nước cho phát triển nông nghiệp hữu cơ
Có thể nói cơ chế, chính sách của nhà nước và công tác quản lý của chính quyền các cấp có tác động vô cùng mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng. Hệ thống các văn bản quy định của nhà nước là cơ sở pháp lý để một mặt thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển, một mặt giải quyết quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp hữu cơ đối với sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ như: Nghị định số 109/2018/NĐ-CP, ngày 29 tháng 8 năm 2018 về nông nghiệp hữu cơ. Nghị định đã làm rõ các khái niệm “nông nghiệp hữu cơ”; Để triển khai thực hiện Nghị định 109/2018/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 16/2019/TT- BNNPTNT, ngày 01 tháng 11 năm 2019 về quy định chi tiết một số điều của nghị định số 109/2018/NĐ-CP của chính phủ về nông nghiệp hữu cơ. Các văn bản trên đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Cùng với việc ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát của chính quyền các cấp mà
trước hết là chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giữ vai trò rất quan trọng. Việc thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước ở cấp địa phương sẽ đảm bảo các quy định về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được thực hiện nghiêm túc, vừa bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng được sử dụng đúng sản phẩm hữu cơ với chất lượng cao, vừa bảo vệ cho các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ tránh bị các chủ thể kinh doanh sản xuất hàng giả, hàng nhái trà trộn thiệt hại về kinh tế và suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm hữu cơ.