thế giới
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng loạt cải tiến mới về kỹ thuật hữu cơ, đặc biệt là quản lý dịch sâu, bệnh hại theo hướng sinh học, phân bố hệ thống canh tác có hiệu quả hơn và các chính sách hỗ trợ của một số nước phát triển đã tạo cơ hội để NNHC ngày càng được phát triển rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Bảng 4.1: Xu hƣớng sản xuất nông nghiệp hữu cơ thế giới giai đoạn 2011-2018 Nguồn: IFOAM 2012-2018 Năm Danh mục 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Đất NNHC (Triệu ha) 37 37,2 37,5 43,1 43,7 50,9 57,8 71,5 Tỷ trọng NNHC/NN (%) 0,9 0,86 0,87 0,98 0,99 1,1 1,2 1,5
Quy mô thị trường
(Tỷ USD) 59,1 62,9 63,8 72 80 81,6 89,7 109,3
Số nhà sản xuất
(Triệu) 1,6 1,8 1,9 2 2,3 2,4 2,7 -
Tiêu thụ theo đầu người
(USD) 8,6 9,02 9,08
10,0
Nền nông nghiệp thế giới và Việt Nam đang chuyển mình theo xu hướng sản xuất NNHC, thể hiện ở những nội dung sau:
Một là, đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp ứng
phó với biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sa mạc, nông nghiệp đô thị, nuôi trồng trên biển và đại dương nhằm giải quyết vấn nạn toàn cầu về an ninh và an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu trong suốt thế kỷ XXI. Đến năm 2050, dân số thế giới tăng lên làm gia tăng nhu cầu về
lương thực, thực phẩm; tiện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do xây dựng đô thị, phát triển công nghiệp, sa mạc hóa và nước biển dâng. Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu có thể khiến cho khoảng trên 1 tỷ người thường xuyên đối mặt với nạn đói. Vì vậy, xu hướng của nền nông nghiệp thế giới trong thế kỷ XXI là phát triển các chương trình khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý và làm sạch nguồn tài nguyên, môi
trường cho nông nghiệp, thực hành canh tác và nuôi trồng công nghệ cao, nông nghiệp sa mạc, nông nghiệp đô thị, nuôi trồng trên biển và đại dương nhằm bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh lương thực cho tất cả mọi người [53].
Hai là, xu hướng tiêu dùng rau quả, thủy sản sạch, an toàn ngày càng
tăng trong tổng thị trường nông sản toàn cầu. Theo UNSTAD, giai đoạn
1995-2016, rau quả và thủy sản liên tục chiếm ưu thế trên thị trường nông sản xuất khẩu toàn cầu và vẫn đang tăng trưởng, đến năm 2030 quy mô thị trường có thể đạt đến 10 tỷ USD. Sự đầu tư cho sản xuất rau quả và thủy sản theo hướng xanh, sạch, an toàn ở Việt Nam những năm tiếp theo có thể đưa Việt Nam trở thành thủ phủ rau hoa quả, thủy sản công nghệ cao lớn nhất châu Á.
Ba là, xu hướng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp hữu
cơ. Theo số liệu thống kê năm 2016 của FiBL (Viện Nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ), hiện nay sản xuất NNHC đã có ở 172 quốc gia với tổng diện tích đất nông nghiệp canh tác hữu cơ đạt 43,7 triệu ha, tập trung ở châu Úc, châu Âu, Hoa Kỳ, Châu Á và châu Phi. Nông nghiệp hữu cơ không chỉ mang lại ích lợi
đối với sức khỏe và môi trường mà còn là xu hướng sản xuất, kinh doanh mà nông nghiệp nước ta không thể bỏ qua.
Bốn là, xu hướng phát triển nông nghiệp dược liệu, thực phẩm dinh
dưỡng, thực phẩm chức năng, thức ăn bài thuốc. Cùng với việc sử dụng thực phẩm sạch, an toàn với môi trường, người tiêu dùng có khuynh hướng ngày càng ưa chuộng các thực phẩm chức năng. Một trong các nguồn vật liệu quan trọng nhất của thực phẩm chức năng giàu dinh dưỡng là rau quả và công nghiệp vi sinh. Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật có giá trị cao, trong đó có 10.500 loài đã được nghiên cứu xác định, khoảng 3.780 loài, hay 36% trong số đó có các đặc tính thuốc chữa bệnh. Vì thế, các nghiên cứu khoa học công nghệ phát huy ngành y học truyền thống và ẩm thực tinh hoa như thức ăn bài thuốc, rau thuốc, rượu thuốc, nước uống bổ dưỡng thuốc; những đầu tư phát triển nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh; thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST), trong đó ưu tiên công nghệ sinh học... là 149 những đầu tư thích hợp đưa nước ta trở thành một trong các cường quốc ẩm thực và thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thức ăn bài thuốc [53].