Khái niệm quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

và đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước) không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực tới môi trường.

Ba là, sản xuất nông nghiệp hữu cơ dựa trên sự kết hợp giữa kỹ thuật

canh tác truyền thống với công nghệ sản xuất hiện đại để tạo ra các sản phẩm.

Bốn là, sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ tạo ra sự cân bằng cho mọi đối

tượng trong hệ sinh thái có điều kiện phát triển.

Từ nội hàm các khái niệm đã nêu trên, nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm phát triển nông nghiệp hữu cơ như sau: Phát triển nông nghiệp hữu cơ

là quá trình thay đổi cả về lượng và chất trong sản xuất nông nghiệp nhằm tận dụng tối đa các chu kỳ sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên của cây trồng, vật nuôi, không sử dụng hóa chất và giống biến đổi gen cũng như các yếu tố tác động tiêu cực tới môi trường để đảm bảo công bằng cho các chủ thể tham gia và bảo vệ môi trường sinh thái.

2.1.1.2. Khái niệm quan hệ lợi ích trong phát triển nôngnghiệp hữu cơ nghiệp hữu cơ

* Khái niệm lợi ích

Lợi ích là một phạm trù được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới trong các công trình nghiên cứu, có nhiều loại lợi ích khác nhau như: lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, lợi ích chính trị, lợi ích văn hóa... có thể chỉ ra một số quan niệm của các nhà nghiên cứu về lợi ích như sau:

Theo A.S.Aizikovich: “Lợi ích là nhu cầu được thúc đẩy bởi xã hội” [62, tr.176];

Claire Kremen, Albie Miles cho rằng: “Lợi ích là sự phản ánh chủ quan của những nhu cầu tồn tại khách quan” [67, tr.93];

Tác giả Đoàn Xuân Thủy cho rằng: “lợi ích là sự ngầm định khách quan một chủ thể nào đó nhận một hay nhiều giá trị có hạn nào đó trong một cộng đồng người để thỏa mãn các ước muốn của mình trong những điều kiện xã hội nhất định” [46, tr.38].

Từ các khái niệm nêu trên, nghiên cứu sinh cho rằng: Lợi ích là một

phạm trù kinh tế khách quan, được sinh ra từ nhu cầu và phản ánh phần giá trị thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, được quy định bởi các quan hệ kinh tế nhất định và hiện thực hóa bằng vị trí, vai trò và các quyền của các chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất.

Theo quan niệm này thì:

- Lợi ích là phạm trù khách quan, là hình thức biểu hiện của các quan hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định; là động lực thúc đẩy hoạt động lao động sáng tạo của con người.

- Lợi ích là phần giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu thông qua hoạt động gắn kết, hợp tác với các chủ thể khác.

- Lợi ích là quyền được sử dụng các nguồn lực hợp pháp để tạo ra của cải vật chất, tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Chủ thể nắm tư liệu sản xuất sẽ có thể chi phối được lợi ích của các chủ thể khác.

- Lợi ích mang tính lịch sử. Vì vậy, đối với mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu kinh tế của con người luôn biến đổi theo hướng tăng số lượng nhu cầu và đòi hỏi chất lượng nhu cầu phải cao hơn. Điều này tác động làm cho lợi ích cũng dần thay đổi để phù hợp với sự biến đổi của các nhu cầu kinh tế.

Như vậy, lợi ích chính là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất. Các chủ thể sản xuất kinh doanh cũng là các chủ thể của những lợi ích khác nhau. Mọi lợi ích khác như lợi ích chính trị, lợi ích văn hóa đều chịu sự chi phối của lợi ích kinh tế và phản ánh từng khía cạnh khác nhau của lợi ích kinh tế.

* Khái niệm quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Trong nền kinh tế kinh tế thị trường, hoạt động của các chủ thể luôn hướng đến mục tiêu lợi ích mà họ theo đuổi và gắn liền với các mối quan hệ phản ánh mục tiêu đó. Do đó, quan hệ lợi ích là những mối liên hệ khách quan giữa các chủ thể trong quá trình sản xuất tạo thành hệ thống quan hệ lợi ích

trong một lĩnh vực nhất định; được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên nhằm thực hiện mục tiêu lợi ích nhất định theo nhu cầu của từng chủ thể.

Vì vậy, nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ như sau: Quan hệ lợi ích trong phát triển nông

nghiệp hữu cơ là sự gắn bó, ràng buộc về lợi ích giữa các chủ thể trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ nhằm khai thác tối đa lợi ích từ hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Theo đó, khái niệm quan hệ lợi ích trong phát triển NNHC thể hiện:

Một là, quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ là sự gắn

bó, ràng buộc, tác động qua lại về lợi ích giữa các chủ thể trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ gồm: chủ thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp hữu cơ (hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp); các chủ thể cung cấp yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ (doanh nghiệp cung ứng con giống, phân bón..., ngân hàng, nhà khoa học); các chủ thể tham gia chế biến, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; các chủ thể trung gian tiêu thụ sản phẩm nông sản hữu cơ; người tiêu dùng là người trực tiếp sử dụng sản phẩm NNHC để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng; nhà nước là cơ quan quản lý thực hiện việc ban hành cơ chế, chính sách tạo lập môi trường cho phát triển nông nghiệp hữu cơ. Trong đó, các chủ thể có vị thế, đặc điểm hoạt động khác nhau sẽ tạo ra lợi ích và được hưởng lợi ích khác nhau. Đôi khi điều này dẫn đến vi phạm lợi ích, cần kịp thời can thiệp xử lý đồng thời giải quyết các tranh cấp về lợi ích giữa các chủ thể trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng NNHC để các chủ thể yên tâm sản xuất kinh doanh.

Hai là, phản ánh các quan hệ lợi ích cơ bản trong phát triển NNHC

gồm: Quan hệ lợi ích về kinh tế - xã hội của các chủ thể; Quan hệ lợi ích về sức khỏe cộng đồng; Quan hệ lợi ích về môi trường; Quan hệ lợi ích về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng và chuyển giao công nghệ.

Ba là, hài hòa lợi ích cho các chủ thể để khai thác tối đa lợi ích từ phát

triển NNHC. Trong đó việc hài hòa hài hòa lợi ích giữa các chủ thể giữ vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy các chủ thể tham gia sản xuất và phát huy tối

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w