5. Kết cấu của đề tài
2.3.2. Chiến lược giá cả
Giá cả là một biến số quan trọng, sau khi đưa ra quyết định về sản phẩm cần phải xác định được mức giá hợp lý cho các sản phẩm đó. Giá cả đóng vai trò đòn bẩy kinh tế quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh và lợi nhuận của ngân hàng. Ngày nay sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng gia tăng, giá không chỉ là yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng mà còn có tác động mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn sản phẩm dịch vụ và ngân hàng của khách hàng. Giá cả sản phẩm dịch vụ ngân hàng được biểu
g
hiện qua 2 hình thức: lãi suất (huy động, cho vay), phí sử dụng dịch vụ (chuyển tiền, tín dụng thương mại, mua bán ngoại tệ, tư vấn, ủy quyền, ...).
Ngày 21/12/2012, Ngân hàng Nhà nước lần lượt ban hành các văn bản điều chỉnh các lãi suất chủ chốt và các trần lãi suất. Theo đó, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 10%/năm xuống 9%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 8%/năm xuống 7%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng từ 11%/năm xuống 10%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên là 2%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 9%/năm xuống 8%/năm; riêng quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 8,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường. Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm.
Trong tháng 11 và đầu tháng 12/2012, nhiều ngân hàng đã lần lượt bỏ các mức 13%/năm rồi 12%/năm trên biểu niêm yết. Diễn biến này một phần gắn với cân đối vốn thuận lợi, một phần để đón đầu chính sách điều chỉnh; Mặt khác, trước xu hướng giảm thể hiện, giữ các mức lãi suất cao ở các kỳ hạn dài tiềm ẩn rủi ro chi phí.
Nếu như lãi suất VND các kỳ hạn dưới 12 tháng bị áp trần và hạ xuống tối đa 8%/năm là bắt buộc, thì các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là cơ chế mở để các nhà băng dễ thở hơn, chủ động hơn trong huy động vốn, nhất là ở mùa cao điểm chi trả cuối năm.
Dễ thấy hầu hết các ngân hàng thương mại chỉ giảm nhẹ lãi suất ở các kỳ hạn dài, duy trì một sự hấp dẫn nhất định để dự phòng cho vấn đề thanh khoản cuối năm. Mức giảm ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên phổ biến chỉ 0,5%/năm; một số vẫn duy trì mức trước ngày 24/12 như tại Vietcombank, MB, Vietinbank... Mức cao nhất trên biểu niêm yết giữa các thành viên hiện đã có những chênh lệch đáng kể, như tại MB, Vietcombank chỉ là 10,5%/năm; tại Tienphongbank, GPbank, PGbank, Baovietbank là 12%/năm; ... Và mức cao nhất, ứng với điều kiện quy mô tiền gửi, hiện là 12,8%/năm tại SeABank, ở kỳ hạn 12 và 13 tháng cho lượng tiền gửi từ 2 tỷ đồng trở lên có ở sản phẩm tiết kiệm lãi suất bậc thang.
Bảng 2.5. Lãi suất huy động của một số ngân hàng trên địa bàn TP. Hà nội tính đến 14/1/2013
Maritime bank 0.85 2 2 2 8 8 8 8 8 ĩ0.8 ĩ0.8 ĩ0.8 Vietinbank 2 2 2 2 8 8 8 8 8 ĩ0.5 ĩ0 ĩ0 BIDV 2 0 0 0 8 8 8 8 8 9. 5 9 9 Vietcombank 2 2 2 0 8 8 8 8 8 ĩ0 ĩ0.5 ĩ0.5 MB ĩ 2 2 2 8 8 8 8 8 ĩ0.5 ĩ0.5 ĩ0.5 VIB 0 2 2 2 8 8 8 8 8 ĩ0.5 9. 5 9. 5 Seabank ĩ.8 ĩ.8 ĩ.9 2 8 8 8 8 8 ĩĩ.6 ĩĩ ĩ2.8 SHB 2 2 2 2 8 8 8 8 8 ĩĩ ĩ0.5 ĩ0.5 Tienphongbank 2 2 2 2 8 8 8 8 8 ĩĩ ĩ2 ĩ2 Standard Chartered 0.5 ĩ ĩ 0 4.26 5.43 6.26 7.26 7.76 8.26 9.76 9.76
suất cao, dù bình quân thấp hơn song chi phí huy động vốn vẫn có độ trễ nhất định để giảm tiếp lãi suất cho vay. Hiện lãi suất huy động đã rút về phổ biến từ 8% - 12%/năm, song lãi suất cho vay vẫn còn nhiều khoản từ 17% - 18%/năm, nhất là các khoản vay trung và dài hạn.
Ngoài công cụ lãi suất, sự cạnh tranh giá còn thể hiện qua nhiều hình thức khác như:
Sau khi Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho thu phí nội mạng kể từ ngày 1.3, nhiều khách hàng đã phản đối và thậm chí, một số cho biết sẽ không dùng ATM để tránh mất phí. Trước thực trạng trên, nhiều ngân hàng đã thông báo miễn phí toàn bộ
chi phí giao dịch nhằm “câu” thêm nhiều khách hàng.
Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) cho biết sẽ tiếp tục miễn phí rút tiền tại hơn 14.000 ATM nội địa trong 6 tháng với các khách hàng mới mở tài khoản. Từ tháng thứ bảy trở đi, nếu duy trì số dư trung bình trên tài khoản tháng trước từ 500.000 đồng trở lên, khách hàng sẽ tiếp tục được rút tiền miễn phí.
Tương tự, Ngân hàng Tiên Phong (TienPhong Bank) cũng khẳng định chưa thu phí ATM nội và ngoại mạng đối với các chủ thẻ. Hiện tại, mọi giao dịch rút tiền ATM ngoại mạng (ngoại trừ tại ATM của Ngân hàng ANZ, HSBC và Citibank) đều được miễn phí.
Techcombank vừa thông báo điều chỉnh biểu phí cho hàng loạt sản phẩm của ngân hàng từ ngày 1/8/2012.
Bắt đầu từ 26/11/2012, khi khách hàng mang vàng đến gửi, các ngân hàng đều thu phí giữ hộ vàng với mức phí dao động từ 0,01 đến 0,05% mỗi năm.
Vietinbank thì có loại phí: “Quản lý duy trì số dư tài khoản tiền gửi dưới mức tối thiểu dành cho doanh nghiệp” (3.000 đồng/ngày); phí mượn hồ sơ (300.000 đồng/lần)...
Hiện nay có 20 ngân hàng đã chính thức triển khai dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ ra thị trường là Vietcombank, ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, VIB, TienPhong Bank, SHB, MB, Oceanbank, HDBank, VP Bank, GP Bank, VietABank, OCB, Vietinbank, DongA Bank, BIDV, LienVietPostBank, OCB, Navibank, Hongleongbank. Tùy theo chính sách dịch vụ cụ thể của từng ngân hàng sẽ có các mức phí chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ khác nhau. Hiện nay, với 20 ngân hàng đã triển khai mức phí giao động từ 5.500 đồng đến 11.000 đồng cho một giao dịch dưới 50 triệu đồng.
Tóm lại, trong kinh doanh ngân hàng, giá cả linh hoạt là một điểm mạnh để khách hàng lựa chọn ngân hàng và củng cố vị trí ngân hàng trên thị trường. Tuy nhiên cũng tùy vào năng lực tài chính của mỗi ngân hàng mà các NHTM có một chính sách giá cạnh tranh phù hợp.