(.23) Doanh thu năm trước

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỪ LIÊM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ (Trang 35 - 38)

Doanh thu năm trước

do doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ. Rủi ro tài chính là các biến động thêm của tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE- Return On common Equyty) và lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS- Earnings Per Share) do doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ vay. Việc phân tích rủi ro tài chính sẽ giúp các Ngân hàng chủ động trong việc đưa ra các quyết định cho vay và quản lý các khoản vay của doanh nghiệp.

Để lượng hóa rủi ro tài chính Ngân hàng sử dụng chỉ tiêu độ lớn đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay, hay lợi nhuận ròng sẵn có để chia cho các chủ sở hữu. Độ lớn đòn bẩy tài chính (DFL- Degree Financial Leverage) được định nghĩa là tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận sau thuế (EAT- Earnings After Tax) hoặc lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) khi có một tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT- Earnings Before Interest and Tax) và nó được tính như sau:

% Δ EAT % Δ EPS EBIT

DFL = = = (1.22)

% Δ EBIT % Δ EBIT EBIT - 1

(1 là chi phí lãi vay)

Qua công thức trên ta thấy độ lớn đòn bẩy tài chính sẽ bằng 1 nếu doanh nghiệp không sử dụng các khoản vay nợ, khi đó EBIT tăng 100% thì EPS cũng tăng 100%. Như vậy 1 là giá trị tối thiểu của độ lớn đòn bẩy tài chính và khi đó không có rủi ro tài chính. Khi doanh nghiệp càng sử dụng nhiều nợ vay thì độ lớn đòn bẩy tài chính càng cao và có nghĩa là mức độ rủi ro tài chính càng lớn. Khi xem xét cho vay, Ngân hàng sẽ cẩn trọng khi đưa ra các quyết định cho vay đối với một doanh nghiệp có độ lớn đòn bẩy tài chính cao vì điều này đồng nghĩa với mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng lớn.

1.2.6 Phân tích tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và định giá doanhnghiệp trên thị trường nghiệp trên thị trường

1.2.6.1 Phân tích tốc độ tăng trưởng

> Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Đây là các tỷ số quan trọng phản ánh mức độ tăng trưởng về doanh thu của doanh nghiệp. Nếu so với chỉ tiêu lạm phát mà chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu tăng mà lạm phát giảm hoặc không tăng thì mức độ tăng trưởng theo chiều hướng tốt, số lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ tăng và ngược lại. Nếu so với mức độ tăng trưởng thị trường mà chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu nhỏ hơn thì có nghĩa doanh nghiệp đang gặp khó khăn về khả năng cạnh tranh và thị phần trên thị trường.

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính Tốc độ tăng Doanh thu từ hoạt động kinh

trưởng doanh thu doanh chính năm sau

--- - 1 (1.24) từ hoạt động kinh Doanh thu từ hoạt động kinh

Tổng lợi nhuận năm trước

> Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

Đây là chỉ số quan trọng để xem xét mức độ tăng trưởng về lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu sức tăng trưởng của doanh thu đánh giá được mức tăng trưởng về mặt số lượng thì tỷ lệ này đánh giá mức độ mở rộng về mặt chất lượng.

26 - Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỪ LIÊM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ (Trang 35 - 38)