KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TNHHMTV DẦU KHÍ TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHHMỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ TOÀN CẦU (Trang 55)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng

Tên giao dịch đầy đủ bằng Tiếng Việt: Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí Toàn Cầu

Tên viết tắt bằng Tiếng Việt: Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu

Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh: Global Petro Sole Member Limited Commercial Bank.

Tên viết tắt bằng Tiếng Anh: GPBank.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 2700113651 Đăng ký lần đầu ngày : 26/06/2006

Vốn điều lệ ( tính hết năm 2010 ) là 3.018.000.000.000 đồng ( Bằng chữ: Ba nghìn không tram mười tám tỷ đồng chẵn )

Thông tin liên hệ:

Hội sở: Số 109 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm,Hà Nội Số điện thoại: 04. 37 345 345/ số Fax: 04. 37 263 999 Website: https://www.gpbank.com.vn/

Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu (GPBank ) với tiền thân là Ngân hàng TM nông thôn Ninh Bình được thành lập vào tháng 11 năm 1993 với tổng tài sản là 300 tỷ đồng. Vào đúng ngày Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO ( 7/11/2006 ) Ngân hàng TM nông thôn Ninh Bình đã chính thức chuyển đổi thành một ngân hàng TM cổ phần Toàn cầu (G.bank) cùng với sự gia nhập của cổ đông chiến lược là Công ty Dầu khí Việt Nam( Petro Việt Nam ) chiếm tới 20% cổ phần G.bank đã nâng vốn điều lệ lên tới 500 tỷ đồng , nâng tổng tài sản trên 1.600 tỷ đồng và mở thêm 4 phòng giao dịch tại Hà Nội. Đến năm 2006, Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng TM cổ phần Dầu khí Toàn Cầu ( GP.Bank) theo công văn số 372/QĐ- NHNN của NHNN Việt Nam với 35 phòng giao dịch trên toàn quốc, tổng

■ THÀNH VIÊN

BAN ĐIỀU I PHÒNG KIỂM

HÀNH ■ TOÁN NỘI BỘ

tài sản đạt 2.000 tỷ đồng. Ngân hàng TM cổ phần Dầu khí Toàn Cầu dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính- tiền tệ Việt Nam. Tháng 12/2007 GP.Bank đã nâng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng bằng việc phát hành chứng khoán ra thị trường. Đây là thắng lợi đầu và khẳng định tiềm năng phát triển mạnh mẽ của GP.Bank. Với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận thu về đạt 101 tỷ đồng . Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ đạt 19,44%, GP.Bank với 500 nhân viên, 24 phòng giao dịch trên toàn quốc, trọng điểm mở tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nang, TP Hồ Chí Minh ... Cuối năm 2009, tổng tài sản của GP.Bank đạt 18.000 tỷ đồng, tổng huy động vốn trong dân cư đạt trên 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau khi trích các khoản dự phòng đạt 174 tỷ đồng . Được sự chấp thuận của NHNN Việt Nam, UB chứng khoán, ngày 11/01/2010 GPBank đã chính thức nâng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Đây cũng là lần thứ 6, GP.Bank tăng vốn điều lệ. Tính đến hết ngày 31/12/2009, chỉ tiêu thực hiện của GP.Bank đều tăng xấp xỉ 200% so với thời điểm 31/12/2008. Tổng tài sản GP.Bank đến ngày 31/07/2010 đạt trên 19.000 tỷ đồng, tổng huy động vốn tăng 71% so với năm 2009. Lợi nhuận trước thuế và trích lập dự phòng rủi ro đạt gấp 8 lần cùng kỳ năm trước. Doanh số của các hoạt động dịch vụ đều tăng trưởng ở mức cao, đạt gấp 22 lần so với cùng kỳ năm trước, quy mô phòng giao dịch mở rộng với 65 phòng giao dịch, chi nhánh. Ngày 11/08/2010 với sự đồng ý của NHNN Việt Nam thông báo ý kiến của Thống đốc NHNN về việc tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.018 tỷ đồng.

Nhưng sự phát triển tốt đẹp của GPBank không được giữ vững trong suốt thời gian sau đó, bởi hàng loạt các sai phạm đã xảy ra trong quá trình quản lý, hoạt động của Ngân hàng này. Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2014 thì tính đến ngày 02/04/2015, tổng số lỗ lũy kế của GP.Bank lên đến 12.280 tỷ đồng, dẫn tới vốn chủ sở hữu bị âm 9.195 tỷ đồng (vốn điều lệ của GPBank là 3.018 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu của GPBank đạt tới con số cao kỷ lục 45,37%. Đồng thời, dư nợ cho vay khách hàng giảm mạnh, chỉ còn 6.669 tỷ đồng. Do không thể khắc phục được, NHNN đã mua lại bắt buộc GP.Bank toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng từ ngày 7/7/2015 do NHNN làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của GPBank, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích, tư cách các cổ đông hiện hữu.

Trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều gian khó trong thời kỳ đầy biến động của nền kinh tế, đến nay Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu đang từng bước phát triển theo đúng định hướng của Nhà Nước và NHNN Việt Nam, hoạt động an toàn, bền vững, góp phần đảm bảo cho nền kinh thế thị trường ổn định.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu.

CHỦ SỞ HỮU

Toàn Cầu

Sau 4 năm tái cơ cấu mua lại với giá đồng từ năm 2015, mặc dù hoạt động Huy động vốn và dư nợ cho vay, phát triển khách hàng mới của GPBank đã dần ổn định trở lại nhưng GPBank vẫn còn rất nhiều khó khăn với khối nợ xấu khổng lồ, tốc độ thu hồi nợ chậm chạm. Theo báo cáo kiểm toán các tổ chức tài chính Ngân hàng của Kiểm toán Nhà nước năm 2017, thực trạng tài chính của GPBank không được cải thiện, hoạt động kinh doanh tiếp tục thua lỗ.

“ Nợ xấu của GPBank là 2.800 tỷ đồng, chiếm 59,32% dư nợ; GPBank tại thời điểm mua lại ngày 07/07/2015 đến ngày 31/12/2016 lỗ thêm 451 tỷ đồng, lỗ lũy

kế tới 31/12/2016 là 13.448 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 10.363 tỷ đồng; Năm 2016, GPBank thu hồi được 307 tỷ đồng đạt 14,99% kế hoạch, ước tính chỉ có thể thu hồi 866 tỷ đồng chiếm 31,53% tổng nợ xấu...” ( theo báo cáo số 147/TTGSNH4 ngày 12/5/2017 của cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng)

Trước những khó khăn chung của Ngân hàng GPBank buộc hệ thống KSNB của ngân hàng GPBank phải hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để giảm thiểu rủi ro, tiềm ẩn trong quá chính hoạt động nói chung và nghiệp vụ Huy động vốn nói riêng.

2.1.3. Các hoạt động chính của NH TM TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; phát hành kỳ phiếu để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu vốn trừ những nhu cầu mà pháp luật cấm.

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các loại bảo lãnh khác.

- Kinh doanh ngoại tệ.

- Thanh toán chuyển tiền nhanh trong toàn quốc qua hệ thống chuyển tiền điện tử và thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT.

- Thực hiện một số dịch vụ ngân hàng khác với chất lượng cao như: + Phát hành thẻ nội địa; MasterCard

+ Cung ứng dịch vụ Ngân hàng điện tử gồm Mobile Banking (SMS Banking, GPMplus...), Internet Banking.

2.1.4. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu.

Xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, ngay từ khi bắt đầu quá trình tái cơ cấu lại, GPBank nhìn nhận ra các thách thức cũng như khó khăn đối với một Ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt trong việc huy động vốn : làm thế nào giữ được chân các khách hàng cũ và làm thế nào để tìm lại được lòng tin cho người gửi tiền. Dưới sự chỉ đạo của NHNN cùng Ban lãnh đạo Ngân hàng GPBank đã tìm lại được chỗ

đứng trong lòng người dân Việt. Đến ngày 29/12/2017, Huy động tiền gửi của GPBank tăng 3,9% , dư nợ cho vay toàn hệ thống tăng 11,4% so với thời điểm 31/12/2016 [1]. Ngân hàng đã tích cực xử lý nợ, thu hồi các khoản nợ xấu thoái vốn đầu tư; củng cố, kiện toàn nhân sự quản lý các cấp; xây dựng, bổ sung các hệ thống công cụ hỗ trợ quản lý rủi ro; tăng cường giám sát hoạt động của các chi nhánh... Những kể quả thu được này cũng là một phần đóng góp không nhỏ của hệ thống KSNB của NH GPBank.

2.2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TM TNHH MTV DẦU KHÍ TOÀN CẦU.

2.2.1. Tình hình hoạt động Huy động vốn của Ngân hàng TM TNHH MTV Dầukhí Toàn Cầu. khí Toàn Cầu.

Đối với các NHTM nói chung và GPBank nói riêng, nguồn vốn huy động tiền gửi là nguồn vốn quan trọng nhất và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu vốn của NH. Ngoài nguồn vốn huy động về, các NHTM còn có vốn tự có, tuy nhiên nguồn vốn này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, chủ yếu nó được sử dụng vào việc đầu tư cơ sở vật chất... ngoài ra NHTM còn có các nguồn vốn khác: như vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác, vay từ NHNN, nguồn vốn từ hoạt động kinh doanh, ủy thác đại lý. Ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn hình thành từ nguồn huy động tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư, GPBank đã lấy đây là nhiệm vụ trọng tâm, nâng cao chất lượng và số lượng của nguồn vốn huy động về nhưng cũng không bỏ qua vấn đề thặt chặt an toàn, hạn chế rủi ro trong

chính ngiệp vụ này.

Với mục tiêu ổn định và phát triển nguồn vốn huy động, GPBank đã triển khai các giải pháp thay đổi dần cơ cấu nguồn vốn theo hướng mở rộng đối tượng khách hàng. Đến cuối tháng 06/2016, số dư huy động vốn của GPBank tăng 8,7% so với ngày 06/07/2015 [2]. Trong những năm qua, GPBank đã ngày các nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, đầu tư việc tuyên truyền, quảng cáo, nhận diện thương hiệu GPBank đến tất cả khách hàng. Với những chương trình khuyến mại, hậu mãi đưa đến khách hàng tham gia gửi tiền, GPBank đã dần ổn định và phát triển lượng vốn huy động .

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản giai đoạn 2015- 2018

(Nguồn báo cáo thường niên GPBank năm 2018)

Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2015- 2018 chỉ tiêu tổng tài sản của GPBank là 2,53%. Tính đến ngày 31/12/2018 là 3.345 tỷ đồng tăng khoảng 0,39% tương tính 26 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho một ngân hàng yếu kém trong thời kỳ tái cơ cấu.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu đồ 2.2: Hoạt động huy động vốn giai đoạn 2015- 2018

(Nguồn báo cáo thường niên GPBank năm 2018 )

gần 0,92% so với cùng kỳ năm 2017 (bao gồm tiền gửi khách hàng và số dư tài khoản thanh toán ). Công tác điều hành huy động vốn được thực hiện một cách bài bản, gia tăng quy mô gắn với ổn định nền vốn, kiểm soát chi phí.

2.2.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ nghiệp huy động vốn tại NH TM TNHH MTVDầu khí Toàn Cầu (GPBank ) Dầu khí Toàn Cầu (GPBank )

Nhằm nghiên cứu để hiểu rõ hơn về thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng GPBank, tác giả sẽ tiếp cận dưới việc xem xét 05 bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB.

2.2.2.1. Môi trường kiểm soát

Chính là nền tảng, cách thức hoạt động, quản lý của Ban lãnh đạo Ngân hàng. Ngân hàng quy định bắt buộc duy trì hoạt động KSNB song song với các hoạt động, quy trình nghiệp vụ tại tất cả các phòng, ban, chi nhánh hay tất cả các đơn vị kinh doanh của Ngân hàng. Đảm bảo tất cả các hoạt động tuân thủ theo quy định của Pháp luật, kiểm soát các rủi ro, phát hiện, xử lý các sai phạm, hành vi gian lận; thông tin quản lý; phân tích các nguồn thông tin đảm bảo tính đáng tin cậy, nâng cao nhận thức các cá nhân, đơn vị về vai trò, trách nhiệm của mình, cùng KSNB kiểm soát, hạn chế rủi ro, đảm bảo sự phát triển cho Ngân hàng.

Quan điểm của Ban lãnh đạo trong việc xây dựng hệ thống KSNB trong việc huy động vốn tại Ngân hàng GPBank

Hoạt động quản trị này tại Ngân hàng GPBank được thực hiện thông qua bằng các áp dụng các quy định, quy chế nội bộ Ngân hàng và thống nhất thực hiện trên cả hệ thống. Nhằm đảm bảo những hoạt động này hướng tới việc: an toàn trong hoạt động, xử lý những sai phạm tồn tại, thực hiện theo đề án tái cơ cấu theo phương án phê duyệt của NHNN; tăng cường quản trị rủi ro phù hợp với quy định Pháp luật Nhà nước Việt Nam và NHNN; tiếp cận, tiếp thu các thông lệ, chuẩn mực quốc tế vào công tác KSNB ngân hàng nhằm kiểm soát các rủi ro mới có thể phát sinh; Ứng dụng các thành tựu công nghệ vào hệ thống quản lý của Ngân hàng.

Các chỉ đạo điều hành được quy định cụ thể tới từng cá nhận, bộ phận trong đơn vị, mọi hoạt động được thực hiện một các công khai gắn liền với tính trách nhiệm

trong việc thực hiện huy động vốn. Bên cạnh đó Ban lãnh đạo cũng đưa ra các chương trình khuyến khích, khen thưởng các cá nhân, đơn vị đẩy mạnh việc huy động vốn tiền gửi đồng thời cũng có các phòng ban chuyên trách theo dõi, báo cáo các đơn vị chưa hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu huy động vốn từng tháng/ quý để tạo động lực thực hiện, phát triển nguồn vốn này cho Ngân hàng.

Các NHTM đều nhận thấy việc huy động vốn là vấn đề sống còn trong việc phát triển, vì vậy để cạnh tranh được với các NHTM khác, Ban lãnh đạo xác định chất lượng dịch vụ chính là thế mạnh cạnh tranh. Đẩy mạnh việc huy động vốn trên cơ sở duy trì khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới; nguồn vốn huy động đa dạng, linh hoạt. Ngân hàng đưa ra nhiều hơn các sản phẩm huy động nhằm đưa tới khách hàng nhiều hơn các lựa chọn phù hợp với nhu cầu gửi tiền của khách hàng, từ đó cũng phân loại ra thời hạn của các khoản nguồn vốn huy động về. Các chương trình khuyến mại, đa dạng các hình thức quà tặng, mở rộng các chế độ ưu đãi, tri ân khách hàng cũng là một cách để làm gia tăng số lượng khách hàng cho Ngân hàng. Đối với các khách hàng gắn bó lâu năm, có số dư tiền gửi lớn, Ngân hàng GPBank cũng có phần lãi suất linh động tặng thêm cho khách hàng theo thẩm quyền phê duyệt của từng cấp nhưng vẫn đảm bảo mức lãi suất không vượt trần theo quy định của NHNN.

GPBank đã ban hành nhiều quy định cơ sở cho hoạt động kiểm soát nội bộ cụ thể:

- Quyết định số 1481/2018/QĐ-BKS ngày 28/2/2018 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng TM TNHHMTV Dầu khí Toàn Cầu:

quy định về tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại NH GPBank, hoạt động của KTNB quy định rõ về mục tiêu, các nguyên tắc cơ bản của KTNB; các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của KTNB; phạm vi KTNB; hoạt động, phương pháp thực hiện KTNB. Trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ KTNB; chế độ báo cáo, lưu giữ hồ sơ của KTNB

- Quyết định số 5/2016/QĐ-BKS ngày 26 tháng 01 năm 2016 ban hành quy trình kiểm toán của bộ máy KTNB trong hệ thống NH TM TNHH MTV Dầu khí Toàn

Cầu: trong quyết định nội dung quy định rõ quy trình kiểm toán; các thức tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán trong nội bộ NH TM TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu

Quyết định số 1874/2013/QĐ- BKS ngày 24 tháng 5 năm 2013 về việc ban hành hướng dẫn kiểm toán nội bộ hoạt động huy động vốn: Trong quyết định quy định rõ mục tiêu của hoạt động huy động vốn: đánh giá thực trạng, chất lượng hoạt động huy động vốn; yêu cầu của kiểm toán hoạt động huy động vốn; phạm vi kiểm

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHHMỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ TOÀN CẦU (Trang 55)