Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 69 - 73)

2.3.2.1 Hệ thống các văn bản luật và dưới luật chi phối hoạt động NH còn chưa hoàn thiện

Hệ thống các văn bản luật và các văn bản dưới luật chi phối hoạt động của các NH ở nước ta có rất nhiều, nhưng có những văn bản chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ làm cho việc áp dụng chưa thống nhất giữa các NH; dẫn đến căn cứ để TTNH kết luận vi phạm không đầy đủ, chặt chẽ, làm cho hiệu lực thanh tra bị hạn chế.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác thanh tra tuy đã được được bổ sung và hoàn thiện nhưng chưa đầy đủ và đồng bộ; còn chồng chéo, nhiều kẽ hở làm cho cán bộ thanh tra gặp khó khăn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

2.3.2.2 Nội dung, phương pháp thanh tra chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng hiện đại

- Đặc thù hoạt động NH cho thấy, nguyên tắc phòng ngừa rủi ro và vi phạm cần được coi trọng hơn là chỉ tập trung xử lý rủi ro, vi phạm xảy ra.

Hiện nay, hoạt động thanh tra đa phần vẫn được thực hiện theo phương pháp tuân thủ, phương pháp này tỏ ra bất cập so với yêu cầu đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng trong tình hình mới, chưa đủ để giám sát hữu hiệu các

rủi ro tiềm ẩn. Nội dung các cuộc thanh tra chỉ tập trung vào thanh tra tính tuân thủ trong việc thực hiện các nghiệp vụ NH, do đó các kiến nghị của TTNH chỉ giới hạn đối với các vi phạm mà Đoàn thanh tra phát hiện được đối với các vụ việc đã phát sinh. Còn đối với rủi ro tiềm ẩn, thanh tra hầu hết chưa đánh giá, đo lường được mức độ rủi ro để từ đó đưa ra cảnh báo sớm giúp các NHTM ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro. Các cuộc thanh tra vẫn chưa hướng được vào thanh tra lĩnh vực rủi ro, đo lường mức độ rủi ro để có những cảnh báo, ngăn ngừa kịp thời, đưa ra các biện pháp giúp các NH điều chỉnh được tình trạng tài chính hiệu quả.

- Về nội dung thanh tra, một cuộc thanh tra toàn diện của Thanh tra Chi nhánh thông thường bao gồm các nội dung:

+ Thanh tra hoạt động quản trị, điều hành và kiểm tra, kiểm soát nội bộ;

+ Thanh tra nghiệp vụ cấp tín dụng (nghiệp vụ cho vay, cấp bảo lãnh và phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro);

+ Thanh tra về nguồn vốn huy động;

+ Thanh tra việc chấp hành các quy định về ngoại hối.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động thanh tra mới chỉ đánh giá được rủi ro tín dụng, hầu hết chưa đánh giá được các rủi ro trọng yếu khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất, là những rủi ro mà các NHTM đang phải đương đầu trong quá trình phát triển, mở rộng hoạt động.

2.3.2.3 Một số hạn chế về hoạt động Giám sát từ xa:

- Công tác giám sát chưa phát huy được vai trò thực sự của mình, chưa có tác dụng ngăn ngừa, răn đe. Khả năng dự báo, cảnh báo của công tác giám

sát còn hạn chế. Kết quả giám sát hiện nay chưa đủ độ tin cậy để đánh giá chính xác hoạt động các NHTMCP trên địa bàn. Do vậy, việc xếp loại các NHTMCP hàng năm vẫn chủ yếu lấy số liệu bằng thủ công trên bảng cân đối kế toán và kết quả thanh tra tại chỗ.

-Công tác giám sát từ xa đối với NHTMCP trên địa bàn Hà Nội chưa toàn diện, chưa giám sát đầy đủ theo CAMELS, chủ yếu tập trung vào các yếu tố vốn (C), chất lượng tài sản Có (A), khả năng sinh lời (E) và khả năng thanh toán (L), chưa tập trung nhiều vào giám sát các chỉ tiêu về năng lực quản trị, điều hành của bộ máy lãnh đạo ngân hàng (M) và chưa phân tích sự nhạy cảm của ngân hàng đối với rủi ro thị trường (S)

-Nội dung báo cáo còn đơn điệu, mới tập trung phân tích diễn biến nguồn vốn, diễn biến tài sản, tình hình tăng giám nợ xấu, tình hình thu nhập chi phí, việc thực hiện một số chỉ tiêu an toàn trong hoạt động NH. Chưa phân tích tính ổn định của nguồn thu nhập và những lĩnh vực đầu tư của ngân hàng để chỉ ra hoạt động kinh doanh sở trường của ngân hàng, chưa thực hiện trả lời các câu hỏi định tính để hiểu rõ tình hình của các NHTMCP và nguyên nhân của các diễn biến. Vì vậy, báo cáo phân tích, giám sát chỉ đề cập đến tình hình tăng trưởng của các NHTM. Khả năng phát hiện sai phạm của công tác giám sát còn hạn chế, tính dự báo thấp, hầu như không phát huy được vai trò phát hiện, cảnh báo sớm đối với các NHTM.

-Hiệu quả và hiệu lực hoạt động TTGS còn hạn chế. Một số kết luận đã có kiến nghị rõ ràng, cụ thể nhưng việc thực hiện các biện pháp khắc phục, chỉnh sửa sau thanh tra của đối tượng thanh tra còn chậm; trong khi đó việc xử lý sau thanh tra lại thiếu kiên quyết, triệt để, chưa mạnh dạn áp dụng các biện pháp xử phạt theo thẩm quyền, một số nơi còn né tránh, nể nang và đùn đẩy trách nhiệm.

2.3.2.4 Sự phối kết hợp giữa GSTX và thanh tra tại chỗ còn yếu.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của GSTX là phân tích, phát hiện những vấn đề của NHTM để chỉ điểm cho thanh tra tại chỗ và, ngược lại, những vi phạm phát hiện qua thanh tra tại chỗ giúp GSTX nắm rõ được tình hình hoạt động của các NHTM để từ đó có đánh giá, phân tích sâu sắc và chính xác hơn. Nhưng thực tế hai hoạt động này phối hợp với nhau chưa hiệu quả, GSTX chưa phát huy tốt vai trò “chỉ điểm” cho thanh tra tại chỗ.

2.3.2.5 Công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ thanh tra chưa, theo kịp yêu cầu mới

Các nghiệp vụ hoạt động, sản phẩm dịch vụ của NHTM ngày càng đa dạng, phức tạp và được thực hiện bởi công nghệ ngân hàng hiện đại. Hàng năm, NHNN đều có tổ chức các chương trình đào tạo cán bộ, tuy nhiên còn chưa thật sự đáp ứng được làm hạn chế không ít đến hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra tại chỗ.

2.3.2.6 Những tồn tại khác:

-Chưa có một quy trình thống nhất áp dụng cho hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các NHTM . Cơ quan TTGSNH chưa ban hành sổ tay thanh tra hoặc cẩm nang thanh tra, do đó trong quá trình thanh tra còn lúng túng, đôi khi còn gây lãng phí thời gian và chất lượng thanh tra chưa cao.

-Đội ngũ cán bộ thanh tra của TTGSNH chi nhánh NHNN TP. Hà Nội mặc dù đã phát triển rất nhiều trong 02 năm qua nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng khối lượng công việc. Do đó tần suất thanh tra tại chỗ thưa, 2 hoặc thậm chí 3 năm một lần. Điều này làm cho việc phát hiện các vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng không kịp thời. Do đó việc uốn nắn, chấn chỉnh các sai phạm tại các NHTM không được thường xuyên, liên tục.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w