu quả gây ra không chỉ là thiệt hại về mặt vật chất mà còn ảnh huởng đến uy tín cho ngân hàng. Do vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng có ý nghĩa cực kì quan trọng, đảm bảo hoạt động tín dụng đạt chất luợng cao. Trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, ngân hàng cần đảm bảo thực hiện kiểm tra tất cả các khâu của quá trình cấp tín dụng. Cụ thể:
- Kiểm tra truớc khi cấp tín dụng: Thẩm định khách hàng, phuơng án kinh doanh, dự án đầu tu theo đúng quy trình và quy định của Ngân hàng và Pháp luật.
- Kiểm tra trong khi khi cấp tín dụng: Kiểm tra việc giải ngân, phát hành bảo lãnh, phát hành L/C ...dam bảo phù hợp với mục đích của khách hàng và tuân thủ quy định của pháp luật.
- Kiểm tra sau khi cấp tín dụng. Đây là một khâu vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp khi đề nghị cấp tín dụng đều cung cấp các phuơng án kinh
doanh cụ thể và khả thi, tuy nhiên, công tác kiểm tra sau cho vay cho thấy tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích diễn ra khá thuờng xuyên. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh của khách hàng có thể không tạo ra nguồn tiền kịp thời để thanh toán nợ cho ngân hàng. Việc kiểm tra sau cho vay giúp ngân hàng phát hiện sớm các dấu hiệu sai phạm, từ đó có biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh của khách hàng và tìm biện pháp thu hồi nợ hiệu quả nhất.
Một lợi ích rất lớn là các bài học rút ra từ khâu kiểm tra trong và sau khi cấp tín dụng sẽ là những kinh nghiệm quý báu để nâng cao kỹ năng thẩm định và tái thẩm định tín dụng trong buớc kiểm tra truớc khi cấp tín dụng. Điều này giúp ngân hàng kiểm soát, hạn chế đuợc rủi ro ngay từ khâu truớc khi cấp tín dụng.