Tổ chức sổ kế toán

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TÓAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VIỆT TÍN (Trang 63)

Để lựa chọn được hình thức sổ kế toán phù hợp, đơn vị đã căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình tình thực tế. Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, sử dụng phần mem Cads kết hợp sử dụng phần mềm Excel để lập các bảng biểu, các bảng tính. Giữa các kế toán phần hành thường không tiến hành luân chuyển số liệu trực tiếp mà thông qua qua mạng nội bộ, thông tin được xử lý trực tiếp theo các bộ phận trên giấy rồi mới cập nhật vào máy chủ.

Phăn mèm kê toán

CbtTUg từ, Bãug Chinig từ gôc

SoCaj Bàng tòng hợp

chĩ tiết

Sô Nhật kỹ chung

Bàng tàn đời sô

phát Stnh

Báo cáo tài th mil SÔ, ttiẽ ké toán chĩ tiet Ghi chú: ►Ghi hàng ngày ^^-Glii định kỳ ◄ ►Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 2.5: Hình thức ghi sổ tại Công ty Trình tự ghi sổ tại công ty như sau:

Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán ban đầu hợp lệ, như: hoá đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho... kế toán phần hành nhập chứng từ vào phần mềm.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái, Sổ nhật ký chung) và các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan. CuOi quý kế toán thực hiện thao tác đóng kỳ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã nhập trong kỳ. Kế toán tổng hợp có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Cuối mỗi quý, cuối năm kế toán sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.

2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

- Ve tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và theo hướng dẫn của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính dùng để tổng hợp, thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty lập các báo cáo tài chính gồm:

+ Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01-DN. (Phụ lục 06)

+ Báo cáo kết quả kinh doanh, mẫu số B02-DN. (Phụ lục 07)

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03-DN. (Phụ lục 08)

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B04-DN. + Quyết toán thuế TNDN và các phụ lục đi kèm

Các mẫu biểu, nội dung, phương pháp tính toán, trình bày, thời gian lập và nộp báo cáo tài chính theo hướng dẫn của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính và đúng theo quy định của Chuẩn mực và các chế độ kế toán hiện hành. Công ty bổ sung Báo cáo kế toán quản trị, bổ sung các chỉ tiêu cần giải thích trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

- Tổ chức lập báo cáo tài chính

Kỳ kế toán áp dụng cho công ty là kỳ kế toán năm, thường tính đầu kỳ từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Công ty lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm và căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán.

Báo cáo tài chính được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của công ty ký và chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

- Tổ chức thực hiện nộp và công khai báo cáo tài chính

Công ty tổ chức thực hiện nộp BCTC cho các cơ quan quản lý nhà nước theo thời hạn quy định là chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Công ty thực hiện công khai báo cáo tài chính và nộp báo cáo tài chính theo các nội dung sau: Tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu; Ket quả hoạt động kinh doanh; trích lập và xử lý các quỹ; thu nhập của người lao động. Báo cáo tài chính của công ty được nộp cho các cơ quan gồm: Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê và Cơ quan đăng ký kinh doanh theo hình thức văn bản. Công ty nộp báo cáo tài chính theo các hình thức qua mạng và gửi văn bản.

Báo cáo trong nội bộ doanh nghiệp: bao gồm các báo cáo quản trị cung cấp

thông tin về tình hình công nợ, khả năng thanh toán, tình hình giá vốn hàng hóa; báo cáo tiến độ nhập hàng, báo cáo tình hình bán hàng, báo cáo về tình hình sử dụng hoá đơn, báo cáo thuế... Các báo cáo này do kế toán các phần hành lập để gửi tới Phòng kinh doanh và Giám đốc để đánh giá tình hình hoạt động của Công ty chưa đáp ứng được các yêu cầu thông tin của nhà quản trị.

2.2.6 Tổ chức kiểm tra kế toán

Công tác kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp là hết sức quan trọng, điều này sẽ giúp việc cung cấp cho nhà quản lý thông tin chính xác và chất lượng, đồng thời cập nhật nhanh chóng về các chính sách kinh tế tài chính và các văn bản pháp quy nhằm điều chỉnh công tác chỉ đạo kinh doanh đúng hướng. Đảm bảo nhanh chóng và hiệu quả trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng trong và ngoài DN.

Công ty không có bộ phận kiểm soát nội bộ mà chỉ có sự tự kiểm tra và kiểm tra qua lại giữa các nhân viên kế toán tuy nhiên vẫn đạt hiệu quả cao và chính xác. Vì kế toán công ty đã xây dựng quy trình kiểm tra số liệu chéo và đồng thời áp dụng một số biện pháp kiểm soát như sau:

- Mọi khoản thu đều nộp vào quỹ và nộp ngay vào ngân hàng trong ngày hay

nộp vào ngân hàng trễ nhất là sáng ngày hôm sau để hạn chế việc mất mát tiền và không để tồn quỹ tiền mặt quá nhiều.

- Mọi khoản chi đều có chứng từ và có chữ ký duyệt chi của kế toán trưởng

và Giám Đốc.

- Hầu hết các khoản chi đều thanh toán qua ngân hàng, hạn chế chi bằng tiền

- Thường xuyên đối chiếu với ngân hàng về các khoản đã phát sinh. Tiền ngân hàng so với sổ phụ hay bảng sao kê ngân hàng.

- Thường xuyên kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết nguyên vật liệu giữa kế

toán vật tư và thủ kho.

- Định kỳ kiểm kê và đối chiếu công nợ, đối chiếu với kế toán tổng hợp.

Với việc tổ chức công tác kế toán theo mô hình kế toán tập trung thực hiện hoàn chỉnh các nghiệp vụ nên việc kiểm tra sẽ do các nhân viên kế toán làm đến đâu kiểm tra đến đó trước khi nộp báo cáo cho kế toán trưởng, kế toán trưởng căn cứ vào đây kiểm tra tính chính xác và hợp lý của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Việc tổ chức kiểm tra kế toán tại công ty thường được kiểm tra:

- Kiểm tra chứng từ: Kiểm tra chứng từ kế toán là nội dung chủ yếu của việc

kiểm tra trước trong nội bộ công ty. Kiểm tra chứng từ rất quan trọng nó gắn liền với việc kiểm tra từng nghiệp vụ kế toán đối với việc kiểm tra thường kỳ hoặc bất thường của công ty, Ban Giám Đốc.

Chứng từ kế toán được kiểm tra chủ yếu theo những nội dung sau:

- Kiểm tra nội dung chứng từ xem các hoạt động kinh tế tài chính ghi trong

chứng từ có hợp pháp không nghĩa là đúng sự thật, đúng với chế độ thể lệ hiện hành, có phù hợp với định mức và dự đoán phê chuẩn hay không?

- Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, nghĩa là chứng từ có hội đủ những yếu tố

cần thiết và chữ ký của từng người có thẩm quyền.

- Đối với những chứng từ tổng hợp và chứng từ ghi sổ phải đối chiếu với

chứng từ gốc theo từng nghiệp vụ kinh tế. Đối với chứng từ ghi sổ, cần phải xem định khoản kế toán đúng với tính chất và nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay không?

- Kiểm tra việc ghi chép vào các sổ kế toán: Kiểm tra vào sổ cập nhật,

đúng sự thật, đúng với chứng từ kế toán, rõ ràng rành mạch.

- Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán: Kiểm tra việc phân công, phân

nhiệm, lề lối làm việc của bộ máy kế toán. Yêu cầu trong tổ chức bộ máý kế toán là phải hết sức gọn nhẹ nhưng đảm bảo được chất lượng công việc theo yêu cầu

quản lý.

- Tổ chức công tác kiểm tra kế toán: Ket quả của công tác kiểm tra phụ thuộc

rất nhiều vào việc tổ chức và kế hoạch hoá đúng đắn công tác kiểm tra.

Ở công ty việc kiểm tra kế toán, sẽ do kế toán trưởng công ty thường xuyên kiểm tra, chịu trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra công việc kế toán của kế toán viên tại công ty theo đúng qui định của chế độ kiểm tra kế toán.

2.2.7 Tổ chức trang bị, ứng dụng công nghệ xử lý thông tin trong công tác kế toán

Nhìn chung, tất cả các văn bản pháp luật hiện nay đều đề cập khá đơn giản về việc áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, không hướng dẫn hoặc quy định một cách chi tiết. về hình thức kế toán, mẫu sổ kế toán, tuy đã được cụ thể hóa trong Thông tư 200/2014/TT-BTC nhưng không quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại sổ kế toán; quy trình ghi sổ kế toán... Có nghĩa là khi công ty ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán sẽ không bị áp đặt theo từng hình thức kế toán như trước đây. Công ty đã tìm hiểu, ký hợp đồng và yêu cầu thiết kế phần mềm kế toán trên máy vi tính phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán thương mại CADs Business 6.0 được xây dựng theo quy định của Bộ Tài Chính và các chuẩn mực kế toán, áp dụng cho các doanh nghiệp đặc thù thuộc lĩnh vực thương mại vật liệu xây dựng, dược phẩm, xuất nhập khẩu. Phần mềm kế toán CADs của công ty là phiên bản mới nhất có tích hợp Hóa đơn điện tử theo Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp. Phần mềm đặc thù cho DNTM nên CADs giúp DN theo dõi quản lý tồn kho theo ngành hàng, nhóm hàng, nhập xuất tồn theo số lô, ngày nhập; quản lý nhập xuất tồn theo nhiều đơn vị tính quy đổi (m2, mét dài, cây, ...) phù hợp với các loại vật liệu xây dựng như thép, sắt, ... Bên cạnh đó, phần mềm CADs cho phép quản lý công nợ theo hạn nợ chi tiết từng hóa đơn với hệ thống cảnh báo CADs Alert đưa ra các cảnh báo về hạn mức tín dụng chi tiết theo đối tượng khách hàng; quản lý hệ thống chương trình giảm giá, chiết khấu.

Bên cạnh các tính năng hạch toán kế toán, lên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính theo quy định chung mà bất kỳ phần mềm kế toán Việt Nam nào cũng có thì CADs còn được xây dựng với hệ thống Dashboard phân tích tình hình kinh doanh thông minh mang tính trực quan cao cung cấp các thông tin quản trị một cách nhanh nhất và chính xác nhất cho các nhà quản trị DN.

Ngoài việc sử dụng phần mềm kế toán, Công ty cũng sử dụng các phần mềm kê khai thuế để tận dụng tối đa việc nộp tờ khai, báo cáo tài chính qua mạng cho cơ quan thuế, cũng như cài phần mềm khai bảo hiểm xã hội để thực hiện việc báo tăng giảm bảo hiểm hay một số thủ tục khác cho cơ quan bảo hiểm xã hội qua mạng, điều này giúp công ty giảm được thời gian và công sức đi lại cho kế toán.

Hình 2.1: Giao diện thanh toán công nợ đối tượng theo từng hóa đơn 2.3 Tổ chức công tác kế toán một số phần hành tại Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Xây dựng Việt Tín

2.3.1 Tổ chức hạch toán bán hàng

a. Chứng từ và tài khoản sử dụng Hệ thống chứng từ

Trong Công ty cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng Việt Tín đối với nghiệp vụ về bán hàng các chứng từ được sử dụng bao gồm:

- Hợp đồng kinh tế - Phiếu xuất kho - Phiếu giao hàng - Hóa đơn GTGT

- Biên bản giao nhận hàng hóa - Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế

- Trình tự luân chuyển chứng từ: Công ty bán hàng theo hai hình thức: + Phương thức bán hàng trực tiếp: giao hàng trực tiếp cho người mua + Phương thức bán buôn qua kho:

(1) Khách hàng lập Yêu cầu báo giá các sản phẩm cần mua gửi đến

Phòng kinh doanh.

(2) Phòng kinh doanh nhận Yêu cầu báo giá, lập Báo giá

(3) Phòng kinh doanh Báo giá tới Khách hàng

(4) Khách hàng nhận Báo giá, đồng ý mua hàng và lập Đơn hàng mua

(5) Khách hàng gửi Đơn hàng mua tới Phòng kinh doanh

(6) Phòng kinh doanh căn cứ Đơn hàng mua của khách hàng, lập Đơn

hàng bán

(7) Phòng kinh doanh đồng thời gửi đơn hàng bán đến Bộ phận kho và

Phòng Tài chính kế toán

(8) Bộ phận kho căn cứ Đơn hàng bán của Phòng kinh doanh, lập Phiếu

xuất kho và Phiếu giao hàng

(9) Bộ phận kho gửi Phiếu xuất kho đến Bộ phận kế toán

(10) Kế toán hàng hóa căn cứ vào Phiếu xuất kho va Đơn hàng bán, lập

Hóa đơn bán hàng (để bộ phận kho khi giao hàng thì gian luôn cho khách hàng, đối với một số công ty kế toán có thể lập Hóa đơn bán hàng sau khi nhận được Phiếu giao hàng có chữ ký của khách hàng của Bộ phận kho gửi đến)

(12) Bộ phận kho giao hàng cho khách hàng kèm Phiếu giao hàng và Hóa đơn bán hàng

(13) Khách hàng thanh toán tiền:

Nếu thanh toán bằng tiền mặt, kế toán lập Phiếu thu

Nếu thanh toán qua ngân hàng, kế toán lập Giấy báo có khi nhận được thông tin về tài khoản

(14) Kế toán chuyển Phiếu thu qua Thủ quỹ để thu tiền

Ví dụ về một vài chứng từ trong hệ thống chứng từ nghiệp vụ bán hàng theo phụ lục 09, phụ lục 10, phụ lục 11

Hệ thống tài khoản

Để phản ánh tình hình bán hàng công ty sử dụng những tài khoản sau: - TK 632: “Giá vốn hàng bán” theo dõi giá vốn của hàng đã bán trong kỳ. Kết cấu của TK 632 như sau:

Bên Nợ: Ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ

Bên Có: Ghi nhận giá vốn hàng bán bị trả lại và kết chuyển giá vốn hàng bán

trong kỳ.

- TK 5111: “Doanh thu bán hàng hóa” dùng để ghi nhận doanh thu bán hàng đối với khách hàng bên ngoài doanh nghiệp. Kết cấu của TK 5111 như sau:

Bên Nợ: Doanh thu bán hàng bị trả lại kết chuyển cuối kỳ, giảm giá hàng bán

kết chuyển cuối kỳ, các khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

Bên Có: Doanh thu bán hàng hóa thực hiện trong kỳ

- Ngoài ra còn có các tài khoản liên quan khác như TK 156, TK 3331, TK 131, TK 111, TK 112, TK 531, TK 532 ...

b. Quy trình kế toán

Hạch toán chi tiết:

- Sổ chi tiết các TK 156, 131..

- Sổ Nhật ký chung

- Sổ cái các TK 156, 131, 511, 632...

Trình tự tổ chức hạch toán kế toán bán hàng tại Công ty được khái quát như sau:

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc như hóa đơn bán hàng, phiếu xuất

kho, hợp đồng kinh tế...đã được kiểm tra, kế toán nhập vào phần mềm kế toán các bút toán liên quan. Phần mềm kế toán sẽ tự động đưa các số liệu lên sổ chi tiết hàng hóa, giá vốn hàng bán... và sổ Nhật ký chung.

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TÓAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VIỆT TÍN (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w