A. CÁC KHOẢN PHẢI THU 44.442.671
3.3.2 Kiến nghị với NHNN và các Bộ ngành có liên quan
Với hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh Từ Liêm nói riêng, mặc dù là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam nhưng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là chủ yếu nên sự ảnh hưởng và mối quan hệ với NHNN và các Bộ ngành liên quan là rất lớn. Cùng với sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam và Chi nhánh Từ Liêm, một số kiến nghị liên quan đến các tổ chức này như sau:
- NHNN cần nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro.
- NHNN cần kiện toàn cơ cấu tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC):
Thực tế hiện nay, trung tâm thông tin tín dụng (CIC) được coi là kênh thông tin chính thức duy nhất để các ngân hàng có thể vào đó tra cứu tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Hiển nhiên rằng, chất lượng thông tin càng cao thì việc cập nhật các thông tin về doanh nghiệp càng đầy đủ, chính xác và công tác
94
đánh giá, đưa ra các quyết định về tín dụng đối với các doanh nghiệp càng xác đáng. Chính vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) rất cần thiết, chẳng hạn như là: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại tất cả các tổ chức tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các NHTM.
NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời nên có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng về khách hàng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch. Bên cạnh đó, có biện pháp khuyến khích các ngân hàng sử dụng thông tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.
- NHNN cần tăng cường xúc tiến, mở rộng quan hệ đối ngoại với các tổ chức thông tin quốc tế để thu thập thông tin về các tổ chức nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.
- NHNN cần tích cực tăng cường trao đổi thông tin trong nước với các tổ chức có liên quan như Tổng cục Thống kê, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ để tạo nguồn thông tin đa dạng, không chỉ là các thông tin về tín dụng mà còn là các thông tin về thị trường, về quy hoạch phát triển, về định hướng và chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
- Các Bộ ngành cần tham mưu một cách khoa học, khách quan và chi tiết các định hướng và quy hoạch phát triển cho từng ngành, từng lĩnh vực. Cần có sự phối hợp một cách chặt chẽ giữa các Bộ ngành, chính quyền địa phương trong việc định hướng, quy hoạch cho phù hợp nhằm tránh tình trạng có ngành nghề, lĩnh vực thì đầu tư tràn lan, dàn trải; có ngành nghề, lĩnh vực thì đầu tư quá ít,
không đáp ứng được nhu cầu thực tế phát sinh.
- NHNN cần tăng cường hơn nưa công tác thanh tra, kiểm soát các NHTM thông qua hình thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Hệ thống NHNN cần phải phối hợp một cách chặt chẽ giữa quản lý và kinh doanh. Xây dựng bộ máy thanh tra của NHNN phải có chất lượng.
Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng theo quỹ đạo luật pháp. Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro nhưng không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM.