5. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Chiến lược sản phẩm
Để giữ chân, thu hút thêm khách hàng mới, củng cố uy tín, đồng thời cũng tăng thu từ dịch vụ, các ngân hàng thương mại cổ phần không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ.
Những năm gần đây, các NHTM ở nước ta đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng. Ngay từ những ngày đầu của năm 2010, chiến lược trong cuộc đua cạnh tranh dịch vụ được các NHTM cổ phần áp dụng là đưa ra sản phẩm, dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng.
Nếu như trước đây, hoạt động đầu tư tín dụng của các NHTM chiếm từ 85- 90%/tổng
doanh thu, 10-15% còn lại từ hoạt động thu phí dịch vụ thì hiện nay, cơ cấu này đã dần thay đổi theo hướng 60-65% từ hoạt động tín dụng và 35-40% từ dịch vụ.
Các ngân hàng đã và đang triển khai mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ ATM cung cấp những tiện ích về rút tiền, chuyển khoản, thanh toán dịch vụ, cho vay qua thẻ, thu đổi ngoại tệ... Các dịch vụ ngân hàng như: nghiệp vụ thẻ, kinh doanh ngoại hối, đầu tư trên thị trường tiền gửi, chiết khấu, chuyển tiền, kiều hối, tư vấn,... đang được các NHTM đầu tư cả về công nghệ, máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu, gây dựng uy tín. cho phát triển đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng tăng. Khoảng 30/49 NHTM trong nước đã có dịch vụ Internet Banking, Home Banking, SMS Banking, Mobile Banking... Nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng 2-3 năm nữa các dịch vụ ngân hàng Việt Nam có thể tiếp cận tiêu chuẩn dịch vụ ngân hàng quốc tế.
Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trong thời gian qua còn có những hạn chế. Các sản phẩm tài chính của ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn ít so với các nước khác, chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Tuy phí có thể cao, nhưng dịch vụ của các ngân hàng nước ngoài đa dạng và chất lượng hơn hẳn nhờ đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ năng chuyên nghiệp. Ngoài ra, lợi thế về công nghệ và quản trị đã giúp các ngân hàng bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam đưa ra các dịch vụ tiện ích hơn.
Từng dịch vụ của NHTM chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, quy mô của từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, đặc biệt, tính tiện ích của một số dịch vụ chưa cao, nên đến nay mới chỉ có khoảng 20% dân số sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng.
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như Internet Banking, Home Banking, SMS Banking, Mobile Banking chưa thu hút nhiều khách hàng tham gia trong khi ở nước ngoài, các dịch vụ này rất phổ biến đối với người dân. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có thói quen quan tâm sử dụng các dịch vụ tài trợ thương mại như bao thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ quản lý dòng tiền và các sản phẩm công cụ phái sinh. Đối tượng sử dụng thẻ thanh toán thường xuyên, chủ yếu vẫn là người làm việc trong
lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, du lịch.
Bảng 2.3. Hạ tầng và kênh phân phối sản phẩm của Hà nội so với các địa phương khác
Hội sở chính NHTM 99 35 35^4 53 535 ũ ĨĨ7Ĩ Hệ thống ATM 13 654 2 454 180 3 679 26.9 7 521 551 Hệ thống POS 83 000 14 600 17.6 17 616 21.2 50 784 612 Chỉ tiêu Hà nội HC M Toàn quốc Bình quân số km2 có 1 điểm hoạt động ngân hàng (km2) 16 1 473 Bình quân một điểm hoạt động ngân hàng phục vụ (người) 3 211 3
554
12 418 Bình quân một máy ATM phục vụ (người) 2 674 2
010 6 367
Bình quân một máy POS phục vụ (người) 450 420 1 048
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bảng 2.4. Tần suất hạ tầng kênh phân phối sản phẩm cung ứng dịch vụ cho khách hàng
riêng đang có xu hướng tăng nhanh, các ngân hàng đều có bộ phận nghiên cứu và giới thiệu các sản phẩm mới để tăng cường sức cạnh tranh và khai thác hàng mới.
Những ngày đầu năm mới 2013, hàng loạt ngân hàng lớn như Techcombank, Maritimebank, SHB, VIB, MB... tung ra nhiều chương trình để “dụ” khách hàng mạnh tay chi tiêu bằng thẻ tín dụng. Từ ngày 07/01-31/3/2013, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) triển khai chương trình “Tân xuân Quý Tỵ, lộc tài như ý” dành cho những Khách hàng gửi tiết kiệm. Chương trình “Tân Xuân Quý Tỵ, Lộc Tài Như Ý” với mỗi 20 triệu đồng hoặc 1.000 USD kỳ hạn 1 tháng, Khách hàng gửi tiết kiệm sẽ nhận được 01 thẻ cào may mắn và mã số quay thưởng tham dự quay số trúng thưởng hàng tuần.
Nhà băng nhỏ hơn như Tienphongbank thì liên tục duy trì chính sách giảm giá khi chi tiêu qua thẻ và rao giải thưởng may mắn lên tới 60 triệu đồng.
Trong khi đó, ngân hàng ngoại HSBC cam kết sẽ lì xì ngay 4 triệu đồng cho những chủ thẻ chi tiêu nhiều, khách phát hành mới cũng được tặng ngay tiền vào tài khoản.
SHB triển khai chương trình khuyến mại “Tết hội ngộ, Xuân sum vầy” cho tất cả khách hàng nhận tiền kiều hối tại các điểm giao dịch Sacombank thông qua hệ thống Western Union với gần 5.000 giải thưởng. Với hơn 250 điểm giao dịch ở hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam và các chi nhánh tại Lào, Campuchia, hệ thống của SHB sẵn sàng phục vụ và đáp ứng nhu cầu về chi trả kiều hối cho khách hàng, không giới hạn số tiền, loại tiền giao dịch.
Bên cạnh đó, SeABank cũng tiếp tục triển khai 2 chương trình ưu đãi cho khách hàng vay mua nhà “Thời điểm vàng cho ngôi nhà mơ ước” và “SeAHome Day - Thứ 3 đặc biệt” với những ưu đãi hấp dẫn.
Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) triển khai chương trình khuyến mại dành cho chủ thẻ VietinBank khi mua hàng và thanh toán trên POS của VietinBank tại hệ thống siêu thị điện máy HomeOne trên toàn quốc cụ thể Chủ thẻ VietinBank hưởng 0% lãi suất trả góp + giảm 10% tại HomeOne.
Như vậy, có thể thấy cuộc chạy đua về phát triển sản phẩm dịch vụ mới của các ngân hàng trên thị trường TP. Hà nội đang diễn ra rất sôi động. Đặc biệt, thẻ thanh toán đa tính năng là xu hướng tiêu dùng được ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng và các NHTM trong nước cũng đang tích cực nắm bắt cơ hội này.