Thứ nhất, về phía các cơ quan quản lý Nhà Nước:
Giai đoạn 2013-2017 là giai đoan mà các cơ quan quản lí Nhà Nước đóng một vai trò hết sức quan trọng trong các thương vụ mua bán và sáp nhập. Nếu như NHNN là một trong những nhân tố quyết định lớn đến sự thành công của các thương vụ sáp nhập Ngân hàng, thì UBCK Nhà nước đóng vai trò then chốt trong các phương án và quyết định hợp nhất của các công ty chứng khoán.
- Ngân hàng Nhà Nước: Với đề án tái cơ cấu các ngân hàng, giai đoạn năm 2013- 2017 được xem là giai đoạn quan trọng nhất. Bởi sau một khoảng thời gian dài đánh giá phân loại các tổ chức tín dụng đặc biệt là Ngân Hàng thì đây là giai đoạn cần phải có những hành động mạnh mẽ để có phương án thực hiện thích hợp và một trong số đó là thực hiện sáp nhập các Ngân hàng lại với nhau. Không giống như tổ chức khác, Ngân hàng là một định chế tài chính với nguồn vốn lớn, cơ cấu tài sản nợ có phức tạp. Chính vì vâỵ, việc sáp nhập hai ngân hàng thương mất khá nhiều công sức, chi phí. Vai trò của NHNN là rất quan trọng, bởi đây là tổ chức sẽ thực hiện ra quyết định cuối cùng là có hợp nhất hay không. Bên cạnh đó, với những chỉ đạo sát sao liên quan đến các chính sách dành cho Ngân hàng sau sáp nhập cũng đã cho thấy sự quyết liệt làm đến cùng của cơ quan quản lý Nhà nước này. Phải nói rằng, với năm thương vụ sáp nhập trong giai đoạn từ năm 2013-2017 đã cho thấy động thái rất mạnh mẽ của NHNN trong việc tái cơ cấu, lành mạnh hóa các tổ chức tín dụng để xây dựng một hệ thống ngân hàng ổn định và phát triển hơn.
- Ủy ban chứng khoán Nhà nước: Trước năm 2013, sáp nhập các công ty chứng khoán là điều khó có thể xảy ra, một phần là do chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào rõ ràng, một phần là do các CTCK chưa nhìn thấy lợi ích của hoạt động M&A. Tuy nhiên, kể từ khi thương vụ đầu tiên thành công với sự tư vấn hỗ
Ngân hàng Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016
BIDV Nợ xấu 1,6% 1,88%
86
trợ từ phía Ủy Ban chứng khoán thì nhiều thương vụ khác cũng đã được tiến hành thành công. Ngoài ra, với việc liên tục cải thiện các văn bản liên quan đến hoạt động của CTCK mà trong đó có hoạt động mua bán sáp nhập của Ủy Ban chứng khoán cũng đã giúp cho các CTCK mạnh dạn hơn trong việc thực hiện các thương vụ. Có thể thấy, với sự hỗ trợ và sự đồng tình rất lớn từ phía ủy ban chứng khoán thì hoạt động M&A các công ty chứng khoán đã diễn ra khá mạnh trong giai đoạn 2013-2017, đây cũng được xem là giai đoạn tiền đề cho việc tái cấu trúc các công ty chứng khoán, đặc biệt là những công ty bị thua lỗ và không đảm bảo được khả năng thanh khoản và hoạt động.
Thứ hai, về phương thức thực hiện mua bán sáp nhập:
Giai đoạn 2013 -2017, các thương vụ mua bán sáp nhập chủ yếu được diễn ra dưới hình thức sáp nhập giữa các tổ chức trung gian tài chính trong nước và mang yếu tố tự nguyện. Đây là một tín hiệu khác biệt so với các giai đoạn trước đó khi mà các thương vụ hợp nhất sáp nhập chủ yếu lại là mang hình thức bắt buộc hợp nhất, đồng thời các thương vụ M&A phần lớn là việc mua bán cổ phần của các NH cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài
Thứ ba, về số lượng và giá trị các thương vụ mua bán sáp nhập:
Trong khi các hoạt động mua bán và sáp nhập đã xuất hiện khá lâu trên thế giới đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì tại thị trường Việt Nam hoạt động này vẫn còn rất mới. Chính vì vậy, mà con số các thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam còn rất nhỏ bé và khá khiêm tốn.
Tuy vậy, giai đoạn từ 2013 - 2017 là một giai đoạn cho thấy một sự tăng trưởng cả về số lượng và giá trị các thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trong giai đoạn này, hoạt động M&A tài chính ngân hàng Việt Nam đã đạt được một số thành công nhất định. Các thương vụ đã góp phần làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, các NHTMVN đã thành công trong việc tăng vốn điều lệ để đạt được tiêu chuẩn với chỉ số an toàn vốn 8%, lợi nhuận ngành tăng cao, hệ thống mạng lưới rộng khắp.
Về số lượng các thương vụ mua bán sáp nhập, nếu như lĩnh vực ngân hàng có 5 thương vụ sáp nhập thành công giảm số lượng ngân hàng đi 5 ngân hàng thì
87
trong lĩnh vực chứng khoán cũng có đến 4 thương vụ sáp nhập thành công trong đó có thương vụ là trường hợp đầu tiên của hợp nhất các công ty chứng khoán ở Việt Nam.
về giá trị, các thương vụ trong giai đoạn này trong lĩnh vực ngân hàng đều có giá trị 3000 tỷ trở lên trong đó thương vụ có giá trị cao nhất là thương vụ Maritimebank và ngân hàng MHD có giá trị 4000 tỉ. Đây cũng là điều dễ hiểu khi mà các ngân hàng Việt Nam đều là những định chế tài chính lớn. Đối với các công ty chứng khoán thì giá trị các thương vụ có phần nhỏ hơn. Chủ yếu trong giai đoạn này là sự sáp nhập của một công ty lớn và một công ty nhỏ hơn khá nhiều về mặt quy mô.
Mặc dù, M&A là một công cụ không còn mới tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, giải pháp này vẫn đang ở những bước khởi đầu cho quá trình hỗ trợ công cuộc tái cơ cấu tổ chức tài chính và đề án tái cấu trúc nền kinh tế nói chung của chính phủ Việt Nam. Do vậy, tiềm năng tăng trưởng về số lượng các thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng và các ngành nghề trong nền kinh tế Việt Nam nói chung hưa hẹn sẽ còn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Thứ tư, về kết quả hoạt động các TGTC hậu sáp nhập:
Chất lượng của các thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 được xem xét đánh giá chủ yếu thông qua đánh giá tình hình kinh doanh của các TGTC sau khi thực hiện sáp nhập. Bảng dưới đây mô tả một số chỉ tiêu hoạt động của các NHTM sau sáp nhập:Bảng 2.18: Bảng mô tả một số chỉ tiêu hoạt động của các NHTM sau sáp nhập
ROA 0,74% 0,62%
ROE 18,6% 18,16%
HD bank Nợ xấu 2,12% 1,58% 1,45%
ROE 5,17% 6,7% 9,8% Maritimebank Nợ xấu 5,15% 3,4% 2,36% ROA 0,13% 0,11% 0,15% ROE 1,72% 0,96% 1,17% Sacombank Nợ xấu 1,19% 5,93% 6,82% ROA 0,22% 0,026% ROE 3,56% 0,49% 88
( Nguồn: Báo cáo kiểm toán các ngân hàng )
Nhìn vào các số liệu trong bảng, các chỉ tiêu tài chính của các ngân hàng sau quá trình M&A tại các ngân hàng sau sáp nhập tuơng đối ổn định và duy trì trong mức tuơng đối an toàn, tuy nhiên có một số sự suy giảm nhẹ ở một số chỉ tiêu bắt nguồn từ tốc độ tăng tài sản nhanh hơn tốc độ gia tăng về vốn:
- Chỉ tiêu chất luợng: Chỉ tiêu chất luợng tài sản tại các ngân hàng sau sáp
nhập có sự cải thiện nhung chua nhiều, duy trì ở mức trung bình so với Ngành. Ngoại trừ BIDV có chỉ tiêu chất luợng tài sản luôn duy trì ổn định ở mức cao truớc và sau khi sáp nhập ( tỉ lệ nợ xấu luôn duới 2% và nhỏ hơn tỉ lệ nợ xấu trung bình ngành), các ngân hàng còn lại nhu HD Bank, Maritime Bank, chỉ tiêu chất luợng tài sản đuợc cải thiện sau quá trình M&A. Riêng chỉ có ngân hàng Sacombank là gặp nhiều khó khăn trong sau quá trình nhận hợp nhất sáp nhập do phải nhận gánh nặng quá lớn về nợ xấu..
- Khả năng sinh lời chua đuợc cải thiện nhiều trong các ngân hàng sau sáp
nhập. BIDV tiếp tục là một ngoại lệ trong số các ngân hàng tham gia sáp nhập. Các hệ số sinh lời nhu ROE, ROA... của ngân hàng này có sự biến động tích cực ngay cả trong giai đoạn chua sáp nhập. Tiếp đến là HDBank, năm 2015 ROE của HDBank đạt 6,7% so với mức 5,14% năm 2014. Từ năm 2015, các chỉ số về khả năng sinh lời của HBBank biến động khá ổn định quanh mức đạt đuợc năm 2014. Các ngân hàng còn lại có sự cải thiện trong khả năng sinh lời sau sáp nhập, nhung
Chỉ tiêu 30/6/2015 31/12/2015 30/6/2016 31/12/2016
Tỉ lệ nợ xấu (%) 2,7 T6 T9 1,88
89
mức độ cải thiện còn chưa cao. Năm 2015, 2016, ROE của Maritimebank lần lượt là 0,96% và 1,17% trong khi đó con số này là 1,72% trong các năm 2014. Các chỉ số khác liên quan tới khả năng sinh lợi có mức độ biến động tương tự như ROE. Ngoài ra, BIDV duy trì tỷ lệ tăng trưởng tài sản, tài sản sinh lời, tín dụng. ở mức cao và tăng tiến sau quá trình M&A. Tượng tự, các ngân hàng còn lại ghi nhận sự tăng trưởng về tài sản, tài sản sinh lời, tín dụng, huy động vốn, thu nhập lãi thuần, thu nhập từ hoạt động dịch vụ thuần.
Như vậy, có thể thấy các chỉ tiêu quan trọng như tỉ lệ nợ xấu, ROE, ROA, vốn. đều được cải thiện so với thời điểm sáp nhập. Một yếu tố nữa cũng cho thấy chất lượng của các thương vụ sáp nhập tài chính ngân hàng ngày càng được nâng cao đó là việc một loạt các thương vụ sáp nhập như BIDV-MHB, Maritime - MDB, MBS - VITSE được các chuyên gia đánh giá cao về nhiều mặt trong đó có thương vụ sáp nhập giữa BIDV - MHB đã được bình chọn là thương vụ tiêu biểu của năm 2015, thương vụ MBS - VITSE là thương vụ sáp nhập hai công ty chứng khoán đầu tiên của Việt Nam kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu được thành lập.
Thứ năm, về phía các bên tham gia sáp nhập:
Giai đoạn từ năm 2013 -2017 là giai đoạn mà hoạt động mua bán sáp nhập các trung gian tài chính ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng và lĩnh vực chứng khoán. Nếu như lĩnh vực ngân hàng có đến 5 thương vụ sáp nhập thành công giảm số lượng ngân hàng đi 5 ngân hàng thì trong lĩnh vực chứng khoán cũng có đến 4 thương vụ sáp nhập thành công trong đó có thương vụ là trường hợp đầu tiên của hợp nhất các công ty chứng khoán ở Việt Nam.
Rõ ràng, các thương vụ sáp nhập ngân hàng thường phức tạp hơn nhiều so với các thương vụ sáp nhập các loại hình doanh nghiệp khác. Bỏi lẽ, ngân hàng thương mại là những trung gian tài chính lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển và điều tiết vốn trong nền kinh tế. Trong khi đó, những ngân hàng bị sáp nhập thực chất lại là những ngân hàng yếu kém về năng lực quản trị, tỉ lệ nợ xấu cao, chủ yếu lại cho vay bất động sản nên khả năng thu hồi tài sản đảm bảo rất khó. Điều này thường sẽ làm cho ngân hàng nhận sáp nhập sẽ phải đau đầu với bài toán
90
trích thêm chi phí dự phòng và bài toán nợ xấu của Ngân hàng sau sáp nhập. Ví đụ điển hình cho vấn đề này chính là vấn đề của Sacombank. Nhà băng này đã phải trích lập một số tiền lớn cho các khoản nợ xấu phát sinh từ Ngân hàng Phuong Nam. Điều này làm cho các chỉ số tài chính của Sacombank bị suy giảm nghiêm
trọng. Mặc dù.trong đề án sáp nhập với NH Phuong Nam5Sacombank đã thực hiện
xin NHNN một số những biện pháp tài chính nhằm giảm bớt gánh nợ chi phí cho Sacombank, nhung lợi nhuận truớc thuế vẫn tụt dốc thảm hại so với năm 2014 đặc biệt là năm 2016 khi lợi nhuận truớc thuế chỉ còn lại chua đến 100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, với chỉ số đều không mấy khả quan đã khiến cho cổ phiếu của Sacombank giảm điểm rất mạnh. Tính đến năm 2015, giá trị cổ phiếu đã mất đi một nửa giá trị so với năm 2014, điêu này đã làm cho rất nhiều cổ đông bức xúc vì bản thân họ cũng bị mất đi tới hon một nửa giá trị tài sản, bên cạnh đó, với tình hình kinh doanh với mức lợi nhuận thấp nhu vậy thì việc chi trả cổ tức hàng năm là khó có thể thực hiện.
Cũng giống truờng hợp của Sacombank, nhung trong thuong vụ của BIDV- MHB thì sau sáp nhập tình hình lại không quá xấu nhu vậy. Điều này một phần là do quy mô của BIDV là lớn hon rất nhiều so với MHB chính vì vậy, mặc dù tỉ lệ nợ xấu tại MHB có cao nhung cũng không thể ảnh huởng quá lớn ngay lập tức đến BIDV. Mặt khác, đối tuợng cho vay chính của MHB thuờng lại là cho vay tiêu dùng và sản xuất luong thực tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, do đó khả năng thu hồi lại vốn cũng dễ dàng hon so với cho vay kinh doanh bất động sản. Duới đây là bảng mô tả môt số chỉ tiêu chính của BIDV truớc và sau khi sáp nhập MHB
Bảng 2.19:Bảng số liệu nợ xấu và chi phí dự phòng của BIDV trước và sau M&A
Chi phí dự phòng
( Nguồn: Báo cáo kiểm toán BIDV qua các thời điểm)
Ngay sau thời điểm sáp nhập BIDV và MHB là ngày 22/5/2015 thì tại 30/6/2015 thì tỉ lệ nợ xấu của BIDV tăng nhẹ 0,7% nguyên nhân chủ yếu xuất phát
91
từ các khoản nợ xấu của MHB. Tuy nhiên, khi kết thúc năm tỉ lệ nợ xấu lại giảm xuống duới 2%. Trong năm 2016, BIDV tiếp tục duy trì đuợc tỉ lệ nợ xấu duới 2% mặc dù chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng 3000 tỉ so với năm 2015. Bản chất đây chính là chi phí trích lập cho các khoản nợ của MHB đã thực sự trở nên xấu tại BIDV ( nhóm 5). Có thể nhìn thấy tỉ lệ nợ xấu có xu huớng tăng cùng với xu huớng trích lập dự phòng nhung mức tăng không lớn do đó cả năm 2016 thì tỉ lệ nợ xấu của BIDV vẫn duới 2%.
Có thể thấy BIDV với quy mô là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam đã quản lý khá tốt đối với tỉ lệ nợ xấu cũng nhu chi phí trích dự phòng. Tuy nhiên, sẽ là khấp khiễng nếu so sánh Sacombank với BIDV bởi lẽ BIDV là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam với tổng quy mô tài sản và nguồn vốn lớn hơn nhiều lần so với Sacombank. Mặt khác, khi Sacombank chấp nhận hợp nhất với Ngân hàng Phuơng Nam thì mục tiêu lớn nhất của nhà băng là sẽ mở rộng đuợc mạng luới các chi nhánh của mình ra nhiều khu vực hơn bởi lẽ Ngân Hàng Phuơng Nam cũng là Ngân hàng có hệ thông các chi nhánh phủ nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên, cái giá mà Sacombank phải trả ngày tại hiện tại đó chính là các khoản nợ xấu công kềnh của Phuơng Nam.
Nhu vậy, M&A trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2013-2017 đã điễn ra rất sôi động với 5 thuơng vụ sáp nhập ngân hàng chính. Vai trò của M&A trong lĩnh vực này là rất rõ khi hoạt động này giúp thị truờng loại bỏ những tổ chức tín dụng yếu kém ko đủ năng lực quản lý, đồng thời cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm tạo ra một môi truờng lành mạnh, trung thực hơn.
Nếu nhu hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra rất sôi động thì trong lĩnh vực chứng khoán, lần đầu tiên đã có những thuơng vụ tiên phong. Khác với ngân hàng, các công ty chứng khoán mới chỉ xuất hiện từ những năm 2000. Tuy nhiên, với số luợng ồ ạt do đó dẫn tới cung vuợt quá cầu. Một số công ty chứng khoán có nguồn vốn quá ít ỏi, không đủ cạnh tranh thuờng xuyên rơi vào tình trạng thua lỗ. Và M&A là cách tốt nhất để giúp cho những công ty này tránh rơi vào tình trạng phá sản, tuy nhiên, họ phải chấp nhận trở thành công ty bị sáp nhập. Đối với
92
công ty chứng khoán nhận sáp nhập, có lẽ tình hình tài chính của họ cũng bi đát không kém. Trong các thương vụ sáp nhập các công ty chứng khoán, có thể dễ dàng