- Tạo điều kiện tối đa cho cán bộ thanh tra tham gia các lớp học nâng cao nghiệp vụ về Thanh thanh tra, nghiệp vụ về hoạt động NH , nhất là những nghiệp vụ NH mới để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra đối với các NHTM trên địa bàn cũng như đảm bảo quyền lợi của cán bộ thanh tra chi nhánh.
- Hệ thống mạng lưới các NHTM trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay rất lớn, về vị trí địa lý không tập trung. Đề nghị Ban lãnh đạo NHNN chi nhánh TP. Hà Nội áp dụng linh hoạt các quy định hành chính, tạo điều kiện tốt nhất
cho cán bộ Thanh tra chi nhánh trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra trực tiếp tại các NH trên địa bàn.
3.3.4 Đối với các NHTM
-Cần nghiêm túc chấn chỉnh chế độ thông tin báo cáo. Hệ thống thông tin báo cáo tài chính, kế toán và thông tin quản lý cần đạt chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Các NHTM cũng như TCTD khác cần thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ theo đúng quy định của NHNN. Đây là nguồn thông tin quan trọng phục vụ hoạt động TTGS của NHNN.
-Các NHTM hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Các NHTM phải thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ để thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy định nội bộ NHTM trên tất cả các lĩnh vực, tại sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và các công ty trực thuộc. NHTM phải kiểm toán hoạt động nghiệp vụ từng thời kỳ, từng lĩnh vực để đánh giá chính xác kết quả kinh doanh và thực trạng tài chính. Ban kiểm soát của NHTM có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính , giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ từng đơn vị .
Các NHTM cần coi trọng và đánh giá đúng vị trí, chức năng của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ; tại các chi nhánh trên địa bàn cần nâng cao tính độc lập, quyền hạn của bộ phận kiểm soát nội bộ, đảm bảo bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ được độc lập trong hoạt động, đánh giá, kết luận, kiến nghị trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ được giao hoạt động theo phương pháp giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp. Thực tế bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại một số NHTM còn bộc lộ những hạn chế như giám đốc vừa chỉ đạo
hoạt động kinh doanh vừa chỉ đạo quản lý công tác kiểm tra theo cơ chế phân cấp và uỷ quyền, cán bộ kiểm tra thực hiện nhiệm vụ khác được phân công, bố trí cán bộ thiếu năng lực làm công tác kiểm tra, phương pháp kiểm tra chủ yếu liệt kê các thủ tục còn thiếu hoặc các sai sót nhỏ, không nắm và đánh giá đúng bản chất diễn biến hoạt động kinh doanh dẫn đến kiểm tra còn mang tính hình thức, thiếu tác dụng thúc đẩy chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do vậy cần nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ kiểm tra, nâng cao tính khách quan, độc lập; chỉ trực tiếp chịu sự điều hành, chỉ đạo của giám đốc (Tổng giám đốc) các NH.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của NHTM đối với công tác TTGS của NHNN, coi công tác TTGS là công việc thường xuyên, tất yếu và các NHTM cần chủ động trao đổi, phối hợp với TTGS của NHNN nhằm thực hiện mục tiêu an toàn trong hoạt động NH.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TTGS của NHNN, thực trạng các tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động thanh tra Chi nhánh; những định hướng, mục tiêu phát triển của NHNNVN nói chung, của NHNN Chi nhánh TP. Hà nội nói riêng, đề tài luận văn đã đề cập một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hoạt động TTGS của NHNN nói chung và của NHNN Chi nhánh Hà Nội nói riêng đối với các NHTM trên địa bàn. Đồng thời, luận văn còn có một số kiến nghị với các cơ quan chức năng, chủ yếu là việc hoàn thiện môi trường nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho công tác thanh tra của NHNN nói chung và của Chi nhánh NHNN TP. Hà Nội nói riêng đối với các NHTM và TCTD trên địa bàn.
KẾT LUẬN CHUNG •
Những rủi ro hay yếu kém trong hệ thống NHTM ở nước ta đã được đề cập nhiều, nhưng chưa bao giờ lại trở nên cấp bách như hiện nay vì hệ thống tài chính Việt Nam vẫn lấy NHTM làm trung tâm, trong đó tín dụng NH vẫn đóng vai trò chủ chốt trong việc cung cấp vốn cho sự vận hành của cả nền kinh tế. Tâm điểm của rủi ro vĩ mô hiện nay là nằm trong khu vực NHTM, đó là điểm chung mà tất cả các chuyên gia đều cho là như vậy. Vì thế, những rủi ro nội tại của NHTM từ khâu cấp vốn, thanh khoản hay nợ xấu sẽ khiến cho dòng tiền vốn chảy trong nền kinh tế gặp trở ngại và cả một nền kinh tế sẽ bị tác động theo.
Trên thực tế rủi ro ngày càng gia tăng trong hoạt động của các TCTD nói chung và NHTM nói riêng. Có rất nhiều các giải pháp cần thiết để hoạt động kinh doanh ngân hàng được an toàn và bề vững, một trong những giải pháp đó là ngày càng phải hoàn thiện hoạt động TTGS của NHNN đối với các NHTM nói riêng và hệ thống các TCTD nói chung.
Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý luận cơ bản về hoạt động TTGSNH , sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động TTGSNH. Dựa trên những cơ sở lý luận đó, bài viết đi vào nghiên cứu thực trạng, từ đó phân tích, đánh giá hoạt động TTGS của NHNN chi nhánh TP. Hà Nội đối với các NHTM trên địa bàn; những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của nó. Từ đó, luận văn đưa ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra của Chi nhánh NHNN Hà Nội đối với các NHTM trên địa bàn và đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ, NHNNVN, Chi nhánh NHNN TP. Hà Nội...nhằm hoàn thiện hoạt động TTGSNH của NHNNVN nói chung, của Chi nhánh NHNN TP. Hà Nội nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống NH trong giai đoạn hiện nay.
Học viên cũng nhận thức sâu sắc rằng đổi mới toàn diện hoạt động TTGSNH để nâng cao hiệu quả của hoạt động này là công việc rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian và sự đầu tư thỏa đáng. Mỗi trong số các giải pháp đưa ra còn cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện hơn; đồng thời cũng cần có sự nỗ lực và quyết tâm không chỉ của các cán bộ thanh tra, Ban lãnh đạo TTNH, lãnh đạo NHNNVN và Chi nhánh, mà còn là sự quyết tâm và kiên định của Chính phủ trên con đường đổi mới chung của cả nền kinh tế.
Với thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, học viên mong muốn những tâm huyết và suy nghĩ bước đầu trong luận văn sẽ nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn PGS, TS Nguyễn Đình Tự cùng các thầy cô và đồng nghiệp để giúp Học viên có thể tiếp tục nghiên cứu cũng như giúp luận văn có thể trở thành một nhân tố tích cực trong quá trình đổi mới hoạt động của TTGS của NHNN
Xin trân trọng cảm ơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội các năm 2005, 2006, 2007, 2008
2. Báo cáo tổng kết công tác thanh tra của Thanh tra NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội các năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008.
3. Luật NHNN và Luật các TCTD năm 1997.
4. Luật NHNN và Luật các TCTD bổ sung và sửa đổi năm 2004 5. Luật thanh tra năm 2004
6. Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04/9/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng
7. Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
8. Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 09/11/1999 về việc ban hành Quy chế giám sát từ xa đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam.
9. Quyết định số 516/2000/QĐ-NHNN1 ngày 18/12/2000 của Thống đốc NHNN về việc ban hành chế độ thông tin, báo cáo áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD.
10. Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN1 ngày 29/4/2004 của Thống đốc NHNN về việc ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD.
11. Quyết định số 1087/2001/QĐ-NHNN ngày 27/8/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc NHTMCP của Nhà nước và nhân dân.
12. Thông tư 04/2000/TT-NHNN3 ngày 28/3/2000 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04/9/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng.
13. Quyết định số 400/2004/QĐ-NHNN ngày 16/4/2004 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy định xếp loại các NHTMCP của Nhà nước và nhân dân.
14. Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam,
15. Văn bản số 1525/CV-Ttra1 ngày 22/01/1999 hướng dẫn thực hiện Quy chế GSTX đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam.
16. Quyết định số 663/QĐ-NHNN ngày 26/6/2009 về kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế ngành Ngân hàng.
17. Kế hoạch số 74/NHNN-CSTT ngày 11/5/2005 kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010.
18. Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 của Chủ tịch nước về việc thành lập Ban thanh tra đặc biệt.
19. Lê Nin toàn tập, NXB Tiến bộ Matxcova 1978, tập 31, 36 20. Hiến pháp năm 1980, 1992.
21. Pháp lệnh thanh tra năm 1990
22. Kỹ thuật Thanh tra ngân hàng dành cho các nước đang phát triển - Viện khoa học ngân hàng năm 1994.
23. Sổ tay thanh tra thanh tra NHTM, tài liệu do dự án WB-SDC II PHRD 02 9943 cung cấp, gồm 3 tập
24. Tạp chí Ngân hàng số tháng 02/2009
25. Tài liệu Hội thảo Quản lý rủi ro thị trường và tín dụng do dự án của JICA phối hợp với FSA Nhật Bản cung cấp, tháng 3/2009
26. Thanh tra, giám sát, kiểm soát, kiểm toán ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NXB Thanh niên 2008
27. http://www.sbv.gov.vn
28. http://www.vnexpress.net
29. http://www.bis.org/bcbs/