Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn TP Hà

Một phần của tài liệu 0869 hoạt động marketing của các NHTM tại hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 43 - 50)

5. Kết cấu của đề tài

2.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN

2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn TP Hà

2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn

Theo báo cáo hoạt động của ngành ngân hàng Hà Nội, năm 2011, công tác huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội gặp nhiều khó khăn, từ tháng 5 đến tháng 9 nguồn vốn liên tục giảm, song từ đầu quý IV/2011 đến nay nguồn vốn đã có xu hướng tăng so với cuối năm 2010.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của các TCTD trên địa bàn TP. Hà nội giai đoạn 2009 - 2012

Tổng dư nợ 368 710

509 951 586 139 623 959 615

Báo cáo của NHNN Chi nhánh Hà Nội về tình hình thực hiện chính sách tiền tệ năm 2012 cho biết, vốn huy động của các ngân hàng vẫn tăng trưởng trong năm. Theo đó, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn năm 2012 ước đạt 897.646 tỷ đồng, tăng 9,23 % so với đầu năm. Trong đó, riêng tiền gửi tăng 17,07%, phát hành giấy tờ có giá giảm 51,87%. So với cuối năm ngoái, các ngân hàng vẫn huy động nhiều vốn hơn 4,39%.

Theo ước tính, cả năm 2012 tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng Hà Nội đạt 623.959 tỷ đồng, tăng 6,45% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ tín dụng VND tăng 10,78% và dư nợ tín dụng ngoại tệ giảm 3,56%. Dư nợ dài hạn tăng gấp đôi dư nợ ngắn hạn.

Nửa đầu năm nay tín dụng Hà Nội mới tăng 2,35% - thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Có thể nhận thấy hệ thống ngân hàng Hà Nội đang gặp rất nhiều khó khăn.

Như vậy, có thể thấy cả cung tiền và huy động vốn đều đã tăng khá mạnh sau những tháng khởi động chậm chạp đầu năm. Đây cũng là những mức khá cao so với diễn biến trong cùng kỳ so sánh ở năm 2011. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn đã mạnh lên kể từ đầu tháng 3/2012, sau khi NHNN phát tín hiệu sẽ giảm dần trần lãi suất huy động với tốc độ khá nhanh về cuối năm.

Tín hiệu và thực tế trên đã góp phần thúc đẩy dòng tiền gửi vào hệ thống, tranh thủ lãi suất cao trước khi điều chỉnh, cũng như tạo cơ cấu thuận lợi hơn cho các ngân hàng ở các kỳ hạn dài hơn.

2.2.3.2. Hoạt động cho vay

Đây là một trong những hoạt động chủ đạo của các NHTM Việt Nam hiện nay, vì hiệu quả của hoạt động này đem lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận ngân hàng.

Ngoài việc tín dụng tăng thấp, nợ xấu Hà Nội “chưa có năm nào cao như năm nay”. Tổng kết 6 tháng đầu năm, nợ xấu trên địa bàn là 5,12% nhưng đến nay, tỷ lệ nợ xấu còn 4,11% tổng dư nợ, trong đó nợ nhóm 5 chiếm 1,92% tổng dư nợ.

Báo cáo của NHNN Chi nhánh Hà Nội cũng cho hay, mặt bằng lãi suất cho vay VND giảm tương đối mạnh so với năm 2011. mặt bằng lãi suất huy động VND giảm 3-6%/năm, lãi suất cho vay giảm 5-9%/năm so với cuối năm 2011 và đã trở về mức lãi suất vào cuối năm 2007. Lãi suất cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ phổ biến ở mức 10 - 13% một năm, cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 12 - 15%.

Bảng 2.2. Tình hình cho vay của các TCTD trên địa bàn TP. Hà nội giai đoạn 2009 - 2012

Dư nợ trung và dài hạn 159 903

198 817 224 871 246 246 911

Phân theo nội ngoại tệ

Dư nợ bằng VNĐ 287

557 369 657 409 250 453 362 10.78 Dư nợ bằng ngoại tệ 90 153 140 294 176 889 170 596 -3.56

trạng bế tắc tín dụng và sự lệch pha trong cán cân huy động và cho vay. Vì thế, việc tìm đáp án cho câu hỏi: vì sao tín dụng lệch pha và làm thế nào để phá thế đóng băng tín dụng, tiếp tục là bức xúc không chỉ riêng đối với ngành ngân hàng.

Đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 12%, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ không kiểm soát tỷ trọng cho vay với khu vực phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng...) trong năm 2013. Đây cũng là tín hiệu để các NHTM trên địa bàn có những chính sách marketing thích hợp để tăng dư nợ cho ngân hàng mình.

Mặt khác, thực tế hiện nay cho thấy chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang có dấu hiệu lấn áp sang thị trường ngân hàng Việt Nam, thị phần tăng do có nhiều đối tác nước ngoài đến Việt Nam kinh doanh khi thị trường Việt Nam ngày càng thoáng hơn và một phần do phong cách làm việc có hiệu quả của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thu hút một số doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, hệ thống NHTM trên địa bàn Hà

nội cần phải đẩy mạnh nghiên cứu chiến lược marketing của ngân hàng mình để khôi phục và chiếm lĩnh thị phần ngay trên sân nhà.

2.2.3.3. Hoạt động dịch vụ ngân hàng

Những năm gần đây, trước thực trạng tốc độ tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu chững lại và áp lực cạnh tranh ngày một khốc liệt, các ngân hàng Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ. Hầu hết các ngân hàng đều đang chuyển hướng chiến lược sang chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng.

Doanh thu đến từ mảng dịch vụ hiện chiếm 20 - 30% tổng doanh thu của ngành ngân hàng, trong khi năm 2011 con số này chỉ là 15 - 20%. Áp lực cạnh tranh khiến các ngân hàng tăng cường đầu tư về công nghệ ngân hàng nhằm mở rộng mạng lưới kênh phân phối và nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, dẫn đầu về độ phủ sóng Internet với hơn 60% dân số có truy cập mạng, trên 12 triệu người dùng điện thoại di động thông minh và 1,1 triệu thuê bao cố định, Hà nội được xem là thị trường có tiềm năng lớn cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính công nghệ cao. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức khi khách hàng đặt nhiều kỳ vọng hơn vào chất lượng dịch vụ.

Thời gian gần đây, dịch vụ ngân hàng không dừng lại ở việc cho vay tiêu dùng và phát hành thẻ ghi nợ mà đã được đẩy mạnh tới các hoạt động internet banking hay mobile banking. Một cuộc khảo sát do ComScore tiến hành trong năm 2010 ở 6 quốc gia gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, Hong Kong và Singapore cho thấy, số người sửu dụng ngân hàng trực tuyến ở Việt Nam tăng 35%, chỉ đứng sau Indonesia với mức tăng cao nhất 72%.

Đến nay, con số khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến còn tăng gấp nhiều lần số đã được công bố bởi các ngân hàng đã đầu tư rất mạnh cho hạ tầng công nghệ. Đơn cử như tại Maritime Bank vừa đưa ra một phiên bản mới của gói dịch vụ ngân hàng điện tử M-banking bao gồm các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking cho phép khách hàng giao tiếp với ngân hàng qua tất cả các kênh giao dịch điện tử. Dù Maritime Bank mới ra mắt M-banking trong cuối năm 2011 nhưng M-banking đã nhận được sự ủng hộ đáng kể của khách hàng, thể hiện ở

tỷ lệ trên 95% khách hàng đăng ký và sử dụng M-banking.

Cùng với Internet banking thì Mobile banking cũng đang là xu hướng phát triển mạnh trên thị trường dịch vụ ngân hàng. Từ đầu tháng 4/2012, Techcombank chính thức triển khai dịch vụ “Phone Banking - ngân hàng qua điện thoại”, giúp khách hàng thực hiện truy vấn các thông tin liên quan tới tài khoản tiền gửi hay tham khảo các thông tin về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Khách hàng có thể ngay lập tức kiểm tra các thông tin về tài khoản Techcombank khi có nhu cầu như các tài khoản thanh toán, tiết kiệm, tiền vay; thẻ tín dụng, lãi suất, tỷ giá hối đoái, địa điểm giao dịch, ATM...

Như vậy, ngoài các dịch vụ ngân hàng điện tử như Online Banking, đề nghị vay vốn trực tuyến, gửi tiết kiệm Online Esaving, SMS banking thì Phone banking đã bổ sung vào dãy sản phẩm công nghệ tiện ích, phù hợp nhu cầu của khách hàng là nhân viên văn phòng hoặc khách hàng có quỹ thời gian hạn chế.

Hình 2.2. Tỉ lệ sử dụng các ngân hàng tại ba thành phố chính của Việt Nam

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thanh toán không dùng tiền mặt là nhiệm vụ đang được Ngân hàng Nhà nước tập trung thực hiện khi “Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015” đã được Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu cần phải đạt được là đến cuối năm 2015 là tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán dưới 11% đồng thời tăng mạnh số người dân được tiếp cận dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng lên 35-40%.

Tại thị trường Hà Nội, mức độ được sử dụng của các ngân hàng gần như được thống trị bởi một số ít các tên tuổi lớn như Vietcombank, Techcombank, Vietinbank trong khi thị trường Đà Nang và HCM là sân chơi của nhiều ngân hàng khác nhau. Tỉ lệ nhận biết ưu tiên (ghi nhớ đầu tiên) lớn nhất thuộc về Vietcombank với 38% tại thị trường Hà Nội. Nghiên cứu ở phương diện độ nhận biết các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho thấy hầu hết khách hàng có biết tới tất cả các dịch vụ do ngân hàng cung cấp, tuy nhiên họ lại chỉ sử dụng một số ít phổ biến là dịch vụ Gửi tiết kiệm và chuyển khoản. Khách hàng Hà Nội sử dụng dịch vụ Gửi tiết kiệm nhiều nhất trên cả nước, trong khi Tp.HCM cởi mở và có xu hướng thanh toán điện tử nhiều hơn.

Tóm lại, căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn TP. Hà nội đến cuối tháng 12/2012, đã và đang có những bước tăng trưởng đáng kể về số lượng, quy mô, các loại hình dịch vụ và mạng lưới giao dịch, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đồng đều giữa các nhóm ngân hàng, đặc biệt trên lĩnh vực huy động vốn và cho vay. Trong đó xuất hiện hiện tượng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có sự gia tăng nhanh về hoạt động kinh doanh. Thách thức trên đòi hỏi nỗ lực mạnh mẽ từ phía NHTM trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro, gia tăng các tính năng cho sản phẩm dịch vụ thông qua các phương thức thanh toán tiện lợi, kênh dịch vụ đa dạng, hiện đại, và dịch vụ chất lượng cao.

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 0869 hoạt động marketing của các NHTM tại hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 43 - 50)