Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý của DN. Chất lượng của công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào khả năng, trình độ thành thạo, đạo đức nghề nghiệp, sự phân công, phân nhiệm hợp lý các thành viên trong bộ máy kế toán.
Để đảm bảo cho công tác kế toán trong các DN thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ và chức năng của mình trong công tác quản lý, nhằm cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau có những thông tin kế toán tài chính của DN một cách trung thực, minh bạch, công khai và chấp hành tốt những chính sách, chế độ về
quản lý kinh tế, tài chính nói chung, các chế độ, thể lệ quy định về kế toán nói riêng cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra công tác kế toán trong nội bộ DN theo đúng nội dung, phương pháp kiểm tra.
Việc kiểm tra có thể được tiến hành với tất cả các nội dung hoặc từng nội dung riêng biệt.
Hình thức kiểm tra kế toán: Bao gồm hình thức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra bất thường.
Kiểm tra thường xuyên:
Kiểm tra kế toán thường xuyên trong nội bộ đơn vị là trách nhiệm của thủ trưởng và kế toán đơn vị nhằm đảm bảo chấp hành các chế độ, thể lệ kế toán, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ kịp thời các số liệu, tài liệu kế toán, bảo đảm cơ sở cho việc thực hiện chức năng giám sát của kế toán.
Kiểm tra thường xuyên trong nội bộ đơn vị bao gồm kiểm tra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau.
- Kiểm tra trước được tiến hành trước khi thực hiện các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính và ghi chép kế toán.
- Kiểm tra trong khi thực hiện là kiểm tra ngay trong quá trình thực hiện các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, qua ghi sổ, lập biểu phân tích số liệu thông qua mối quan hệ đối soát giữa các nghiệp vụ với phần hành kế toán.
- Kiểm tra sau thực hiện có hệ thống ở các phần hành về tình hình chấp hành
các nguyên tắc, các chế độ, thể lệ, thủ tục kế toán dựa trên sổ sách báo cáo kế toán.
Kiểm tra bất thường: Trong những trường hợp cần thiết có thể kiểm tra bất thường nhằm đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp thực hiện theo đúng các quy định và kế hoạch đề ra.
Nội dung kiểm tra kế toán bao gồm:
- Kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ kế
toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán đảm bảo thực hiện đúng chế độ, chính sách quản lý tài chính của Nhà nước và những quy định cụ thể của ngành và của DN.