Những vấn đề chung về giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VATÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHHLONG HẢI Xem nội dung đầy đủ tại10550261 (Trang 25 - 28)

1.1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các chi phí sản xuất không ngừng phát sinh và chuyển hóa thành giá trị của sản phẩm chế tạo. Đối với mỗi doanh nghiệp việc xác định thời điểm, thời kỳ để tập hợp chi phí sản xuất và tính toán xem để có được một khối lượng sản phẩm hoàn thành nhất định là một trong những khâu quan trọng. Tại thời điểm tính toán đó thường tồn tại những sản phẩm đã được hoàn thành và những sản phẩm còn đang chế tạo dở dang, chưa hoàn thành công đoạn sản xuất cuối cùng. Toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ nằm trong giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Chi phí sản xuất tập hợp được tạo nên giá trị của sản phẩm hoàn thành được gọi là giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có bên trong nó là chi phí sản xuất đã chi ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành. Như vậy, bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch các yếu tố chi phí vào sản phẩm, công việc hoàn thành. Sau khi phân tích, so sánh chỉ tiêu này với chỉ tiêu tương ứng của các doanh nghiệp khác và mức trung bình của ngành, các doanh nghiệp có thể tự thấy được tổng quát năng lực, hiệu quả của công nghệ sản xuất, của công tác quản lý sản xuất trong việc phối kết hợp các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra sản phẩm đầu ra. Trong nền kinh tế thị trường, giá

thành sản xuất của sản phẩm (được xác định đúng nguyên tắc, đúng phương pháp) là cơ sở xác định giá trị, giá bán của sản phẩm hàng hoá; là cơ sở cho sự hoạt động của quy luật giá trị, quy luật cung - cầu của thị trường. Giá thành sản xuất trung bình của một ngành trong nền kinh tế cũng nói lên phần nào trình độ, năng lực của nền sản xuất xã hội, lợi thế so sánh của các quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế.

1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm

Phân loại giá thành sản phẩm giúp cho kế toán nghiên cứu và quản lý, hạch toán tốt giá thành sản phẩm và cũng đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng giá cả sản phẩm. Dựa vào tiêu thức khác nhau và xét dưới nhiều góc độ mà giá thành được phân loại như sau:

a) Phân loại theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành

Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: - Giá thành kế hoạch: được tính toán dựa trên giá thành thực tế phát

sinh của kỳ trước và định mức, dự toán về chi phí của kỳ kế hoạch. Giá thành

kế hoạch bao giờ cũng được tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất

kinh doanh.

- Giá thành định mức: được tính toán dựa trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ được tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định

mức cũng

được tính trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức khác

với giá thành kế hoạch ở chỗ giá thành kế hoạch được xây dựng dựa trên các

định mức bình quân và cố định mức giá trong suốt cả kỳ kế hoạch, còn giá

23

kết quả thực hiện các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã đề ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Giá thành thực tế: Là giá thành tính trên CPSX thực tế phát sinh, tập hợp trong kỳ và khối luợng sản phẩm, công việc hoàn thành tuơng ứng. Giá

thành thực tế chỉ có thể tính toán đuợc sau khi kết thúc quá trình sản

xuất, chế

tạo sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là cơ sở để xác

định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí phát sinh

Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm đuợc chia thành hai loại: - Giá thành sản xuất (giá thành công xuởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả

những chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm

vi phân xuởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, nhân

công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Giá thành sản xuất đuợc sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp.

- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ và chi phí ngoài sản xuất (chi phí bán hàng,

chi phí

quản lý doanh nghiệp) phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này theo công

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VATÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHHLONG HẢI Xem nội dung đầy đủ tại10550261 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w