Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác TTGS

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 85 - 87)

3.2.6.1 Tăng cường công tác xử lý sau thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực của hoạt động TTGS

Sau khi Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ có hiệu lực thi hành và mới đây là Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 sửa đổi Nghị định 222 và được TTNH Nhà nước triển khai đến các TCTD trên địa bàn, cácTCTD đã chú trọng hơn đến công tác kiểm tra, kiểm soát để nâng cao chất lượng các mặt nghiệp vụ, hạn chế các sai sót. Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra vẫn phát hiện một số tồn tại, khuyết điểm cần xử phạt theo hướng dẫn tại Nghị định.

Để việc xử phạt phát huy được tác dụng tích cực của nó thì trong thời gian tới phải tiếp tục thực hiện:

-Khi làm việc với đối tượng thanh tra yêu cầu giải trình các vấn đề phải lập thành biên bản làm việc, có ký xác nhận thực trạng và kết quả làm việc.

- Phải lập biên bản về vấn đề vi phạm cần xử phạt vi phạm hành chính.

-Trường hợp vi phạm lần đầu mà đối tượng vi phạm đã khắc phục ngay không để xảy ra thiệt hại có thể không xử phạt mà chỉ nhắc nhở. Nhưng từ lần thứ 2 trở đi hoặc vi phạm nghiêm trọng, vi phạm không khắc phục được hậu quả, cố ý vi phạm... phải kiên quyết xử lý vi phạm để giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật và đảm bảo sự công bằng.

3.2.6.2 Tổ chức tốt việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra

Để thực hiện tốt các kiến nghị sau thanh tra, phải tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp sau:

-Phải nâng cao chất lượng của kết luận thanh tra. Kiến nghị sau thanh tra phải rõ ràng, cụ thể về thời gian, không gian và đối tượng thực hiện. Các kết luận và kiến nghị thanh tra ngoài việc gửi cho TTNH Nhà nước và Giám đốc chi nhánh NHNN Hà Nội, phải đồng gửi cho Giám đối (Tổng Giám đốc) TCTD để nắm bắt được và chỉ đạo chỉnh sửa.

-Yêu cầu Giám đốc chi nhánh hoặc Tổng Giám đốc các TCTD được thanh tra phải giao trách nhiệm cho các phòng ban có liên quan lập kế hoạch và có biện pháp chỉnh sửa cụ thể sau thanh tra. Kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng cho từng thời gian, cán bộ và phòng nghiệp vụ. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chỉnh sửa sau thanh tra. Định kỳ có báo cáo gửi về Thanh tra chi nhánh NHNN Hà Nội.

- Kết thúc thời hạn chỉnh sửa theo yêu cầu. Thanh tra tổng hợp và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra. Xử lý nghiêm, đúng pháp luật những trường hợp đối tượng thanh tra không nghiêm túc chỉnh sửa, chỉnh sửa thiếu trách nhiệm hoặc còn để tái phạm. Làm được như vậy thì chắc

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w