Các nguyên nhân

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬPCÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 119 - 122)

Thứ nhất, do những đặc thù xuất phát từ nội tại của thị truờng tại Việt Nam dẫn đến những khó khăn nhất định cho các cơ quan Nhà nuớc trong việc đua ra những chính sách hỗ trợ hậu sáp nhập cho các tổ chức tài chính. Bên cạnh đó, với khung pháp luật chua hoàn thiên và chua tiệm cận đuợc với quốc tế cũng là một phần khiến cho khuôn khổ pháp lý cho hoạt động M&A còn thiếu và chua đồng bộ.

Thứ hai, việc tăng biên độ và thời gian tăng tỉ lệ sở hữu vốn cổ phần của các nhà đầu tu nuớc ngoài tại các ngân hàng tại Việt Nam không phải là một vấn đề đơn giản. Mục đích của việc quy định giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tu nuớc ngoài là nhằm ngăn ngừa, hạn chế một cổ đông hoặc nhóm cổ đông nuớc ngoài có cùng lợi ích nắm giữ tỷ lệ vốn lớn tại ngân hàng và thông qua cơ chế biểu quyết để thao túng hoạt động của ngân hàng theo ý đồ của riêng mình. Thêm nữa, mục đích chính của việc thu hút vốn đầu tu nuớc ngoài thông qua việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tu nuớc ngoài tại các ngân hàng trong nuớc là nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị và đa dạng hóa vốn sở hữu của các ngân hàng thuơng mại trong nuớc chứ không phải “hiến tặng” thị truờng nội địa và toàn bộ ngân hàng thuơng mại trong nuớc cho nhà đầu tu nuớc ngoài.

Thứ ba, số luợng và giá trị của các thuơng vụ M&A tăng còn chậm là do thị truờng M&A tại Việt Nam hoạt động còn khá non trẻ, kiến thức về M&A còn chua sâu đặc biệt là trong buớc định giá tài sản, việc đào tạo nhân sự trong ngành còn khá mới.

Thứ tu, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng còn ở mức cao, thực tế cao hơn so với báo cáo, và các ngân hàng chua đua ra đuợc biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quá, chủ yếu chỉ dựa vào bán nợ cho VAMC. Nhung xử lý nợ xấu không đơn giản nhu vậy,

95

vì đây không phải là hình thức mua đứt, bán đoạn, mà trách nhiệm xử lý nợ xấu vẫn thuộc về ngân hàng. Tuy bán nợ cho VAMC, nhung mỗi năm, ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu VAMC. Đồng nghĩa, lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị sụt giảm rất mạnh, thậm chí ăn mòn cả vốn điều lệ. Nợ xấu tăng chính là nguyên nhân khiến cho các nhà băng phải đau đầu sau hậu sáp nhập.

Thứ năm, trong thời gian qua, hoạt động M&A diễn ra đa phần là đối với các tổ chức tài chính đang rơi vào tình trạng hoạt động không hiệu quả hoặc bị bắt buộc phải sáp nhập hợp nhất theo quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền. Bởi vậy, khi thực hiện các thuơng vụ M&A, các tổ chức thuờng rất khó khăn trong việc tự đua ra quyết định về quy trình, nghiệp vụ để phù hợp với doanh nghiệp tại thời điểm sáp nhập

Thứ sáu, với kinh nghiệm - kiến thức về M&A còn yếu của các doanh nghiệp trong nuớc và sự không thống nhất trong các văn bản pháp lý liên quan dẫn đến việc định giá theo phuơng pháp định giá nào cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Bên cạnh đó, với tính minh bạch trong các báo cáo tài chính của các tổ chức TCNH Việt Nam chua cao vì vậy cũng rất khó để định thành một con số. Vì vậy, việc xác định giá trị giao dịch cho thuơng vụ M&A trong lĩnh vực TCNH cũng luôn là một quá trình thuơng luợng lâu dài và phức tạp. Do vậy, vấn đề định giá là một vấn đề cần phải giải quyết ngay nếu muốn thị truờng M&A nói chung, thị truờng M&A TC - NH nói riêng có cơ hội phát triển.

96

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận chương 1, nội dung chương 2 tập trung đánh giá thực trạng hoạt động mua bán sáp nhập các trung gian tài chính là các ngân hàng và công ty chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2017. Cụ thể:

Thứ nhất, chương 2 đã trình bày sơ lược về khung pháp lý cho hoạt động M&A cho các ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán tại Việt Nam. Đồng thời đã nêu thực trạng hoạt động M&A các loại hình doanh nghiệp nói chung tại Việt Nam và thực trạng hoạt động M&A nói riêng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Thứ hai, chương 2 đã trình bày sơ lược về một số thương vụ M&A điển hình của các ngân hàng thương mại Việt Nam và các công ty chứng khoán giai đoạn 2013 - 2017 dựa trên việc đánh giá quy trình thực hiện; đánh giá nhóm các chỉ tiêu cơ bản về mặt lượng và mặt chất.

Thứ ba, trên cơ sở thực tiễn hoạt động M&A các ngân hàng thương mại Việt Nam và các công ty chứng khoán, chương 2 đã khái quát những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của nó, từ đó xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm và phát triển hoạt động M&A của các trung gian tài chính tại Việt Nam trong thời gian tới.

97

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CHO CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

3.1 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬPCHO CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬPCÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w