CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TAỊ CÔNG TY CỔ PHẦN EUROWINDOW LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 32 - 33)

1.3.1. Nguyên tắc phân công, phân nhiệm

Theo nguyên tắc này, mỗi cá nhân hoặc bộ phận trong đơn vị cần đuợc phân công công việc rõ ràng và khoa học, tuơng ứng là trách nhiệm hợp lý với từng công việc đó nhằm tạo ra sự chuyên môn hoá trong việc thực hiện nhiệm vụ. Nhờ vậy, các cá nhân và bộ phận nhận thức rõ công việc cần phải thực hiện cùng trách nhiệm phải gánh chịu khi không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có sai phạm trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, áp dụng tốt nguyên tắc này sẽ hạn chế đuợc các sai phạm và nếu sai phạm có xảy ra thì rất dễ phát hiện và xử lý.

1.3.2. Nguyên tắc bất kiêm nhiệm

Nguyên tắc quy định sự cách ly thích hợp về trách nhiệm trong thực thi các công việc chứa đựng rủi ro do các hành vi lạm dụng quyền hạn. Theo đó, một cá nhân hoặc bộ phận không đuợc đảm nhận thực hiện một nghiệp vụ hoặc phần lớn các giai đoạn quan trọng của nghiệp vụ từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nghiệp vụ đó. Chẳng hạn, trong tổ chức nhân sự, không thể bố trí cá nhân hoặc bộ phận kiêm nhiệm các nhiệm vụ phê chuẩn và thực hiện, thực hiện và kiểm soát, ghi sổ và bảo quản tài sản, ...

1.3.3. Nguyên tắc phê chuẩn, ủy quyền

Uỷ quyền được hiểu là trao cho cấp dưới một số quyền quyết định và giải quyết công việc song vẫn chịu trách nhiệm về việc ra quyết định và kiểm tra việc thực hiện các quyết định đó trong một phạm vi nhất định. Uỷ quyền đặc biệt phù hợp với tổ chức quản lý theo hình thức phân quyền tạo nên một hệ thống phân chia trách nhiệm và quyền hạn cho từng cấp quản lý trên cơ sở đảm bảo tính tập trung của toàn bộ đơn vị.

Phê chuẩn là nguyên tắc kiểm soát hữu hiệu của nhà quản lý. Theo nguyên tắc này trước khi một nghiệp vụ được thực hiện cần được báo cáo và được sự cho phép của các nhà quản lý. Những nghiệp vụ quan trọng được thực hiện mà chưa qua phê duyệt thể hiện dấu hiệu chúng đã vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà quản lý, dẫn đến tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ không được đảm bảo. Phê chuẩn được thực hiện qua hai cách thức: phê chuẩn chung và phê chuẩn cụ thể. Phê chuẩn chung được thực hiện thông qua việc xây dựng các chính sách chung về những mặt hoạt động cụ thể cho các cán bộ cấp dưới. Trong khi đó, phê chuẩn cụ thể được thực hiện theo từng nghiệp vụ kinh tế riêng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TAỊ CÔNG TY CỔ PHẦN EUROWINDOW LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 32 - 33)