Chiến lược phân phối sản phẩm

Một phần của tài liệu 0869 hoạt động marketing của các NHTM tại hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 58 - 61)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.3. Chiến lược phân phối sản phẩm

Đối với các ngân hàng thương mại, việc phát triển kênh phân phối cũng đang là một trong những giải pháp mang tính tiên quyết cho phát triển. Tại Việt Nam, gần 50 năm phát triển vừa qua, hầu hết các ngân hàng mới chỉ có duy nhất kênh phân phối truyền thống - hệ thống chi nhánh, việc tổ chức lại các kênh phân phối một cách đa dạng đóng vai trò là một trong những yếu tố làm lên thành công trong cuộc đua cạnh tranh ngày càng gay gắt về cung cấp các sản phẩm và dịch vụ.

Hiện nay, hệ thống các chi nhánh của ngân hàng đang là kênh phân phối truyền thống cung cấp tới khách hàng các dịch vụ khách hàng cá nhân riêng lẻ. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện những kênh phân phối mới thông qua sự trợ giúp của công nghệ thông tin như ATM, Mobile Banking... với nhiều ưu điểm về thời gian và mức phí. Đa dạng hoá kênh phân phối là việc lựa chọn một hoặc một số kênh phân phối nhằm tạo ra một hệ thống kênh phân phối hỗn hợp, bổ khuyết lẫn nhau trong hoạt động, nhằm tăng cường khả năng phục vụ khách hàng, tăng cường khả năng quan tâm tới từng khách hàng (cá nhân hoá dịch vụ), giảm mức phí và giảm bớt công việc cho nhân viên tại hệ thống chi nhánh. Hơn nữa, việc thiết lập và gắn kết các kênh phân phối mới sẽ tạo ra khả năng cho các chi nhánh bán lẻ đem lại, từ đó tăng năng suất lao động.

Tuy vậy, kênh phân phối truyền thống vẫn còn một chỗ đứng vững chắc trong chiến lược phân phối của các ngân hàng, có điều này là do sự hạn chế về vốn của các NHTM, do kênh phân phối hiện đại mới chỉ có thể phục vụ cho các nghiệp vụ thanh toán là chính. Mặt khác, không phải khách hàng nào cũng có điều kiện tiếp cận với kênh hiện đại, do vậy mà số lượng chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Hà nội không ngừng được gia tăng.

Trong khối NHTM Nhà nước, Agribank là một điển hình với 2400 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước, trong đó có 231 chi nhánh, phòng giao dịch tại Hà nội. Một ngân hàng điển hình nữa là Vietcombank với 69 chi nhánh, phòng giao dịch. Đến cuối năm 2011, số lượng chi nhánh của BIDV (120 chi nhánh, phòng giao dịch tại Hà nội) vượt qua Vietcombank và lọt vào top 3 ngân hàng có số lượng chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, sau Agribank và Vietinbank với 168 chi nhánh,

phòng giao dịch tại Hà nội.

Khối NHTM cổ phần với số chi nhánh, phòng giao dịch tại Hà nội tiêu biểu như: - Maritime bank với 80 chi nhánh, phòng giao dịch.

- Techcombank với 70 chi nhánh, phòng giao dịch

- NHTMCP Quân đội (MB) với 30 chi nhánh, phòng giao dịch - VIB với 30 chi nhánh, phòng giao dịch

- SeaBank với 51 chi nhánh, phòng giao dịch - SHB với 19 chi nhánh, phòng giao dịch - GPbank với 48 chi nhánh, phòng giao dịch - PGbank với 39 chi nhánh, phòng giao dịch

- Tienphongbank 17 với chi nhánh, phòng giao dịch - Baovietbank với 13 chi nhánh, phòng giao dịch

Không chỉ phát triển mạng lưới chi nhánh ở trong nước, thời gian qua và trong tương lai các NHTM không ngừng tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý trong nước và nước ngoài. Chẳng hạn như Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.033 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vietcombank có mối quan hệ với hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, 2 công ty con tại nước ngoài và 1 văn phòng đại diện tại Singapore. Techcombank có mối quan hệ với các ngân hàng của trên 40 quốc gia, SHB có 2 chi nhánh quốc tế tại Campuchia và Lào.

Ngoài ra còn có rất nhiều sự hợp tác đã diễn ra giữa các NHTM tại Hà nội với các NHTM khác trong nước và quốc tế. Việc phát triển hoạt động ngân hàng đại lý của các NHTM tại địa bàn TP. Hà nội hoàn toàn phù hợp với xu thế toàn cầu hoá thị trường tài chính thế giới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam.

Như vậy, dù là trên thế giới hay ở Việt Nam, xu hướng chung vẫn là sự tồn tại song song, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau của hai kênh phân phối: truyền thống và hiện đại. Tuỳ thuộc vào đặc điểm thị trường, tính chất sản phẩm dịch vụ, mức độ cạnh tranh, trình độ công nghệ, xu hướng phát triển nhu cầu của khách hàng, ... mà các ngân hàng quyết định sử dụng loại kênh nào cho phù hợp, hiệu quả.

Một phần của tài liệu 0869 hoạt động marketing của các NHTM tại hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w