Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHHMỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ TOÀN CẦU (Trang 89 - 91)

2.3.1.1. Môi trường kiểm soát. • về đặc thù quản lý:

Ngân hàng GPBank đang trong quá trình tái cơ cấu theo đề án của NHNN nên

công tác quản lý chặt chẽ, thống nhất trên toàn hệ thống, tuân thủ theo đúng quy định

của Pháp luật; kiểm soát và ngăn chặn kịp thời các rủi ro trong quá trình hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trong từng giai đoạn đem lại những hiệu quá đáng kể

Về cơ cấu tổ chức:

Thực hiện được cơ cấu tổ chức có sự phân quyền một cách rõ ràng, có sự phân

cấp tạo ra tính chuyên môn hóa trong công việc, không gây chồng chéo , xác định được quyền hạn, trách nhiệm trong từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong đơn vị tạo nên sợ ăn khớp nhịp nhàng, hỗ trợ nhau giữa các bộ phận giúp cho công tác huy động vốn được triển khai kịp thời, chính xác, hiệu quả. Nâng cao tinh thần trách nhiệm tại các phòng ban, từng bộ phận nhằm đảm bảo tính tuân thủ theo quy định, điều lệ của Ngân hàng GPBank và Pháp luật, nâng cao hiệu quả huy động vốn.

2.3.1.2. Nhận diện và đánh giá rủi ro

- GPBank đã có những cải tiến mạnh mẽ trong công tác quản trị và bảo mật hệ

thống , quản lý rủi ro khi tạo ra một môi trường nơi dữ liệu khách hàng được bảo mật

- Hiện tại GPBank vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy trình, chính sách và các quản lý rủi ro phù hợp theo quy định của NHNN và tiếp cận các thành tựu trong việc KSNB, quản lý rủi ro của quốc tế.Toàn bộ các quy trình ban

hành trình, hướng dẫn hạch toán, nhận diện các rủi ro có thể có trong quá trình hoạt động được áp dụng trên toàn hệ thống GPBank để hỗ trợ công tác KSNB được hiệu quả hơn.

2.3.1.3. Hệ thống kiểm soát

- Với sự hỗ trợ của hệ thống giám sát ( camera ) cùng với sự trợ giúp của hệ thống công nghệ thông tin đã hạn chế được phần lớn các rủi ro trong quá trình hoạt động huy động vốn thường ngày xuất phát từ trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp như: thu/ chi tiền không đúng quy định cho tính chủ quan có thể dẫn đến việc thu/ chi thừa hoặc thiếu; nhập thông tin khách hàng sai; làm giả chứng từ; tạo hồ sơ giả nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng; gian lận bằng cách hủy bút toán, hạch toán lại với số tiền ít hơn...

- Hệ thống chứng từ kế toán được thiết kế một cách khoa học, phản ánh được đầy đủ các thông tin cần thể hiện của khách hàng, tránh được sự trùng lặp thông tin; mẫu biểu, văn bản thì dễ dàng tìm kiếm trên các công thông tin nội bộ giúp các nhân viên, Cấp quản lý dễ dàng tìm kiếm, rút ngắn thời gian mà vẫn nâng cao được hiệu suất làm việc.

2.3.1.4. Hệ thống thông tin và truyền thông

- Hệ thống Ngân hàng GPBank đã xây dựng được một hệ thống thông tin tương

đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu truy cập, sử dụng thông tin phục vụ cho hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Đáp ứng được nguồn dữ liệu đầu vào tối đa, hỗ trợ trong công tác sử dụng dữ liệu để phân tích, lập kế hoạch, dự toán và đưa ra quyết định.

- Hệ thống T24 thường xuyên được nâng cấp, người sử dụng số liệu hoàn toàn

tin tưởng được số liệu xuất ra từ hệ thống là hoàn toàn chính xác, ghi nhận đúng đắn, đảm bảo mọi giao dịch huy động vốn đều được phê duyệt chuẩn hợp lý, phản ảnh đúng

các nghiệp vụ nộp, rút, gửi tiền. đây chính là cơ sở để thực hiện hoạt động KSNB để thực hiện kiểm tra tính chính xác của số liệu chứng từ ghi nhận.

- Quy định lưu và quản lý chứng từ được ban hành và áp dụng trên toàn hệ thống

GPBank một cách nghiêm túc, từ bộ phận tiếp nhận hồ sơ, nhập liệu thông tin, lưu giữ,

phản ánh thông tin trên hệ thống hay lưu trữ chứng từ tránh được những rủi ro làm giả

hồ sơ, chứng từ. Thường xuyên đào tạo các khóa học “ Nhận diện chữ ký, chứng từ giả

mạo” để gia tăng kỹ năng, kinh nghiệm cho nhân viên, cán bộ quản lý trong quá trình

hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động chung của Ngân hàng.

2.3.1.5. Hoạt động giám sát

- Ban Kiểm soát tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ thường

xuyên, liên tục hay các công tác kiểm tra từ xa ( như yêu cầu báo cáo các trường hợp lãi suất tiền gửi được tặng thêm cho khách hàng có áp dụng đúng theo quy định và đúng theo khách hàng hay không) được diễn ra nghiêm túc, chất lượng cuộc kiểm toán được nâng cao, nội dung và các kiến nghị đề xuất được tập tủng vào quy trình nghiệp vụ huy động vốn đã được hạn chế và ngăn ngừa được nhiều rủi ro trong hoạt động huy động vốn.

- Xây dựng được bộ chỉ tiêu, đánh giá chất lượng KSNB.

- Đội ngũ nhân sự của KSNB được gia tăng, tính khách quan, kiểm soát chặt chẽ được thể hiện thông qua việc đào tạo nâng cao nhận thức, bố trí sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán

- Cập nhận, nhận diện được các rủi ro mới có thể phát sinh trong quá trình hoạt

động KSNB, quản lý rủi ro, quản trị DN, KTNB và các lĩnh vực thuộc phạm vi kiểm toán.

- Tại Phòng KSNB, các chuyên viên thường xuyên được đào tạo, nâng cao kỹ

năng nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn cho công tác kiểm tra, nhận diện rủi ro trong hoạt động ngân hàng; Thường xuyên gửi báo cáo định kỳ hoặc yêu cầu đột xuất cho Ban điều hành để báo cáo kết quả hoạt động tới Ban kiểm soát và HĐTV.

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHHMỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ TOÀN CẦU (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w