TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬPCÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 122 - 124)

Trong thời gian qua, thị trường Việt Nam đã chứng kiến một số thương vụ M&A diễn ra trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Điển hình một số thương vụ như: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng TMCP Sacombank và Ngân hàng TMCP Soththernbank, công ty chứng khoán Phúc Hưng và công ty chứng khoán An Thành.. ..Cùng với các thương vụ đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty tư vấn trong lĩnh vực M&A và nhượng quyền thương hiệu như IDJ, Tigerinvest, First Asia Limited. Điều này cho thấy xu hướng phát triển của hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng và các ngành nghề khác có chung có cơ hội tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.

Một là, môi trường pháp lý, đầu tư và kinh doanh tại thị trường Việt nam ngày càng trở nên hoàn thiện, thông thoáng và minh bạch hơn, tạo cơ hội mở rộng thu hút các nguồn lực nước ngoài vào Việt Nam thông qua M&A.

Sau hơn 10 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung và ban hành hàng loạt các văn bản pháp lý nhằm nới lỏng, hoặc dỡ bỏ các điều kiện gia nhập thị trường, điều đó tạo cơ hội để các công ty nước ngoài dễ dàng thâm nhập hơn vào thị trường. Một trong những cách thức mà các

98

doanh nghiệp nước ngoài tiến vào một thị trường quốc gia mới đó là thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập. Lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam đang mở dần thị trường tài chính theo lộ trình hội nhập WTO, theo cam kết với WTO, đến năm 2020 tất cả trần về tỷ lệ cổ phần của ngân hàng ngoại nắm giữ tại tỗ chức tín dụng Việt Nam sẽ phải gỡ bỏ hoàn toàn, điều này sẽ dẫn tới sự cạnh tranh mạnh trên thị trường tài chính Việt Nam. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam thông qua M&A để tận dụng thương hiệu, nguồn nhân lực và mạng lưới khách hàng sẵn có của doanh nghiệp trong nước.

Hai là, hoạt động M&A là lựa chọn tốt cho cho các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thâm nhập vào thị trường và nền kinh tế Việt Nam.

Việt Nam đã và đang mở rộng cánh cửa lĩnh vực Ngân hàng, Tài chính, đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, ước tính hàng năm sẽ có hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đầu tư để thực hiện những dự án mới. Hơn nữa, với việc Mỹ đã thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), các hoạt động đàu tư, M&A và các dịch vụ kèm theo sẽ có cơ hội phát triển nhanh. Bên cạnh đó, cùng với các chính sách thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư lớn là các tập đoàn đa quốc gia của Chính phủ Việt Nam thời gian qua cũng là cơ sở cho sự phát triển của các thương vụ M&A trong thời gian tới.

Ba là, Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường cạnh tranh quốc gia. Doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển cần phải hợp ỉực ỉại thông qua M&A nhằm trụ vững ỉại với thị trường.

Gia nhập WTO đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội, bên cạnh đó cũng chứa đựng nhiều thách thức, khó khăn khi hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải nô lực phát triển không ngừng về dịch vụ sản phẩm và công nghệ, nếu không sẽ bị thụt lùi và đẩy ra ngoài cuộc chơi. Điều này sẽ dẫn đến việc kết họp các doanh nghiệp lại với nhau nhằm tăng cường sức mạnh trong lĩnh vực kinh doanh và M&A là một đòi hỏi tất yếu của tiến trình này.

99

Bốn là, xu hướng hình thành các Tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó M&A như một công cụ hữu ích cho quá trình thực hiện chiến ỉược tập đoàn này của các tổ chức tài chính trên thị trường.

M&A là công cụ tài chính đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, là tiền đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

3.2 MỘT SỐ NHÓM ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠTĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÁN

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬPCÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 122 - 124)