ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢPCHI PHÍ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VATÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHHLONG HẢI Xem nội dung đầy đủ tại10550261 (Trang 28)

XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.2.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

1.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Để hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời, đòi hỏi công việc đầu tiên mà người làm kế toán phải làm là xác định đối tượng tập hợp sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi, giới hạn đó. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí như phân xưởng sản xuất, giai đoạn công nghệ, toàn bộ quy trình sản xuất hoặc đối tượng chịu chi phí như sản phẩm, đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình...

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất hợp lý và khoa học, phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý và tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiêp có thể là:

- Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng; - Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất;

- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp; - Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp.

Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu về chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ kế toán chi tiết về chi phí sản xuất; là tiền đề cho việc kiểm tra, kiểm soát được nhanh chóng, kịp thời và chặt chẽ. Các chi phí sau khi được tập hợp

25

xác định theo các đối tượng kế toán chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm theo đối tượng đã xác định.

1.2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuât

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là “cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định. Trong doanh nghiệp sản xuất có những chi phí phát sinh liên quan đến một đối tượng nhưng cũng có những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng. Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp cho thích hợp. Việc xác định đúng đối tượng cần tập hợp chi phí để tập hợp trực tiếp hoặc tập hợp gián tiếp cho từng đối tượng là rất quan trọng.

a) Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:

Phương pháp này được áp dụng khi “chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt. Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng, trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệu theo từng đối tượng có liên quan và ghi trực tiếp vào sổ kế toán theo đúng đối tượng. Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp đảm bảo độ chính xác cao vì chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.

b) Phương pháp phân bổ gián tiếp:

Phương pháp này áp dụng khi chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, không thể tổ chức việc ghi chép ban đầu chi phí sản xuất phát sinh riêng cho từng đối tượng được mà phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng theo từng nơi phát sinh chi phí.

Theo phương pháp này, khi chi phí phát sinh được tập hợp lại sẽ được phân

Tổng giá thành sản xuất

Chi phí của Chi phí sản Chi phí của sản

= sản phẩm dở + xuất PS - phẩm dở dang

1.2.2. Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm

1.2.2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm. Trong các doanh nghiệp sản xuất đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và đã hoàn thành.

Để xác định đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tính chất của sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Do đó đối tượng tính giá thành cụ thể trong các doanh nghiệp có thể là: - Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành;

- Từng chi tiết, bộ phận sản phẩm;

Đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công việc tính giá thành hợp lý, phục vụ việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.

1.2.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Trong doanh nghiệp sản xuất, vào một kỳ sản xuất mới, doanh nghiệp cần tiếp tục chế biến những sản phẩm dở dang từ kỳ trước, tiếp tục đưa thêm chi phí sản xuất để sản xuất thêm các sản phẩm mới. Cuối kỳ, giá trị sản phẩm dở dang cần loại trừ ra để tính phần chi phí sản xuất trong các sản phẩm hoàn thành, đó là tổng giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ có tính đến chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và loại trừ chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Giá thành sản phẩm đơn vị

Tổng giá thành sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành

1.3. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM DƯỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1.3.1. Kế toán chi phí sản xuất

1.3.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ nhiên liệu đuợc sử dụng trực tiếp để chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ.

Đối với những nguyên vật liệu xuất dùng liên quan trực tiếp để từng đối tuợng tập hợp chi phí riêng biệt nhu sản phẩm, chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng sản xuất.. .thì kế toán ghi nhận trực tiếp không qua phân bổ gián tiếp.

Đối với những nguyên vật liệu khi xuất dùng liên quan đến nhiều đối tập hợp chi phí, thì phải áp dụng phuơng pháp phân bổ gián tiếp để tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tuợng. Tiêu thức phân bổ có thể lựa chọn là theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng luợng.

a) Chứng từ sử dụng:

Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi.

b) Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo Thông tu 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, kế toán sử dụng TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” tài

khoản này mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí như: Phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm.

c) Trình tự hạch toán:

Quá trình tập hợp phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ 1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Sơ đồ 1.1: Ke toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TK111, 112, 331

TK153 TK242

(3) (4)

TK111,112

Trong đó:

(1) Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm

(2) Mua nguyên vật liệu dùng ngay cho sản xuất sản phẩm, không qua kho.

(3) Công cụ, dụng cụ loại phân bổ nhiều lần (4) Phân bổ công cụ dụng cụ

(5) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để xác định giá thành sản phẩm

(6) Vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho (7) Phế liệu thu hồi

29

1.3.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp lương tiền ăn giữa ca phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí sản xuất. Chi phí tiền lương, tiền công có thể tính theo thời gian hoặc tính theo sản phẩm.

Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Nếu chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán được trực tiếp cho từng đối tượng kế toán thì được tập hợp chung sau đó phân bổ theo tiêu chuẩn thích hợp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan.

a) Chứng từ sử dụng:

Bảng chấm công hoặc sổ theo dõi công tác của các phân xưởng sản xuất, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng giao khoán, hợp đồng thời vụ, bảng tính lương, bảng thanh toán tiền lương và BHXH.

b) Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, kế toán sử dụng TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”.

c) Trình tự hạch toán kế toán:

Quá trình tập hợp phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ 1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Sơ đồ 1.2: Ke toán chi phí nhân công trực tiếp TK334 (1) TK335 (2) TK338 (3) TK622 (4) (5) (6) TK154 TK632 TK631 Trong đó:

(1) Lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ. (2) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.

(3) Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ

(4) Cuối kỳ kết chuyển, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí

(5) Cuối kỳ kết chuyển, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường.

(6) Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo đối tượng tập hợp chi phí (theo phương pháp KKĐK)

1.3.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ

31

sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.

Chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xuởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tuợng (sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp (theo định thức, theo tiền luơng công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất...).

Khi hạch toán, chi phí sản xuất chung đuợc chi tiết theo định phí (gồm những chi phí sản xuất gián tiếp, không thay đổi theo số luợng sản phẩm hoàn thành nhu chi phí khấu hao, chi phí bảo duỡng máy móc, thiết bị,.) và biến phí (gồm những chi phí còn lại, thay đổi theo số luợng sản phẩm hoàn thành).

a) Chứng từ sử dụng:

Là những chứng từ hợp pháp, hợp lệ phục vụ cho sản xuất chung nhu: Bảng tính luơng, bảng thanh toán tiền luơng và BHXH, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu xuất kho bảng kê phải nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, tiền điện, tiền nuớc. dùng riêng cho các bộ phận phân xuởng.

b) Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán hạch toán chi phí sản xuất chung theo Thông tu 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, kế toán sử dụng TK 627: “Chi phí sản xuất chung”.

c) Trình tự hạch toán kế toán

Quá trình tập hợp phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp đuợc thể hiện qua Sơ đồ 1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.

Sơ đồ 1.3: Ke toán chi phí sản xuất chung TK334, 338 TK 627 TK 154 (6) TK152 (2) TK153 (242) TK632 (3) (7) TK214 (4) TK111, 112, 141, 331 Trong đó:

(1) Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng (2) Chi phí vật liệu

(3) Chi phí công cụ dụng cụ (4) Chi phí khấu hao TSCĐ

(5) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác

(6) Phân bố chi phí sản xuất chung vào chi phí chế biến trong kỳ

(7) Chi phí sản xuất chung không được phân bổ tính vào giá vốn hàng bán

1.3.1.4. Tập hợp chi phí sản xuất

Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành thì phụ thuộc vào phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ để lựa chọn tài khoản kế toán cho phù hợp.

33

Trong đó:

(1) Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm (2) Nguyên vật liệu mua ngoài dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm

(3) Chi phí tiền luơng và các khoản trích theo luơng của bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất

(4) Chi phí tiền luơng và các khoản trích theo luơng của bộ phận quản lý và phục vụ sản xuất tại phân xuởng.

(5) Giá trị vật liệu phụ, nhiên liệu xuất kho dùng chung cho toàn phân xuởng

(6) Chi phí công cụ xuất dùng cho sản xuất (7) Khấu hao TSCĐ phục vụ cho sản xuất

(8) Chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất (9) Giá trị vật liệu thừa, phế liệu thu hồi nhập kho

(10a, 11a) Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm

(10b, 11b) Phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh vuợt mức bình thuờng hạch toán vào giá vốn hàng bán

(12a) Phân bổ chi phí sản xuất chung để tính giá thành thành phẩm (12b) Phần định chi phí sản xuất chung không phân bổ hoặc phần chi phí sản xuất chung phát sinh vuợt mức bình thuờng hạch toán vào giá vốn hàng

1.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm

1.3.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp sản xuất là những sản phẩm chua kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính đuợc giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình

35

công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:

(1) Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các khoản chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành.

Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp là nguyên vật liệu trực tiếp bỏ hết một lần, ngay từ đầu của quy trình sản xuất. Vì vậy, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tính bằng công thức sau:

Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi phí NVLC phát

sinh trong kỳ Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kỳ Số lượng SPDD cuối kỳ Giá trị SPDD cuối kỳ

Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn so với tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ.

(2) Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương.

Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định căn cứ vào các khoản chi phí sản xuất phát sinh và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang.

Đối với khoản mục chi phí bỏ một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất (thường là chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp) được tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là đều như nhau, hay mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ với khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp trong trường hợp này là 100%.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VATÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHHLONG HẢI Xem nội dung đầy đủ tại10550261 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w