KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHHMỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ TOÀN CẦU (Trang 31)

THƯƠNG MẠI

1.2.1. Khái quát về nghiệp vụ huy động vốn vủa Ngân hàng thương mại

Cho đến nay có rất nhiều khái niệm về ngân hàng thương mại như sau:

Ở Mỹ, Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.

Hay Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính".

Còn ở Việt Nam, Pháp lệnh Ngân hàng ngày 23 tháng 5 năm 1990: “Ngân hàng thương mại được định nghĩa như sau: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền ký gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.

Từ những nhận định trên ta thấy Ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn, huy động trái phiếu... Sau đó phân phối cho các cá nhân, Doanh nghiệp cần vốn thông qua dịch vụ cho vay vốn (tín dụng ). Ngoài ra Ngân hàng thương mại còn cung ứng các dịch vụ thanh toán khác tới khách hàng như: thanh toán quốc tế,

bảo lãnh ký quỹ (LC), thanh toán nhờ thu...

Với những chứng năng, nhiệm vụ đó chúng ta thấy Ngân hàng thương mại (NHTM ) là một mắt xích quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển không ngừng của một nền kinh tế. Nen kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì lại càng yêu cầu NHTM cũng phải vận động thay đổi, phát triển cùng nhằm đáp ứng nhiều hơn nữa các yêu cầu của cá nhân, doanh nghiệp trong môi trường kinh tế đó và NHTM chính là định chế tài chính không thể thiếu trong môi trường kinh tế xã hội này

1.2.1.1. Khái niệm cơ bản Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại.

Hoạt động huy động có một vai trò rất quan trong trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và xã hội. Do vậy, hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng.

Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ mà NHTM tự tạo lập được, huy động được, cho vay hay được tạo nên từ các dịch vụ kinh doanh khác . Nguồn vốn của NHM chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM, chính nó quyết định cho việc tồn tại và phát triển của NHTM.

Đặc điểm nguồn vốn huy động:

>Tỷ trọng vốn huy động thường chiếm 70- 80% tổng nguồn vốn, đây là công cụ tài chính để mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng và tạo uy tín đối với khách hàng.

>Ngân hàng đối với nguồn vốn huy động chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu. Bản chất thì vốn huy động chính là những khoản nợ mà ngân hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc có nhu cầu rút trước hạn

>Ngân hàng luôn phải thực hiện dự trữ bắt buộc đối với nguồn vốn huy động, mức độ dự trữ phụ thuộc vào kỳ hạn gửi tiền của khách hàng. Điều này làm đảm bảo hơn khả năng thanh khoản cho ngân hàng khi có khách hàng rút tiền trước hạn, tuy nhiên cũng làm tăng chi phí huy động, và ngân hàng phải đóng thêm khoản phí bảo hiểm tiền gửi.

>Vốn huy động là nguồn vốn rất nhạy cảm với các biến động của thị trường như: lãi suất, giá vàng, giá bất động sản. Người dân gửi tiền và nhận lãi, họ luôn

muốn giá trị mình nhận lại cao hơn. Hơn nữa, khác với những hàng hóa khác, khi gửi tiền vào ngân hàng dù với bất kỳ kỳ hạn gửi tiền nào thì khách hàng vẫn có thể rút ra khi họ muốn. Neu như đang gửi ở NHTM này mà thấy NHTM khác lãi suất cao hơn hay chính sách tốt hơn thì họ có thể sẵn sàng chuyển số tiền sang nơi có lãi suất cao hơn. Hoặc khi thị trường vàng, bất động sản có những chuyển biến tích cực, có khả năng sinh lời cao hơn thì họ cũng có tâm lý chuyển đổi kênh đầu tư. Những điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến quy mô huy động vốn của các ngân hàng.

1.2.1.2. Vai trò nghiệp vụ huy động vốn đối với Ngân hàng thương mại

Với phần phân tích chức năng trung gian tín dụng của NHTM ở trên, đã cho chúng ta thấy được Huy động vốn là một hoạt động quan trọng quyết định vấn đề tồn tại và phát triển của một NHTM.

Với các văn bản Pháp luật hiện hiện hành cũng đã quy định rất rõ các hình thức huy động vốn của các TCTD hay các NHTM như sau “NHTM được thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi các tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận ” (Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 )

• Thứ nhất, vốn là cơ sở để ngân hàng thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Bởi vì với đặc trưng hoạt động ngân hàng thương mại, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng. Vì thế cho nên ngoài nguồn vốn ban đầu cần thiết thì ngân hàng phải thường xuyên chăm lo đến việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình.

• Thứ hai, nguồn vốn huy động quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng. Vốn của ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Các ngân hàng trường vốn sẽ có lợi hơn so với các ngân hàng nhỏ vì khả năng vốn của họ có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu vay trên thị trường.

• Thứ ba, vốn quyết định năng lực cạnh tranh và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường. Để tồn tại và mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín cao, với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả vừa giữ được chữ tín vừa nâng cao uy tín của ngân hàng. Vốn lớn chính là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế. Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng và doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng nên ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh. Đồng thời vốn lớn sẽ giúp ngân hàng có đủ năng lực tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường, không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn mở rộng các hình thức đầu tư liên doanh, liên kết.

• Thứ tư, góp phần tiết kiệm chi phí xã hội, tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. Do quá trình huy động vốn của ngân hàng là quá trình tập trung các nguồn vốn trong xã hội, hút vốn từ người dư thừa vốn sau đó cấp tín dụng cho những người có nhu cầu về vốn để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng... Chính vì vậy, huy động vốn kịp thời sẽ giúp tiết kiệm đươc thời gian, chi phí, nguồn lực, đẩy mạnh quá trình luân chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế.

Vai trò của nghiệp vụ Huy động vốn trong NHTM là vô cùng quan trọng bởi nguồn vốn có ổn định, có đủ mạnh thì NHTM mới có sức mạnh để cạnh tranh với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác trong việc đưa các dịch vụ như: tín dụng, bảo lãnh, thanh toán. đến với khách hàng để tạo lên nguồn lợi nhuận dồi dào cho chính mình, tạo nên đà phát triển ổn định và bền vững. Nhưng với sự phát triển không ngừng hiện nay của xã hội, tốc độ xuất hiện của các loại hình huy động mới ngày càng gia tăng như: tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu hay các giấy tờ có giá với lãi suất tốt, dịch vụ tốt hơn . cùng với tính thanh khoản cao đã tạo nên một môi trường cạnh tranh giữa các NHTM vô cùng khốc liệt. Điều này đã đặt ra câu hỏi lớn cho các nhà Quản trị Ngân hàng làm thế nào để đảm bảo được nguồn vốn huy động nhưng đồng thời sự phát triển của NHTM cũng được đảm bảo một các an toàn và bền vững.

1.2.1.3. Cơ cấu và nguồn hình thành nên nguồn vốn của Ngân hàng thương mại.

Để thuận tiện hơn cho việc nghiên cứu sâu nguồn vốn của NHTM, tác giả sẽ giải thích Nguồn vốn của NHTM là gì?

Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ mà NHTM tự tạo lập được, huy động được, cho vay hay được tạo nên từ các dịch vụ kinh doanh khác . Nguồn vốn của NHM chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM, chính nó quyết định cho việc tồn tại và phát triển của NHTM.

Nguồn vốn của NHTM được hình thành được chia theo hai nguồn hình thành cơ bản là: Vốn tự có và vốn nợ.

Thứ nhất, Vốn tự có chính là nguồn vốn điều lệ và các Quỹ.

Vốn điều lệ được hình thành khi Ngân hàng thành lập. Vốn điều lệ luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Các quỹ bao gồm : Quỹ dự trữ nhằm bổ sung vào vốn điều lệ; Quỹ dự phòng rủi ro là quỹ dự phòng dành nhằm bù đắp cho các khoản rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh có thể xảy ra và nhằm bảo vệ cho Vốn điều lệ; Quỹ phúc lợi, khen thưởng; Lợi nhuận chưa phân phối.

Vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng là yếu tố phản ánh khách quan khả năng các khoản nợ của Ngân hàng đới với khách hàng.

Thứ hai, Vốn huy động

Chính là những nguồn vốn huy động từ các tổ chức cá nhân thông qua các khoản tiền nhàn rỗi hay thông qua các dịch vụ thanh toán mà Ngân hàng cung cấp; tạm thời Ngân hàng quản lý, sử dụng trong quá trình chưa tới kỳ hạn thanh toán của các khoản tiền này. Nhưng Ngân hàng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ theo yêu cầu khách hàng. Vốn huy động đóng tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM. Để duy trì hoạt động kinh doanh của NHTM được diễn ra ổn định và phát triển, Ngân hàng phải huy động đủ vốn; đủ để đáp ứng các cá nhân, tổ chức cho nhu cầu sử dụng vốn nhưng bên cạnh đó NHTM cũng cần cân đối các khoản chi phí khi huy động vốn (đây chính là khoản lãi suât chi trả cho khách hàng) sao cho chi phí hợp, tránh gây lên tình trạng chi phí tăng cao cho NHTM nói riêng và bùng phát tình trạng lạm phát cho nền kinh tế vĩ mô nói chung.

Thứ ba, Vốn vay

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi cần Vốn cho các dự án kinh doanh của mình NHTM thiếu vốn để đầu tư cho các dự án này, Ngân hàng có thể tiến hành đi vay từ các NHTM khác đang dư thừa vốn hay vay NHNN hay các định chế tài chính khác .

Thứ tư, Vốn khác:

Đây là các nguồn vốn hình thành hay phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của NHTM (là đại lý chuyển nhận tiền quốc tế hay các dịch vụ khác của Ngân hàng... )

1.2.1.4. Các hình thức huy động vốn trong NHTM

Nhằm giúp người đọc hiểu đơn giản và rõ nhất về các hình thức huy động vốn của các NHTM hiện nay, tác giả sẽ phân loại các hình thức thông qua việc phân loại các sản phẩm cụ thể như sau:

Một, Huy động vốn thông qua việc nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức

Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán ) là khoản tiền gửi không xác

định được kỳ hạn, khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào. Khoản tiền gửi này tồn tại dưới hai dạng cơ bản là: tiền trên tài khoản thanh toán và tiền gửi dưới thức sổ tiết kiệm. Với các khoản tiền gửi này, NHTM thường phải chi trả với một mức lãi suất rất ít thường theo quy định lãi suất của NHNN. Đây được coi là “Vốn giá rẻ ” của NHTM. Thời gian gần đây, tất cả các Ngân hàng đang thúc đẩy lượng vốn này phát triển bằng hàng loạt các chương trình ưu đãi, khuyến khích khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán và dùng thẻ chi tiêu. điều này đã đem lại một số lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn trên tài khoản thanh toán cho một số NHTM với các chính sách ưu đãi dịch vụ thanh toán đa dạng, hệ thống mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước. đáp ứng đa dạng các yêu cầu KH.

Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền gửi có xác định kỳ hạn, được thỏa thuận

thông qua văn bản, giấy tờ, ràng buộc khách hàng cam kết gửi khoản tiền gửi đến một khoản thời gian nhất định, ít có biến động (với ràng buộc về kỳ hạn và lãi suất). Đối với khoản tiền gửi này NHTM thường phải chi trả khách hàng với mức lãi suất cao

hơn tiền gửi không có kỳ hạn, gánh phần trọng yếu trong việc sử dụng chi phí của việc huy động vốn.

Hai, Huy động vốn thông qua việc NHTM vay.

NHTM vay từ các tổ chức tín dụng khác hay NHTW: Việc vay vốn này có thể xảy ra nếu NHTM cần sử dụng một số lượng vốn nhiều hơn vào các hoạt động kinh doanh hay các dự án phát triển của mình, hoặc cũng có thể xảy ra nếu như NHTM cần bổ sung vào quỹ dự trữ bắt buộc để tránh trường hợp thiếu hụt. Đối với việc đi vay vốn từ các tổ chức này tại các NHTM cũng hãn hữu có xảy ra bởi để sử dụng nguồn vốn này NHTM sẽ phải chi trả với mức lãi suất cao hơn so với việc huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm trong dân cư...

Ba, Huy động vốn thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá...

Việc các tổ chức tín dụng, NHTM phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu hay các giấy tờ có giá là việc diễn ra thường xuyên bởi đây cũng là một hình thức huy động thêm vốn qua hình thức nhận nợ của NHTM và được phép phát hành theo quy định pháp luật (Điều 46- Luật các TCTD ), với mới lãi suất cao hơn việc huy động vốn tiền gửi nhưng việc huy động này sẽ đem về cho NHTM một lượng vốn ổn định, ít biến động bởi thường kỳ hạn của những sản phẩm này kỳ hạn tương đối dài nhằm đem lại hiệu quả trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng.

Bốn, Huy động vốn thông qua các hình thức khác.

Việc NHTM cung ứng các dịch vụ như bảo lãnh; thanh toán; ký quỹ; nhận gửi, chi trả các dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế cũng là một phần phát triển nguồn vốn huy động chi NHTM. Với tốc độ phát triển của nền kinh tế hiện nay, các nhu cầu về dịch vụ trên càng gia tăng điều đó đã khuyến khích các NHTM phát triển hơn nữa các mạng lưới của mình nhằm đem đến cho khách hàng các dịch vụ tốt hơn.

1.2.1.5. Rủi ro tiềm tàng trong hoạt động Huy động vốn.

Qua việc phân tích các loại hình của Huy động vốn, chúng ta đã thấy đâu đó là các rủi ro trong qua trình hoạt động của NHTM có thể xảy ra như sau:

Rủi ro liên quan đến tính thanh khoản là việc xảy ra khi các Ngân hàng gặp phải khi không thể chuyển đổi các loại hình tài sản thành tiền để đáp ứng việc chi trả cho

khách hàng, chi phí cho các khoản giao dịch tăng cao, thời gian của các giao dịch kéo dài. Tổn thất Ngân hàng gánh chịu chính là các chi phí phát sinh liên quan đến việc tìm kiếm các nguồn để chi trả và có thể gây ra tổn thất về danh tiếng nếu như việc chi trả

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHHMỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ TOÀN CẦU (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w