Tầm quan trong của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở Bình Định hiện nay (Trang 31 - 33)

Chămpa giai đoạn hiện nay

Dân tộc Chăm trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã để lại cho dân tộc và nhân loại những di sản vô cùng quý giá. Đó là hàng trăm đền tháp xây dựng bằng gạch Chăm với kỹ thuật một đi không bao giờ trở lại, hàng trăm sản phẩm tinh thần mang giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học thẩm mỹ đậm đà bản sắc văn hóa Chămpa. Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ra đời, phát triển và tồn tại trên mảnh đất miền Trung nắng lắm mưa nhiều, độ ẩm cao, bão lụt thường xuyên, lại phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn phá và cả sự lãng quên vô thức của con người diễn ra trong nhiều thập kỷ đã làm giá trị của nó ngày càng mai một, các di tích đền tháp nhiều nơi đã trở thành hoang phế hay những điệu múa, những trang phục đậm đà nó chỉ thể hiện trong những ngày lễ hội, những ngành nghề thủ công truyền thống dần mai một, v.v.

Thực tế ấy đang đặt ra cho dân tộc Chămpa, cho những nhà hoạch định chính sách bảo tồn giá trị văn hóa Việt Nam, những người làm công tác trùng tu, tôn tạo những câu hỏi đầy thách thức và cũng hết sức cấp bách. Đó là việc bảo tồn, trùng tu các đi tích Chămpa (đền tháp), nên bảo tồn, trùng tu tất cả, phục hồi lại tất cả những di tích đã hoang phế hay nhưng di tích tiêu biểu cho những phong cách khác nhau? Có phục hồi lại trang phục Chăm xưa cho cộng đồng Chăm trong hiện thực cuộc sống hay chỉ để giữ gìn và phát huy trong những ngày lễ hội? Phục hồi ngôn ngữ Chăm và dạy tiếng Chăm trong cộng đồng người Chăm như thế nào? Và,

phải làm gì để huy động được nhiều nguồn tài trợ cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa? v.v. Có lẽ còn nhiều câu hỏi đặt ra trước mắt và cho cả mai sau, cần phải xuất phát từ thực trạng các giá trị văn hóa Chămpa, nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật kế thừa di sản văn hóa, những quy định của luật di sản văn hóa trên cơ sở phân tích một giá trị cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể ở từng địa phương cụ thể, từ đó đưa ra những chính sách và giải pháp phù hợp, như Hồ Chí Minh từng nói: “Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ tuy không xấu mà phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm, cái gì mới mà hay thì nên làm”. Theo định hướng ấy chắc chắn chúng ta sẽ giải quyết được những mâu thuẫn nội tại trong quá khứ và cả trong hiện tại và chắc chắn rằng chúng ta sẽ thực hiện được nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 (khoá VIII) “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở Bình Định hiện nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w