Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đất đai tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 124 - 126)

kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố

Nâng cao công tác quy hoạch đất đai chính là thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tạo ra những vùng sản xuất

chuyên môn hóa nhằm hướng đến xây dựng được những vùng sản xuất đủ lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết dễ dàng hơn và thuận lợi áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao. Quy hoạch ruộng đất tùy theo quy mô thị trường của từng nông sản hữu cơ, đặc điểm tự nhiên, canh tác của từng địa bàn của Thành phố. Công tác quy hoạch giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Việc quy hoạch ổn định vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ góp phần phát triển ổn định, bền vững của sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trong thời gian qua, UBND thành phố Hà Nội đã thực hiện quy hoạch các vùng chuyên canh và giám sát thực hiện quy hoạch đối với một số mặt hàng nông sản hữu cơ chiến lược, quy

hoạch đất cho chăn nuôi; ưu tiên phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng; chuyển đổi đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây ăn quả, rau và các sản phẩm giá trị cao khác; bảo vệ đất lúa nhưng cho phép thay đổi linh hoạt mục đích sử dụng giữa đất lúa và các cây trồng khác. Quy hoạch vùng chăn nuôi cách xa khu dân cư tập trung. Bên cạnh đó, chính sách bảo vệ đất nông nghiệp và quyền lợi của nông dân bị thu hồi đất được ban hành và nêu rõ: Hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích khác, chỉ tiến hành thu hồi đất cho mục đích an ninh, quốc phòng và dịch vụ công cộng thiết yếu. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm đất nông nghiệp, hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Để phát triển sản xuất nông nghiệp đáp ứng mục tiêu kinh tế nông thôn phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, trong quá trình tổ chức thực hiện, cần:

Rà soát sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo quy mô từng loại cây trồng, theo tiểu vùng sinh thái, phá tính manh mún, nhỏ lẻ; tạo sản phẩm thu hoạch cùng lúc để có thời gian vệ sinh đồng ruộng, không để ni-lông đã qua sử dụng tràn lan ngoài đồng ruộng, bởi hàng năm, lượng ni-lông loại bỏ phải hàng trăm tấn, sẽ gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện quy hoạch tổng thể và chi tiết cho các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn nông nghiệp hữu cơ gắn với công nghệ hiện đại để cung cấp các sản phẩm hữu cơ đáp ứng

nhu cầu của thị trường, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cần phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc phân bổ cụ thể quỹ đất nông nghiệp về quy mô diện tích, địa điểm và thời gian thực hiện. Xác định diện tích đất nông nghiệp cần giữ trên địa bàn, và lập bản đồ sử dụng đất nông nghiệp đến cấp xã và hộ sử dụng, đồng thời triển khai thực hiện việc quản lý đất đai, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo đúng thẩm quyền và căn cứ theo kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt theo đúng quy định hiện hành. Trên cơ sở thành phố đã phê duyệt diện tích đất nông nghiệp cần bảo vệ thì việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đòi hỏi phải có chế tài mạnh, được kiểm soát chặt chẽ, phải làm đúng theo Luật Đất đai. Cân đối đủ nguồn ngân sách cho địa phương để hạn chế tình trạng đổi đất lấy hạ tầng, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong vùng quy hoạch sang phi nông nghiệp. Tăng cường triển khai công tác kiểm tra, thanh tra việc sử dụng đất, bảo vệ môi trường và việc thực hiện kế hoạch của địa phương nhằm giám sát hoạt động của hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.

Đồng thời quy hoạch cũng khuyến khích người dân cần chủ động thực hiện dồn điền đổi thửa, trong đó nêu rõ: Nhà nước tổ chức đăng ký và hỗ trợ cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi chuyển đổi; hỗ trợ bằng vốn, khoa học - kỹ thuật, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp (thủy lợi, giao thông, lưới điện... để giúp các cộng đồng nông thôn hoàn thành dự án chuyển đổi đất nông nghiệp. Thực hiện cải cách thủ tục chuyển nhượng và thuê đất, giảm thuế chuyển nhượng đất nông nghiệp trong dồn điền đổi thửa.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w