phát triển nền kinh tế nói chung và trong phát triển kinh tế nông nghiệp hữu cơ nói riêng
Đào Duy Tùng, Phạm Thành, Vũ Hữu Ngoạn, Lê Xuân Tùng, Nguyễn Duy Bảy (1982), Bàn về các lợi ích kinh tế [49]. Các tác giả tập trung phân tích, làm rõ các vấn đề liên quan đến lợi ích kinh tế để từ đó đưa ra các khái niệm lợi ích kinh tế, lợi ích kinh tế của xã hội, đồng thời khẳng định tính khách quan của lợi ích kinh tế, chỉ rõ vai trò của lợi ích kinh tế đối với hoạt động vật chất của con người. Trên cơ sở phân tích lý luận, các tác giả đưa ra những quan điểm mang tính phương pháp để hướng tới giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế giữa cá nhân, tập thể và xã hội.
Chu Văn Cấp (1984), Lợi ích kinh tế trong th ời k ỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hộ i (những hình thứ c k ế t h ợp và phát triển chúng trong lĩnh vự c kinh tế xã h ội ch ủ nghĩa ở Vi ệ t Nam) [2]. Tác giả đã phân tích về các lợi ích kinh tế
trong thờ i k ỳ quá độ lên CNXH. Theo tác giả , trong thờ i k ỳ quá độ lên CNXH do t ồn t ại nhiều hình thức s ở h ữu và nhiều thành phần kinh tế đan xen lẫ n nhau. Vì vậ y mỗi thành phần kinh t ế s ẽ theo đuổi mộ t lợi ích riêng . Trên cơ s ở phân tích, tác giả đã đưa ra nhiều hình thức để kế t h ợp các lợi ích kinh tế trong th ờ i k ỳ quá độ , đông thời kh ẳng định, chỉ có sự k ết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế mớ i t ạo được động l ực cho s ự phát triển kinh t ế - xã hội.
Hoàng Văn Luận (2000), Lợi ích động lự c c ủ a sự phát triển b ền v ữ ng [29]. Tác giả đã nghiên cứu, kh ảo sát nhu cầu và những hoạt độ ng củ a con người nh ằ m th ỏa mãn nhu cầu làm cơ sở để nghiên cứu v ề vấn đề l ợi ích. Theo tác giả , l ợi ích là một khái niệm mang tính lị ch s ử - xã hội dùng để chỉ phần giá trị c ủa nhu c ầu đượ c thỏa mãn thông qua trao đổ i hoạt động v ới các chủ th ể nhu c ầu khác trong những điều kiệ n lị ch s ử nh ất định. Ho ạt động để thỏa mãn nhu cầu c ủa con ngườ i g ồm có: Hoạt động t ạo ra củ a c ả i vậ t ch ất c ụ th ể và hoạt động trao đổi các củ a cả i vậ t ch ất để đáp ứng tố t nh ất và đầy đủ nhấ t nhu c ầu c ủa mình. Lợi ích không những ch ỉ xu ất hi ệ n trong mố i quan hệ gi ữa các chủ th ể có cùng nhu cầ u giống nhau và có chung đối tượ ng thỏa mãn nhu c ầu. Đây là nội dung cơ bản nhất để tiến hành khảo sát về lợi ích. Tác giả
cũng đưa ra nhóm giải pháp để gi ải quyết hài hòa lợi ích, để lợi ích thực s ự là động l ực củ a s ự phát triể n b ền v ững.
Đặng Quang Định (2010), Thống nhất lợi ích kinh tế giữa giai cấp
công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay [11]. Tác giả luận án đã làm rõ thực chất và những nhân tố
cơ bản tác động đến của sự thống nhất lợi ích kinh tế giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Từ việc phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện sự thống nhất lợi ích kinh tế giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức từ cơ sở kinh tế và sự bất cập của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội và trình độ nhận thức của các giai cấp, tầng lớp tác giả đã chỉ rõ một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm tăng cường sự thống nhất lợi ích kinh tế giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Ngô Tuấn Nghĩa (2011), Bảo đả m quan h ệ l ợi ích hài hòa về sở h ữu trí
tu ệ trong hộ i nh ập kinh tế quố c tế củ a Vi ệ t Nam [33]. Nộ i dung cu ốn sách
phân tích những v ấn đề lý luận và thực ti ễn c ủ a quan hệ l ợi ích trong lĩnh vực s ở h ữu trí tuệ , tham kh ả o kinh nghi ệ m c ủa các quốc gia trong khu v ực và thế giớ i v ề cùng lĩnh vực. Tác giả phân tích biểu hiện của quan hệ lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam kể từ khi
chuyển đổi cơ chế kinh tế và thực hiện mở cửa hội nhập (1986 đến nay). Trong đó chỉ ra những mâu thuẫn, xung đột lợi ích trong quan hệ lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Việt Nam hiện nay, tìm hiểu nguyên nhân của chúng nhằm tạo tiền đề cho việc đưa ra những giải pháp tương ứng. Tác giả đã đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp bảo đảm hài hòa quan hệ lợi ích về sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Đặng Quang Định (2012), Vai trò của lợi ích đối với sự phát triển xã
hội [12]. Tác giả trình bày các quan niệm về lợi ích, lợi ích cá nhân, lợi ích
điểm của Đảng trong việc giải quyết vấn đ ề lợi ích tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, trong quan hệ với các nước trên thế giới.
Trần Thị Lan (2012), Quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất nông
dân để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội [26]. Theo
tác giả, lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, phản ánh phần giá trị để thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, được quy định bởi các quan hệ kinh tế nhất định và được hiện thực hóa bằng các khoản thu nhập cũng như quyền sử dụng các nguồn lực, yếu tố vật chất cần thiết để duy trì hoạt động và không ngừng tái tạo ra thu nhập bảo đảm cho chủ thể kinh tế tồn tại, hoạt động và phát triển. Tác giả cũng đã luận giải các vấn đề lý luận về lợi ích kinh tế, phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết các mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế, nảy sinh trong thu hồi đất của nông dân để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội. Tác giả cũng đã đề ra các giải pháp cơ bản giải quyết các mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế, nảy sinh trong thu hồi đất của nông dân để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội trong tình hình hiện nay.
Đỗ Huy Hà (2013), Giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong quá trình
đô thị hóa ở nước ta hiện nay [15]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về quá trình
đô thị hóa cùng với đó là hiện tượng thu hẹp diện tích đất để sản xuất nông nghiệp dẫn đến việc người nông dân không còn hoặc còn rất ít đất để canh tác. Khi bị mất đất, người nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nghề để mưu sinh vì họ đã quen với sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó, do trình độ văn hóa còn thấp và sự thay đổi cách sống, lề thói, phong tục tập quán, kéo theo nhiều hệ lụy không đáng có. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong quá trình đô thị hóa, tác giả cho người đọc thấy được những kết quả, thành tựu về giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế, đồng thời cũng thấy được những hạn chế, khó khăn trong việc giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế phát sinh trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội. Tác giả cũng đưa
ra một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh ở Hà Nội.
Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam (2013), Hội thảo quốc
gia Nông nghiệp hữu cơ - Thực trạng và định hướng phát triển [58]. Trong
cuốn Kỷ yếu này, các nhà khoa học tập trung luận giải sự cần thiết phải phát triển nền NNHC để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, các nhà khoa học cũng đi sâu vào thực trạng phát triển NNHC ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. Đồng thời cũng chỉ ra mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và các chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh NNHC, chưa thực sự được quan tâm đúng mức, còn phát triển tự phát, quy mô nhỏ. Do đó, các mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp hữu cơ vẫn còn lỏng lẻo.
Nguyễn Thị Minh Loan (2017), Lợi ích kinh tế của người lao động
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội [27]. Tác giả đã chỉ ra cơ cấu lợi ích kinh tế bao gồm: Lợi ích kinh tế trực
tiếp (Tiền công, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội, bảo hiểm); Lợi ích kinh tế gián tiếp (Điều kiện môi trường làm việc; đào tạo nâng cao tay nghề; đảm bảo đời sống tinh thần). Tác giả cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng của việc thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2000-2014. Tác giả cũng đã đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó tập trung 3 nhóm giải pháp, trong đó nhấn mạnh vào giải pháp tăng cường sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế của người lao động và giải pháp nâng cao ý thức chấp hành luật pháp Việt Nam của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (2017), Kỷ yếu diễn đàn quốc gia: Phát triển Nông nghiệp hữu cơ lần thứ nhất, Chủ đề: Giải pháp phát triển
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam [17]. Cuốn kỷ yếu đã vẽ ra một bức tranh tổng
quan về nền nông nghiệp hữu cơ thế giới Việt Nam. Trong đó, có đề cập đến những lợi ích tương quan khi phát triển diện tích sản xuất NNHC với doanh thu; đề cập đến nhu cầu và niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng nông sản hữu cơ. Bên cạnh đó, cuốn kỷ yếu cũng chỉ ra nút thắt trong sản xuất NNHC ở Việt Nam chính là quy mô diện tích và chưa có hành lang pháp lý chính thức cho NNHC phát triển, cần nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Trần Hoàng Hiểu (2019), Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh
nghiệp trong phát triển cánh đồng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long [18]. Tác
giả đã bàn đến những vấn đề chung về lợi ích và quan hệ lợi ích nói chung, phân tích quan hệ lợi ích về kinh tế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, tác giả đưa ra một giải pháp giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp tương đối tốt là nâng cao hiệu quả kinh tế cho các bên tham gia liên kết trong cánh đồng lớn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trương Đình Chiến, Doãn Hoàng Minh, Nguyễn Đình Toàn,…(2020),
Hội thảo Khoa học quốc gia về thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội [3].
Cuốn kỷ yếu bàn đến những hạn chế của thành phố Hà Nội trong phát triển NNHC. Trong đó, tập trung phân tích những hạn chế của doanh nghiệp và hộ nông dân và những khó khăn trong chính sách phát triển. Qua đó, bàn đến mối quan hệ lợi ích ba nhà: nhà nông - nhà doanh nghiệp và nhà nước và nhấn mạnh cần phải có sự liên kết giữa ba nhà để thúc đẩy NNHC phát triển.