Các quy định chung điều chỉnh hoạt động M&A các tổ chức tài chính

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬPCÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 49)

M&A là điều tất yếu của một nền kinh tế lành mạnh và là một công cụ hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp. Quan trọng hơn, đó là một trong những cách thức hiệu quả để các doanh nghiệp mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình và đem lại thu nhập cho chủ sở hữu và các Nhà đầu tư. Tuy nhiên, để các thương vụ M&A có thể được thực hiện thành công mà vẫn đảm bảo lợi ích của các bên tham gia thì cần một yếu tố vô cùng quan trọng nữa đó chính là một khung pháp lí đầy đủ và hoàn thiện.

Hiện nay, hoạt động M&A ở Việt Nam vẫn đang được quy định rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và hiện chưa có một khung pháp luật hoàn chỉnh và thống nhất điều chỉnh lĩnh vực này. Các giao dịch M&A, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể liên quan và chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật như luật doanh nghiệp, luật chứng khoán, luật cạnh tranh, luật đầu tư. Cụ thể:

Trong Luật doanh nghiệp năm 2014, các quy định về mua lại và sáp nhập đã

được quy định tại Điều 195 (Sáp nhập doanh nghiệp). Theo đó, “sáp nhập doanh nghiệp” là một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty sáp nhập. Luật doanh nghiệp năm 2014 xem xét sáp nhập doanh nghiệp như hình thức tổ chức lại doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tự thân của doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận của Luật doanh nghiệp 2014, hoạt động M&A được xem là hành vi “tổ chức lại doanh nghiệp”. Luật cũng đề cập đến các vấn đề như “hợp nhất doanh nghiệp” và “chia, tách doanh nghiệp” theo quy định tại Điều 192 (Chia doanh nghiệp), Điều 193 (Tách doanh nghiệp), Điều 194 (Hợp nhất doanh nghiệp).

38

Dưới góc độ Luật đầu tư năm 2014, quy định “Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp” như một trong những hình thức đầu tư trực tiếp. Theo đó, đầu tư trực tiếp được thực hiện dưới các hình thức: (i) đóng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới hoặc để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; (ii) mua toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động và ; (iii) mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập doanh nghiệp.

Dưới góc độ Luật Cạnh tranh năm 2004 thì quy định tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật (Điều 16). Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp được quy định tại Điều 17. Từ Điều 18 đến Điều 20 quy định trường hợp tập trung kinh tế bị cấm; trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm và thông báo việc tập trung kinh tế.

Đối với Luật chứng khoán, mặc dù không quy định cụ thể và đưa ra khái niệm M&A như Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh nhưng nó cũng đã có những quy định về hạn chế tập trung kinh tế trên Thị trường chứng khoán như tại Điều 6 và Điều 29 đã đưa ra định nghĩa và quy định về “cổ đông lớn”, tại Điều 9 đã nêu ra các hành vi bị cấm như: như giao dịch nội gián, thao túng thị trường của cá nhân, tổ chức để mua bán chứng khoán có lợi cho mình hoặc cho người khác, hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo thị trường giả, thao túng, làm giá thị trường... Bên cạnh đó, một số nội dung liên quan như: hoạt động chào mua chứng khoán công khai, cơ quan quản lí của hoạt động chia, tách, hợp nhất, chuyển đổi công ty chứng khoán, công ty quản lí quỹ cũng được quy định rất chi tiết tại Điều 32, Điều 69 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010.

2.1.2. Quy định đặc thù cho hoạt động mua lại, sáp nhập cho tổ chức tài chính

2.1.2.1. Đối với các tổ chức tín dụng

Do chưa có một khung pháp lí hoàn chỉnh nào quy định cho hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, vì vậy để thực hiện các thương vụ M&A cho các lĩnh vực đặc thù sẽ có những văn bản hướng dẫn riêng. Đối với các tổ chức tín dụng

Tiêu chí Thông tư 04 và Thông tư 36 Quyết định 241

về hình thức mua lại và sáp nhập

Thông tư quy định việc sáp nhập, hợp nhât và mua lại giữa các tô chức tín dụng chỉ được tiến hành dưới một số hình thức nhât định.

- Các hình thức sáp nhập bao gồm: Ngân hàng, công ty tài chính, tô chức tín dụng hợp tác sáp nhập vào một ngân hàng;

công ty tài chính sáp nhập vào một công ty tài chính.

- Các hình thức hợp nhât bao gồm: Ngân hàng được hợp nhât với ngân hàng, công ty tài chính, tô chức tín dụng hợp tác để thành một ngân hàng; các công ty tài chính hợp nhât thành một công ty tài chính; các công ty cho thuê tài chính hợp nhât thành một công ty cho thuê tài chính.

- Các hình thức mua lại bao gồm: Một ngân hàng được mua lại

công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính; một công ty tài chính được mua lại công ty cho thuê tài chính.

Không quy định 39

tại Việt Nam thì đó là Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 của Ngân hang Nhà nước Việt Nam và Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015. Hai thông tư này được cho là đã kế thừa và loại bỏ những hạn chế của Quy chế về sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN5 ngày 15/07/1998 của Ngân hàng Nhà nước.

Chi tiết, các khác biệt nổi bật giữa hai quy định được thể hiện dưới bảng sau 40

về điều kiện tiến hành

Cạnh tranh.

- Các tổ chức tín dụng tham gia các hoạt động này phải phối hợp xây dựng một đề án thực hiện hợp nhất, sáp nhập, hoặc mua lại không trái với nội dung của hợp đồng đã ký.

- Ngoài ra, tổ chức tín dụng còn lại sau khi tiến hành hợp nhất,

sáp nhập, hoặc mua lại phải đảm bảo đáp ứng điều kiện về vốn pháp định theo quy định của pháp luật.

-

nhất trí

- Được Ủy ban Nhân dân tỉnh chấp nhận

- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có liên quan đề nghị.

Tiêu chí Thông tư 04 và Thông tư 36 Quyết định 241

về mặt thủ tục Chia ra đối với các trường hợp sáp nhập,hợp nhất theo đó:

- Tổ chức tín dụng đại diện lập hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc hợp nhất theo quy định và gửi bằng đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước.

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc hợp nhất tổ chức tín dụng, chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến.

Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.

- Lập hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xin chấp thuận và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại địa bàn

- Sau khi thống nhất các vấn đề liên quan việc mua

lại, Tổ chức tín dụng mua

lại chủ động phối hợp 41

cùng TÔ chức tín dụng cô

phần đuợc mua lại lập hồ sơ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc xin châp thuận nguyên tắc mua lại.

Bố cáo sau M&A - Các tô chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhât, mua lại

theo quy định tại Thông tu này phải đăng bố cáo ít nhât trên 03 số báo liên tiếp. Báo đăng bố cáo phải là báo giây, có số phát hành hàng ngày và phát hành trên toàn quốc.

- Hợp đồng sáp nhập, hợp nhât, mua lại phải đuợc gửi đến các chủ nợ và thông báo cho nguời lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đuợc Thống đốc châp thuận nguyên tắc việc sáp nhập, hợp nhât, mua lại tô chức tín dụng

- Đăng ký và đăng báo theo luật định về việc thành lập

Tô chức tín dụng cô phần hợp nhât trên cơ sở kế thừa toàn bộ các vân đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các TÔ chức

tín dụng cô phần xin hợp nhât

43

Ngoài thông tư 04/2010/TT-NHNN và sửa đổi bổ sung là thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua bán sáp nhập cho các tổ chức tín dụng thì Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam và Thông tư số 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 69/2007/NĐ-CP. Trong đó một những vẫn đề được quan tâm nhất đó là việc quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề này đã được quy định rõ tại Điều 4 của Nghị Định 69: Nguyên tắc sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:

- Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

- Mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

- Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó không vượt quá 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

- Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó vượt quá 15%, nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

Việc khống chế các tỉ lệ liên quan đến việc các Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các Ngân Hàng tại Việt Nam là 30% cho thấy một sự thận trọng của cơ quan quản lí nhà nước. Trên thực tế, đã có nhiều những ý kiến trái chiều nhau về tỉ lệ đầu tư này. Một số bộ phận thì cho rằng về mặt logic, lẽ ra đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn thành lập Ngân hàng liên doanh hoặc Ngân hàng 100% vốn nước ngoài thì đương nhiên họ cũng phải được quyền mua cổ phần ở các Ngân hàng khác. Nhưng một số bộ phận thì lại đồng ý rằng tỉ lệ giới hạn 30% là hợp lí bời lẽ vì

44

nếu một Ngân Hàng mà số vốn góp của Nhà đầu tu nuớc ngoài tăng hơn 30% thì doanh nghiệp này không còn là doanh nghiệp trong nuớc nữa mà đã trở thành một Ngân hàng liên doanh đuợc điều chỉnh theo một hệ thống chính sách và pháp luật hoàn toàn khác. Trên quan điểm cá nhân, bản thân tác giả của luận văn nhận thấy, việc quy định tỉ lệ giới hạn đầu tu của các nhà đầu tu nuớc ngoài vào Việt Nam là cần thiết.

Bởi lẽ, khi mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam và nhiều nuớc khác trên thế giới đều ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tu nuớc ngoài tại các doanh nghiệp trong nuớc, trong đó có ngân hàng. Việc các nuớc quy định giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tu nuớc ngoài tại ngân hàng trong nuớc là nhằm ngăn ngừa, hạn chế một cổ đông hoặc nhóm cổ đông nuớc ngoài có cùng lợi ích nắm giữ tỷ lệ vốn lớn tại ngân hàng và thông qua cơ chế biểu quyết để thao túng hoạt động của ngân hàng theo ý đồ của riêng mình. Thêm nữa, mục đích chính của việc thu hút vốn đầu tu nuớc ngoài thông qua việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tu nuớc ngoài tại các ngân hàng trong nuớc là nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị và đa dạng hóa vốn sở hữu của các ngân hàng thuơng mại trong nuớc chứ không phải “hiến tặng” thị truờng nội địa và toàn bộ ngân hàng thuơng mại trong nuớc cho nhà đầu tu nuớc ngoài. Chỉ có điều, tỉ lệ này là bao nhiêu thì còn phụ thuộc theo điều kiện và hoàn cảnh thực tế của mỗi nuớc mà các quốc gia có quyền chọn và quy định một tỷ lệ sở hữu cổ phần thích hợp của nhà đầu tu nuớc ngoài tại một ngân hàng thuơng mại trong nuớc. Chẳng hạn, pháp luật Việt Nam quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tu nuớc ngoài và nguời có liên quan tối đa bằng 30% vốn điều lệ của một ngân hàng, trong đó có tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông chiến luợc nuớc ngoài không vuợt quá 15% vốn điều lệ (trừ truờng hợp đuợc Thủ tuớng Chính phủ cho phép, nhung không vuợt quá 20% vốn điều lệ), trong khi pháp luật Trung Quốc cho phép cổ đông nuớc ngoài sở hữu đến 20% số cổ phần của một ngân hàng trong nuớc nhung tổng số cổ phần nắm giữ tối đa bằng 25% vốn điều lệ của một ngân hàng.

Ngoài vấn đề liên quan đến tỉ lệ sở hữu của Nhà đầu tu nuớc ngoài thì Nghị định 61/2007 và Thông tu 07/2007 còn quy định chi tiết về một số các vấn đề khác

45

như điều kiện để ngân hàng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài; điều kiện của tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam; điều kiện của các nhà đầu tư nước ngoài khi mua cổ phần của các ngân hàng Việt Nam trên thị trường chứng khoán; điều kiện tham gia quản trị tại ngân hàng Việt Nam.

2.1.2.2. Đối với các công ty chứng khoán

Hiện tại, đối với các công ty chứng khoán việc thực hiện mua bán sáp nhập ngoài tuân theo các văn bản pháp luật chung như Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh và Luật Chứng khoán thì còn được quy định tại các văn bản đặc thù khác dành riêng cho lĩnh vực các công ty chứng khoán và quản lí quỹ.

Có thể thấy, các công ty chứng khoán tại Việt Nam cũng mới chỉ xuất hiện từ đầu thập kỉ 20, nếu so với sự thành lập của các tổ chức tín dụng như Ngân Hàng thương mại đã từ mấy chục năm về trước thì không thể so sánh được. Tuy nhiên, với sự phát triển liên tục như vũ bão của thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trên thì trường tài chính. Và là một điều tất lẽ, khi trở thành một trong những thực thể quan trọng thì Nhà nước cần phải có những văn bản qui phạm pháp luật riêng thực sự hiệu quả để quản lí và điều tiết các hoạt động. Điều này đã giải thích nguyên nhân vì sao mà đối với các văn bản quy định riêng cho hoạt động của công ty chứng khoán trong đó có hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp lại có nhiều thay đổi với nhiều quy định mới đến vậy.

Đầu tiên, vào tháng 4/2007, Thị trường chứng khoán đón nhận Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán. Đây là văn bản được ra đời vào giai đoạn khi mà thị trường chứng

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬPCÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w