Điêu khắc và các ngành nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở Bình Định hiện nay (Trang 47 - 53)

Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY 2.1 Khái quát chung về Bình Định

2.2.1.4. Điêu khắc và các ngành nghề truyền thống

a) Điêu khắc

Bên cạnh hệ thống tháp, ở Bình Định còn tìm được nhiều tác phẩm điêu khắc. Các tác phẩm điêu khắc chủ yếu là đá, nhiều về số lượng, phong phú về loại hình, là bộ phận quan trọng cho phép phục dựng diện mạo điêu khắc Chămpa.

Do biến động xã hội, các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Chămpa Bình Định bị phân tán đi nhiêu nơi. Theo số liệu thống kê của Bảo tàng tổng hợp Bình Định (2011), hiện có khoảng 43 tác phẩm tại bảo tàng Chămpa Đà Nẵng, 27 tác phẩm tại bảo tàng Huế, 13 hiện vật tại Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác trong nước và bị thất thoát ra nước ngoài. Dù vậy, số lượng các tác phẩm nghệ

thuật điêu khắc còn lưu giữ tại Bình Định khá nhiều, thường lưu giữ ở hai nơi chính. Một là, Bảo tàng tổng hợp Bình Định, trên 30 hiện vật. Hai là, phòng văn hóa huyện An Nhơn 15 hiện vật. Số còn lại nằm rải rác trong nhân dân, trong chùa miếu tại các huyện An Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn.

Trong các tác phẩm điêu khắc này, ngoài một số ít được biết từ lâu như: tượng voi thành Đồ Bàn, tượng Dvarapalla chùa Nhạn Sơn, ... phần lớn các hiện vật chỉ mới được phát hiện trong những năm gần đây do quá trình xây dựng và sản xuất của nhân dân địa phương. Số lượng hiện vật điêu khắc hiện còn tại Bình Định là 60 tiêu bản, gồm nhiều loại hình khác nhau, được phân thành hai loại chính là tượng tròn và phù điêu.

Thống kê tượng tròn ở Bình Định:

Tượng tròn là những hiện vật khắc tạc theo khối tròn làm thành một tác phẩm hoàn chỉnh, có khả năng tồn tại độc lập trong tổng thể kiến trúc. Chúng gồm nhiều loại hình, kích thước khác nhau. Dưới đây là bảng thống kê một số tượng tròn hiện có ở Bình Định.

Bảng 2.3: Thống kê một số tượng tròn ở Bình Định (2011)

STT Tên gọi của tượng lượngSố Nơi phát hiện (xã,huyện) Nơi lưu giữ (xã,huyện)

1 Tượng Dvarapalla 2 Chùa Nhạn Sơn Nhơn Hậu, An Nhơn 2 Tượng Dvarapalla 1 Nhơn Hậu, An Nhơn Phòng văn hóa huyện

An Nhơn

3 Tượng Voi 2 Thành Đồ Bàn Nhơn Hậu, An Nhơn

4 Tượng Voi 1 Nam Tháp Cánh Tiên Phòng văn hóa huyện An Nhơn

5 Tượng Sư tử 3 Lăng Võng Tánh Nhơn Hậu, An Nhơn 6 Tượng Sư tử 2 Nam Tháp Cánh Tiên Phòng văn hóa huyện

An Nhơn 7 Tượng bò nandin 1 Bình Nghi, Tây Sơn Bảo tàng tỉnh

8 Tượng bò nandin 1 Tháp Đôi Quang Trung, Quy Nhơn

9 Tượng Ganêse 1 Chùa Dương Long Nhơn An, An Nhơn 10 Tượng Ganêse 1 Chùa Linh Tương Bình Nghi, Tây Sơn

11 Tượng Garada 1 Chùa Thiên Trúc Phước Hòa, Tuy Phước

12 Tượng Garada 1 Gò Tháp Gãy Bảo tàng tỉnh

13 Tượng Sư tử 1 Khánh Lễ Phòng văn hóa huyện

An Nhơn

14 Tượng tu sĩ 1 Chùa Hải Giang Hơn Hải, Quy Nhơn

15 Tượng nữ thần 1 ? Bảo tàng tỉnh

16 Tượng nữ thần 1 ? Bảo tàng tỉnh

17 Tượng nữ thần 1 ? Bảo tàng tỉnh

18 Tượng linga 1 Chùa Thiên Trúc Phước Hòa, Tuy Phước

19 Tượng Giahasimha 1 ? Bảo tàng tỉnh

20 Cột đá hình rắn 1 Xã Phúc Nghĩa Huyện Tuy Phước

Tổng cộng 25

(Nguồn: Bảo tàng tổng hợp Bình Định) Phù điêu:

Nếu tượng tròn thể hiện không gian 3 chiều và được coi là một tác phẩm hoàn chỉnh, thì phù điêu được thể hiện trên một mặt phẳng với không gian hai chiều. Có phù điêu được khắc tạc trên một mặt phẳng trở thành một tác phẩm độc lập gắn vào công trình kiến trúc; ngược lại, có nhiều mảng phù điêu phải liên kết với nhau mới làm hoàn chỉnh được một chủ đề trang trí.

Hiện nay ở Bình Định số lượng phù điêu tìm được khá nhiều, do nhân dân phát hiện trong quá trình xây dựng và canh tác, được bảo quản lại chùa, miếu và bảo tàng địa phương. Những năm gần đây, việc tu sửa một số tháp Chămpa, đặc biệt là tháp Dương Long và Tháp Đôi số lượng phù điêu tìm được khá nhiều. Với số lượng phù điêu hiện biết cung cấp nhiều tư liệu góp phần nghiên cứu đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc đá Chămpa trong giai đoạn này – giai đoạn Vijaya.

Bảng 2.4: Bảng thống kê các hiện vật điêu khắc tại Bình Định (2011)

STT theo chủ đềTên gọi lượngSố Nơi phát hiện Nơi lưu giữ

1 Nữ thần 1 Bình Nghi, Tây Sơn Bảo tàng tổng hợp tỉnh 2 Nữ thần 1 Châu Thành, An Nhơn Phòng văn hóa huyện

An Nhơn

3 Nữ thần 1 Nhơn Hòa, An Nhơn Phòng văn hóa huyện An Nhơn

4 Nữ thần 1 Lăng Ông, Quy Nhơn Nhơn Hải, Quy Nhơn

5 Vũ nữ 1 Tháp Bánh Ít Phước Hiệp, Tuy Phước

6 Nam thần 1 ? Phòng văn hóa huyện

An Nhơn

7 Nam thần 3 Bình Nghi, Tây Sơn Bảo tàng tổng hợp tỉnh 8 Tu sĩ 1 Nhơn Thành, An Nhơn Bảo tàng tỉnh

9 Tu sĩ 2 Dương Long, Tây Sơn Bảo tàng tổng hợp tỉnh 10 Người dâng

lễ

3 Dương Long, Tây Sơn Bảo tàng tổng hợp tỉnh 11 Người múa 1 Dương Long, Tây Sơn Bảo tàng tổng hợp tỉnh 12 Cảnh chiến

binh

1 Thành Bình Định Phòng văn hóa huyện An Nhơn

13 Voi 2 Chùa Dương Long Phòng văn hóa huyện An Nhơn

14 Voi 1 Xóm Miếu Tuy Phước

15 Rắn 6 Dương Long, Tây Sơn Bảo tàng tổng hợp tỉnh

16 Makara 1 Tháp Đôi Bảo tàng tổng hợp tỉnh

Tổng cộng 27

(Nguồn: Bảo tàng tổng hợp Bình Định) Các loại hình điêu khắc khác:

Trong các hiện vật điêu khắc khác hiện còn ở Bình Định, số lượng bệ đá không nhiều. Nếu phân theo chức năng thì bệ đá có hai loại: bệ đá thờ và trụ đá sử dụng trong các công trình kiến trúc. Nhìn chung, tự thân các bệ đá là một tác phẩm nghệ thuật độc lập hoàn chỉnh được chế tạo khá đẹp.

Bảng 2.5: Thống kê các bệ đá ở Bình Định (2011)

STT Tên gọi lượngSố Nơi phát hiện Nơi lưu giữ

1 Bệ thờ 1 Nhơn Phước, An Nhơn Phòng văn hóa huyện An Nhơn

2 Bệ thờ 1 Tây Sơn Bảo tàng tổng hợp tỉnh

3 Trụ cửa 1 Tây Sơn Bảo tàng tổng hợp tỉnh

4 Trụ cửa 1 Nhơn Khánh, An Nhơn Phòng văn hóa huyện An Nhơn

5 Trụ cửa 2 Nhơn Khánh, An Nhơn Phòng văn hóa huyện An Nhơn

Tổng cộng 6

Đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc (tượng tròn và phù điêu):

Cũng như kiến trúc tháp, nghệ thuật điêu khắc giai đoạn này xuất hiện nhiều yếu tố mới, thay cho xu hướng thể hiện khối tượng nuột nà với đường nét cầu kỳ tinh xảo của nghệ thuật điêu khắc giai đoạn trước. Ở giai đoạn này (Vijaya), bên cạnh những yếu tố kế thừa là xu hướng thể hiện mới: hình khối căng hơn, khỏe mạnh hơn, gian trí giản lược, gân guốc hơn. Nhìn tổng thể các tác phẩm điêu khắc ở đây toát lên vẻ khỏe khoắn, đầy sức sống. Nằm trong mẫu số chung của nghệ thuật điêu Chămpa về đề tài thể hiện, chất liệu, kỹ thuật chế tác bên cạnh vẻ đẹp truyền thống được thể hiện mạnh bạo hơn, thì nghệ thuật điêu khắc giai đoạn này có nhiêu yếu tố ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc Khmer và xuất hiện bóng dáng của nghệ thuật điêu khắc Đại Việt.

Công tác nghiên cứu, phát hiện và khai quật đã phần nào khắc họa được diện mạo nghệ thuật điêu khắc Chămpa vang bóng một thời, đồng thời phục vụ cho việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

b) Nghề gốm

Từ những năm trước và sau 1995, việc khai quật các trung tâm sản xuất gốm Chămpa ở Bình Định mới được tiến hành và đạt được một số kết quả bước đầu về việc xác định các trung tâm gốm như: Trung tâm gốm Trường Cửu (xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn); trung tâm gốm Gò Hời (Tây Vinh, Tây Sơn); trung tâm gốm Gò Cây Ké (Tây Vinh, Tây Sơn); trung tâm gốm Lệ Nghi (Nhơn Mỹ, An Nhơn); trung tâm gốm Gò Sành (Nhơn Hòa, An Nhơn).

Các trung tâm sản xuất gốm ở Bình Định đề nằm ở ven sông Kôn. Con sông này giữ vai trò tạo nguồn sản xuất gốm ở cả hai đầu vào – ra. Nó là đường vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất và là đường tiêu thụ sản phẩm với các miền trong và ngoài quốc gia Chămpa xưa. Đây là điểm mạnh, là yếu tố quan trọng giúp cho các trung tâm này tồn tại, phát triển trong một thời gian dài. Trong số những trung tâm sản xuất gốm này thì có ba nơi sản xuất với quy mô lớn, diện tích rộng là Lệ Nghi, Trường Cửu và Gò Sành.

Thứ nhất, về nguyên liệu: môi trường tự nhiên tham gia vào sản xuất bằng hai nguồn: nguyên liệu và nhiên liệu nung gốm. Tây Nguyên là vùng cung cấp nhiên liệu vô tận cho việc nung gốm, theo đường sông Kôn. Nguyên liệu là các mỏ đất sét ngưng tụ dọc triền sông, các đầm lớn, dễ khai thác và vận chuyển. Ngoài đất sét đỏ, còn có đất sét trắng, hai nguyên liệu này được kết hợp trong sản xuất gốm tạo nên những sản phẩm có chất lượng cao: cứng, mỹ thuật đẹp, ...

Thứ hai, về kỹ thuật: Kỹ thuật sản xuất gốm được chia làm hai công đoạn: sản xuất phôi gốm và nung sản phẩm. Sản xuất phôi gốm được chế tác bằng bàn xoay nên đội dày xương gốm đều, dáng cân xứng, thành gốm mịn. Ngoài ra còn dùng khuôn khi tạo dáng, ... Việc nung gốm, ngoài lò nung còn có các yếu tố kỹ thuật khác như nung trong bao thơi để sản phẩm chín đều, không tiếp xúc trực tiếp với lửa, không bị nứt, bám bụi và biến dạng. Khi xếp sản phẩm vào lò nung, thường sử dụng con kê, thanh kê để nung được nhiều sản phẩm, ... Nhìn chung gốm Chămpa có chất lượng cao ngang tầm với các trung tâm sản xuất gốm truyền thống trong khu vực.

Thứ ba, về men: Gốm Chămpa chủ yếu được tráng men màu xanh với các độ màu khác nhau: xanh xám, xanh xám đậm, xanh phớt xám, ... Đồng thời là men màu vàng, màu nâu, màu đen, màu trắng cùng với các sắc độ khác nhau. Việc sử dụng nhiều màu men đan xen trên một sản phẩm cho thấy người thợ gốm Chămpa hoàn toàn làm chủ kỹ thuật chế tạo và sử dụng men trong sản xuất gốm để làm đẹp sản phẩm.

Thứ tư, về loại hình: Có thể thấy các loại hình cơ bản được sản xuất liên tục với số lượng nhiều như: bình, lọ, chậu, ấm, nồi, bát, đĩa, chén, cốc, ... Các tác phẩm mỹ thuật như: tượng, phù điêu. Các loại vật liệu xây dựng công trình kiến trúc như: ngói nũi lá, điểm trang trí góc tháp,... Nhờ vậy, gốm Chămpa có nét độc đáo phản ánh đời sống của người Chăm trong lịch sử, nó phục vụ đời sống hằng ngày, cho các công trình kiến trúc và còn để xuất khẩu.

Thứ năm, về trang trí: Về kỹ thuật trang trí gốm, người Chămpa sử dụng kỹ thuật vẽ chìm trên xương gốm là phổ biến rồi phủ men. Nét vẽ mảnh mai, phóng khoáng kết hợp với màu men tạo vẻ đẹp độc đáo. Ngoài vẽ chìm còn vẽ bằng men với nhiều màu đan xen và xử dung khuôn in tạo hoa văn để trang trí. Đề tài trang trí

khá đơn giản, thường là hoa văn sóng nước, hoa lá và hình ảnh động vật như rồng, chim, thú, mặt kala, makara,...

Nhìn chung, giai đoạn này gốm Chămpa khá hoàn thiện, có nhiều yếu tố truyền thống từ đồ gốm văn hóa Sa Huỳnh, có yếu tố được nhập từ các nước trong khu vực. Điều đó đem lại sự phát triển với trình độ khá cao, loại hình phong phú, đưa nghề sản xuất gốm trở thành ngành kinh tế quan trọng trong giai đoạn Vijaya của người Chămpa ở Bình Định. Vấn đề nghiên cứu, phục hồi lại kỹ thuật làm gốm của người Chăm góp phần to lớn vào công cuộc bào tồn, kế thừa và phát huy nghề gốm cổ Chămpa, đưa nghề gốm Chăm lên một tầm cao mới.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở Bình Định hiện nay (Trang 47 - 53)