Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu tài sản. Trước hết, Ngân hàng sẽ tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn theo công thức sau:
17 Tỷ trọng của từng bộ
phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn
x 100 (1.6) Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn giữa kỳ phân tích và kỳ gốc cho phép Ngân hàng đánh giá khái quát được cơ cấu vốn huy động của doanh nghiệp nhưng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Do đó, để biết được chính xác tình hình huy động vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn, Ngân hàng còn kết hợp cả việc phân tích ngang tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn.
Bên cạnh việc so sánh sự biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, Ngân hàng còn xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý và an ninh tài chính của doanh nghiệp trong việc huy động vốn. Việc đánh giá phải dựa trên tình hình biến động của từng bộ phận vốn huy động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Để thuận tiện cho việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn, khi phân tích ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
(phụ lục - Bảng 1.4).