Tăng cường hỗ trợ nguồn lực tài chính cho các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 134 - 135)

gia phát triển nông nghiệp hữu cơ

Diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ rất ít ỏi, chỉ chiếm 1,5% diện tích canh tác nông nghiệp. Một trong những lý do là thiếu nguồn vốn để phát triển. Dù cơ chế chính sách đã có nhưng ngân hàng ít tham gia, ngành hàng nông sản nói chung và nông nghiệp hữu cơ ít được ngân hàng chú ý, thậm chí có khi còn tránh né. Mà quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ rất khó khăn, phức tạp cần nhiều chi phí để cải tạo đất, tạo nguồn nước sạch,... nếu không có vốn sẽ không thể duy trì được hoạt động. Do, cần tập trung vào các giải pháp sau:

Triển khai nghiên cứu điều tra, rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách tín dụng về liên kết, đặc biệt là về chương trình thí điểm cho vay theo Nghị quyết 14/NQ-CP (Quyết định 1050/QĐ-NHNN, ngày 28/5/2014) cho vay theo chuỗi giá trị sản xuất và ứng dụng công nghệ cao; kết quả triển

khai Nghị định 55/2015/NĐ-CP,... Qua đó, đề xuất hoàn thiện chính sách tín dụng cho vay theo chuỗi giá trị hàng nông sản và nhân rộng trong toàn ngành nông nghiệp (quy mô nhu cầu thị trường; chủ thể tham gia chuỗi; nhu cầu sản phẩm tài chính; các dịch vụ khác.).

Tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục tiếp cận tín dụng, đặc biệt là các thủ tục về thế chấp tài sản đảm bảo... Vấn đề điều kiện để các HTX nông nghiệp có nhu cầu vay vốn tiếp cận được các chương trình tín dụng (ưu đãi) cần được đơn giản hóa đến mức tối thiểu. Theo đó, các yêu cầu về xác nhận, chứng minh liên quan đến địa bàn và lĩnh vực hoạt động, tài sản đảm bảo và quy trình định giá tài sản (như theo các yêu cầu của Nghị định 55/2015/NĐ- CP) cần được nhanh chóng rà soát và điều chỉnh, bổ sung với những quy định mới (như Thông tư số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT và các quy định cụ thể hơn về quy trình đánh giá, định giá tài sản đăng kí thế chấp).

Cần có chính sách ưu đãi về nguồn vốn vay đầu tư mua máy cày, máy cấy, máy san ủi đồng ruộng, máy tưới tiêu... hoặc máy sấy, các loại phòng lạnh sơ chế, chế biến và bảo quản hàng nông sản hữu cơ để sản xuất canh tác và phục vụ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, với vốn ngắn hạn để đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... đầu vụ và thanh toán tiền hàng nông sản cho nông dân khi thu hoạch.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w