Vai trò của Marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu 0869 hoạt động marketing của các NHTM tại hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 34)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.4. Vai trò của Marketing ngân hàng

1.2.4.1. Marketing tham gia giải quyết những vẩn đề kinh tế cơ bản trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Hoạt động của ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và trở thành bộ phận quan trọng trong cơ chế vận hành kinh tế của mỗi quốc gia. Giống như các doanh nghiệp, các ngân hàng cũng phải lựa chọn và giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh với sự hỗ trợ đắc lực của Marketing.

Thứ nhất, phải xác định được loại sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cần cung ứng ra thị trường. Bộ phận Marketing sẽ giúp ngân hàng giải quyết tốt vấn đề này thông qua các hoạt động như thu thập thông tin thị trường, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, sự lựa chọn ngân hàng của khách Iiang,... Kết quả của Marketing đem lại sẽ giúp ngân hàng quyết định phương thức, khả năng cạnh tranh cùng vị thế của mỗi ngân hàng trên thị trường.

Thứ hai, tổ chức tốt quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ. Quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng với sự tham gia đồng thời của ba yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ, đội ngũ nhân viên trực tiếp và khách hàng. Bộ phận Mark eting ngân hàng sẽ có nhiều biện pháp để kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố này với nhau, góp phần trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tạo uy tín hình ảnh của ngân hàng.

Thứ ba, giải quyết hài hoà các mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng, nhân viên và ban giám đốc ngân hàng. Bộ phận Marketing giúp ban giám đốc ngân hàng giải quyết tốt các mối quan hệ trên thông qua việc xây dựng và điều hành các chính sách lãi, phí, ... phù hợp đối với từng loại khách hàng, khuyến khích nhân viên phát minh sáng kiến, cải tiến các hoạt động, thủ tục nghiệp vụ nhằm cung cấp cho

khách hàng nhiều tiện ích trong sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Giải quyết tốt các vấn đề trên không chỉ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động ngân hàng, mà còn trở thành công cụ để duy trì và phát triển mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.

1.2.4.2. Marketing trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của ngân hàng với thị trường

Thi trường vừa là đối tượng phục vụ, vừa là môi trường hoạt động của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng và thị trường có mối quan hệ và ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Vì thế, hiểu được nhu cầu thị trường để gắn chặt chẽ hoạt động của ngân hàng với thị trường sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng có hiệu quả cao. Điều này sẽ được thực hiện tốt thông qua cầu nối Marketing. Bởi Marketing giúp ban giám đốc ngân hàng nhận biết được các yếu tố của thị trường, nhu cầu của khách

hàng, về sản phẩm dịch vụ và sự biến động của chúng. Nhờ có Marketing mà ban giám đốc ngân hàng có thể phối hợp, định hướng được hoạt động của tất cả các bộ phận và toàn thể nhân viên ngân hàng vào việc đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

1.2.4.3. Marketing góp phần tạo vị thế cạnh tranh cho ngân hàng

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Marketing ngân hàng là tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường. Quá trình tạo lập vị thế cạnh tranh của ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến việc tạo ra những sản phẩm dịch vụ ở thị trường mục tiêu. Cụ thể, Marketing ngân hàng cần phải:

Thứ nhất, tạo được tính độc đáo của sản phẩm dịch vụ. Tính độc đáo phải mang lại lợi thế của sự khác biệt trong thực tế hoặc trong nhận thức của khách hàng.

Thứ hai, làm rõ tầm quan trọng của sự khác biệt đối với khách hàng. Nếu chỉ tạo ra sự khác biệt sản phẩm không thôi thì vẫn chưa đủ để tạo ra lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Điều quan trọng là sự khác biệt đó phải có tầm quan trọng đối với khách hàng, có giá trị thực tế đối với họ và được họ coi trọng thực sự.

phải được ngân hàng tiếp tục duy trì, đồng thời phải có hệ thống biện pháp để chống lại sự sao chép của đối thủ cạnh tranh. Thông qua việc chỉ rõ và duy trì lợi thế của sự khác biệt, Marketing giúp ngân hàng phát triển và ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Ket luận chương 1

Trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài quốc doanh, sự thâm nhập của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nhu cầu và thị trường thay đổi từng giờ, việc thực hiện tốt hoạt động Marketing ngân hàng sẽ giúp ngân hàng đẩy mạnh lợi thế hiện có, phát huy tiềm lực của ngân hàng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thỏa mãn được các nhu cầu khách hàng, tiết kiệm tối đa các chi phí trong hoạt động nghiệp vụ.

Marketing ngân hàng là nghiên cứu môi trường kinh doanh ngân hàng và xác định

chiến lược marketing về sản phẩm - giá cả, phân phối, khuyếch trương - quảng cáo và chiến lược về con người. Sự nhận thức thấu đáo và sử dụng các kỹ thuật marketing

một cách hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là điều không dễ. Công tác

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING

TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI 2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HÀ NỘI

Sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, phát triển ổn định và bền vững.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, cơ cấu ngành công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ ngày càng hoàn thiện, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố ngày càng được cải thiện cả về quy mô, cơ cấu vốn đăng ký và mức giải ngân thực tế; tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo không ngừng được giảm xuống, chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội đã và đang được Đảng, Chính phủ và lãnh đạo thành phố quan tâm, đời sống nhân dân Thủ đô không ngừng được nâng lên.

Kinh tế Hà Nội năm 2012 duy trì tăng trưởng: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

tăng 8,1%; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 13,2%; tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 18,8%; kim ngạch xuất khẩu tăng 5,3%. Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn cả năm 2012 tăng 5,1% so cùng kỳ.

Năm 2012, Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội ước năm 2012 đạt 232.658,5 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2011. Đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Ước đạt khoảng 41.348,4 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2011.

Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội cả năm 2012 tăng 18,8% so với cùng kỳ, trong đó, bán lẻ tăng 18,3%.

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 6,8% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu giảm 3% so cùng kỳ, trong đó, nhập khẩu địa phương tăng 2%.

Khách Quốc tế đến Hà Nội trong năm 2012 là 1600,6 nghìn lượt khách, tăng 27,4%

Tốc độ tăng trường kinh tế của Hà Nội so với cả nước giai đoạn 2001 - 2011

(Đơn vị: %)

Cơ cấu kinh tế Hà Nội giai đoạn 2000 - 2011 (Đơn vị: %)

Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế TP. Hà nội giai đoạn 2009 - 2012

So với năm 2011, năm nay khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 39,2%; khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 3 8,3%; doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 39,5%;

khối lượng hành khách vận chuyển tăng 39,2%; khối lượng hành khách luân chuyển tăng 38,1%; doanh thu vận chuyển hành khách tăng 39,6%.

Năm 2012 có 828,4 nghìn thuê bao điện thoại thu cước tăng thêm (trong đó có 84,8

nghìn thuê bao điện thoại cố định) tăng 38,6% so với năm 2011. Số thuê bao Internet phát triển mới tăng 39,2% so cùng kỳ, doanh thu viễn thông tăng 49% so cùng kỳ.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2012 tăng 0,26 % so với tháng trước. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 là 4,8%, trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 7,8%. So với năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,3%. Số lao động được giải quyết việc làm toàn Thành phố là 133 nghìn người, bằng 95% kế hoạch.

Năm 2012, Thành phố đã vận động quĩ đền ơn đáp nghĩa được 46,95 tỷ đồng (đạt 260% kế hoạch); tặng 9850 sổ tiết kiệm cho người có công (đạt 265% kế hoạch); hỗ trợ cho 23 nghìn hộ thoát nghèo, đạt kế hoạch đề ra.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm đạt 138.893 tỷ đồng, bằng 95% dự toán năm, trong đó thu nội địa là 120.543 tỷ đồng, bằng 91,4% dự toán. Tổng chi

thường xuyên là 30.716 tỷ đồng, vượt 4% dự toán, chi xây dựng cơ bản là 19.042 tỷ đồng, bằng 95% dự toán. Tổng nguồn vốn huy động đến hết tháng 12 năm 2012 là 897.646 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm trước.

2.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI TẠI HÀ NỘI THƯƠNG MẠI TẠI HÀ NỘI

2.2.1. Khái quát hoạt động của Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hà nộiThủ đô Hà Nội là trung tâm tài chính tiền tệ lớn của cả nước, trên địa bàn Hà Nội Thủ đô Hà Nội là trung tâm tài chính tiền tệ lớn của cả nước, trên địa bàn Hà Nội tập trung nhiều các tổ chức tín dụng (TCTD), công ty chứng khoán. Với vai trò huyết

mạch của nền kinh tế, lĩnh vực ngân hàng tài chính có tính nhạy cảm cao, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro và tác động mạnh đến sự ổn định, phát triển kinh tế xã hội.

Hà Nội luôn dẫn đầu hệ thống về công tác huy động vốn, nhất là nguồn tiền gửi dân cư. Nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tăng so với cuối năm 2010, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động của ngành Ngân hàng Việt Nam. Tính đến 31/8/2011, tổng vốn huy động của các TCTD Hà Nội đạt 820.660 tỷ đồng, tăng 3,2% so với 31/12/2010. Nguồn tiền gửi VND chiếm tỷ trọng 73,1% và nguồn tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng 26,9% trong tổng nguồn vốn huy động.

Hoạt động dư nợ cho vay nền kinh tế cũng đạt được nhiều kết quả tốt. Trong thời gian qua, các TCTD trên địa bàn Hà Nội đã kiểm soát được tốc độ tăng trưởng không

vượt quá 20% so với năm 2010 và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, hạn chế cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất. Một số TCTD đã dành nguồn vốn tín dụng phù hợp, ưu tiên cho vay đối với lĩnh vực sản xuất

kinh doanh, nông nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất

khẩu, cho vay đối với khách hàng truyền thống, có uy tín, sản xuất kinh doanh hiệu quả. Tính đến 31/8/2011, tổng dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn đạt 568.535

+ Ngân hàng Thương mại cổ phần Công

ngân hàng... Chi nhánh cũng đã đáp ứng đầy đủ tiền mặt về số lượng, chất lượng, cơ cấu mệnh giá cho các TCTD và Kho bạc Nhà nước, thực hiện tốt chức năng điều hoà tiền mặt trên địa bàn. NHNN chi nhánh TP Hà Nội cũng đã nâng cao chất lượng công

tác thanh tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, triển khai kịp thời chỉ đạo của Thống

đốc và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng NHNN Việt Nam.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước liên tục khó khăn, lạm phát tăng cao,

năm 2011, thành phố Hà Nội vẫn đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao gần gấp đôi chỉ số chung của cả nước (10,1% so 5,85%). Hoạt động của các NHTM trên địa bàn đã góp phần tích cực tạo nên mức tăng ấn tượng đó.

Năm 2011, quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của các NHTM trên địa bàn tiếp tục tăng. Hầu hết các TCTD cổ phần trên địa bàn đã thực hiện tăng vốn điều lệ theo qui định của Chính phủ, chỉ còn 2/12 NHTM cổ phần tăng vốn điều lệ vào quí I/2012 do có liên quan đến cổ đông là doanh nghiệp nhà nước. Trong năm, Hà Nội có 3 NHTM thực hiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán là NHTM cổ phần Nhà Hà Nội, NHTM cổ phần Quân đội và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam.

Tính đến cuối tháng 11/2011, tổng tài sản của các TCTD trên địa bàn đạt 1.406.603

tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2010. Khối NHTM cổ phần có tốc độ tăng thị phần về tổng tài sản cao nhất (năm 2009 là 34,5%, năm 2010 là 37,5%, đến cuối tháng 11/2011 là 39%). Vốn điều lệ của TCTD cổ phần là 55.490,511 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cuối năm 2010. Như vậy, dù nhiều khó khăn trong hoạt động, quy mô NHTM trên địa bàn Hà Nội vẫn đạt mức tăng trưởng khá. Phát biểu tại Hội nghị triền khai nhiệm vụ ngân hàng ngành Ngân hàng Hà Nội năm 2012, Đ/c. Nguyễn Đồng Tiến - Phó Thống đốc NHNN Việt Nam nói : “Ban Lãnh đạo NHNN ghi nhận, biểu dương những nỗ lực của các ngân hàng trên địa bàn TP. Hà Nội trong năm 2011. Các ngân hàng đã hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và đóng góp vào sự phát triển của hệ thống Ngân hàng. NHNN chi

nông thôn Việt Nam (Agribank).

Các Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

+ Standard Chartered Bank.+ ANZ.

Các ngân hàng liên doanh

W I I I I XΛ I Ilx. + Ngân hàng Việt Nga.

+ Ngân hàng Hàng Hải (MaritimeBank). + Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng

(VPBank). '

+ Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank). + Ngân hàng Quân đội (MB).

Các NHTM Cổ phần - > + Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank).

Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài

- * + Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ chi

+ VID Public Bank.

+ Ngân hàng Quốc tế (VIB).

+ Ngân hàng Sài gòn - Hà nội (SHB). + Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) + Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank)

+ Ngân hàng Tiên phong. + Ngân hàng Bảo việt. + ANZ chi nhánh Hà nội. + BIDC chi nhánh Hà nội.

+ Credit Agricole chi nhánh Hà nội. + Standard Chartered Bank CN Hà nội. + CitiBank chi nhánh Hà nội.

+ Taipei Fubon Hà nội.

+ MAY Bank chi nhánh Hà nội. + Bangkok Bank chi nhánh Hà nội. + Mizuho Corperate Bank CN Hà nội.

+ First Commercial Bank Hà nội. + Sumitomo chi nhánh Hà nội. + Industrial and Commercial Bank of China Ltd chi nhánh Hà nội.

12/200 9

12/2010 12/2011 12/2012 Tăng giảm so với năm 2011 (%) Nguồn vốn huy động 591 152 795 200 821 817 897 646 9.23 Tiền gửi 532 949 707 377 728 335 852 649 17.07

Phân theo nội ngoại tệ

Đồng Việt Nam 380 419 533 716 537 268 659 280 22.71 Ngoại tệ 152 530 173 661 191 067 193 369 Ĩ2Ô

Phân theo cơ cấu tiền gửi

Tiền gửi tiết kiệm 208

082 283 065 288 007 355 890 23.57 Tiền gửi thanh toán 324

867

424 312 440 328 496 760 12.82

Phát hành giấy tờ có giá 58 203 87 823 93 482 44 997 -51.87

Đồng Việt Nam 43 847 66 161 70 424 33 634 -52.24

Ngoại tệ 14 356 21 662 23 058 11 363 -50.72

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, mặc dù hoạt động mới chỉ gần 2 thập kỷ, nhưng đã có những biến đổi cơ bản về lượng (số lượng tổ chức tín dụng gia tăng, mạng lưới phát triển rộng) và về chất (đa dạng về hình thức sở hữu, phong phú về loại hình dịch vụ).

Tính đến nay, mạng lưới các tổ chức tín dụng tại thành phố Hà Nội không ngừng

Một phần của tài liệu 0869 hoạt động marketing của các NHTM tại hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 34)