hữu cơ
Nhận thức của các chủ thể tham gia phát triển NNHC có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quan hệ lợi ích giữa chủ thể. Điều tiên quyết các chủ thể cần nhận thức chính là phát triển NNHC là con đường đúng đắn nhưng không dễ dàng. Vì vậy, hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể, mang về những giá trị tăng thêm và những khoản lợi nhuận là mục đích chung của các chủ thể. Về lâu về dài, đây là cuộc chơi mà tất cả các chủ thể tham gia đều có lợi. Khi các chủ thể có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về phát triển
NNHC thì công tác tổ chức sản xuất, quy trình kỹ thuật, chia sẻ rủi ro khi thiên tai, mất mùa, dịch bệnh giữa các bên liên quan đều tìm được sự đồng thuận. Từ đó, các hợp đồng ký kết có tính lâu dài, các chủ thể tạo lập được uy tín, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất được chú trọng, năng lực quản lý sản xuất sản phẩm được nâng cao và do đó, tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản hữu cơ trên thị trường. Như thế, quan hệ lợi ích giữa các chủ thể cũng ngày càng được gắn kết.
2.2.3.3. Năng lực của các chủ thể sản xuất, kinh doanh nông nghiệphữu cơ hữu cơ
Năng lực của các chủ thể sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ là nhân tố then chốt giữ vai trò quyết định tới sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ và nâng cao lợi ích của chủ thể. Đồng thời góp phần đảm bảo lợi ích của các chủ thể khác trong chuỗi giá trị nông nghiệp hữu cơ. Năng lực của chủ thể sản xuất, kinh doanh thể hiện thông qua các yếu tố sau:
Một là, năng lực tổ chức sản xuất và quản lý, khai thác hiệu quả các
nguồn lực phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Năng lực tổ chức sản xuất và quản lý, khai thác hiệu quả các nguồn lực phục vụ sản xuất giữ vai trò quyết định tới kết quả của mọi quá trình sản xuất nói chung, trong đó có sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Việc chủ thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ thực hiện tốt
quá trình tổ chức sản xuất sẽ đảm bảo cho các giai đoạn của quá trình sản xuất ăn khớp với nhau trong vòng tuần hoàn của vốn và đây là điều kiện để quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục không bị ngắt quãng gây lãng phí thời gian sản xuất, tồn đọng vốn trong các khâu của quá trình sản xuất từ đó làm giảm tốc độ chu chuyển vốn và giảm lợi nhuận của quá trình sản xuất. Ngoài ra, việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực như: tài nguyên, sức lao động, khoa học công nghệ và các yếu tố đầu vào cho sản xuất sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao lợi nhuận và gia tăng năng lực cạnh tranh cho nông sản hữu cơ trên thị trường.
Hai là, năng lực tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, các
quy trình sản xuất nông nghiệp tốt vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sự kết hợp giữa những kỹ thuật của phương pháp canh tác truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là việc tuân thủ các quy trình của sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Vì vậy, nếu các chủ thể sản xuất có năng lực tốt trong việc tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt vào sản xuất là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm nông nghiệp hữu cơ PGS của Việt Nam và thế giới, từ đó đảm bảo cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được người tiêu dùng đón nhận và có khả năng thâm nhập, cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp khác trong hệ thống phân phối bán lẻ không chỉ ở thị trường trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu.
Ba là, năng lực tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp
hữu cơ. Ngoài việc tổ chức sản xuất, tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chủ thể sản xuất còn phải có năng lực tốt trong việc tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư (vay vốn sản xuất, đặc biệt là việc thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ). Việc tiếp cận tốt các nguồn vốn đầu tư sẽ tạo tiền đề cho các chủ thể sản xuất có tiềm lực tài chính mạnh mẽ
để mở rộng sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời với việc thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ tạo điều kiện để các chủ thể sản xuất tiếp cận với kinh nghiệm tổ chức quản lý khoa học của các nước tiên tiến trên thế giới.
Bốn là, năng lực tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm để tìm nhà
phân phối hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Cùng với quá trình tổ chức sản xuất, việc chủ động tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có vị trí đặc biệt quan trọng. Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công đều có năng lực tìm kiếm thị trường,