Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở Bình Định hiện nay (Trang 37 - 38)

Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY 2.1 Khái quát chung về Bình Định

2.2.1. Thành tựu đạt được

Đến nay, thành tựu cơ bản trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa Chămpa ở Bình Định là đã điều tra, phát hiện hầu hết các loại di tích; phản ánh đầy đủ hơn diện mạo văn hóa Chămpa trong một thời kỳ lịch sử. Qua đó cho thấy văn hóa Chămpa ở Bình Định không chỉ giới hạn ở những công trình kiến trúc tháp nổi tiếng, những tác phẩm điêu khắc đá mỹ lệ, mà còn có những tòa thành cổ, các trung tâm sản xuất gốm, các luật tục, lễ hội truyền thống mang đầy giá trị nhân văn sâu sắc.

Sau năm 1975 nước nhà thống nhất, cùng với việc bảo tồn, phát huy văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, thì việc bảo tồn phát huy văn hóa Chămpa được chú trọng ở cấp nhà nước vì vị trí đặc biệt và những đóng góp của nó trong lịch sử cũng như trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chămpa cấp nhà nước từ năm 1975 đến nay được tiến hành đồng bộ với nhiều ngành chức năng tham gia, nhất là các ngành nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn diễn ra trong toàn bộ vùng đất của dân tộc Chămpa trong lịch sử. Cùng với việc kế thừa thành tựu nghiên cứu, phát hiện của giai đoạn trước, việc nghiên cứu không chỉ được đẩy mạnh trên lĩnh vực kiến trúc tháp, điêu khắc, văn tự, bia ký mà còn đẩy mạnh nghiên cứu các tòa thành cổ, các ngành nghề thủ công, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn họ, nghệ thuật, v.v.

Các cuộc điều tra di tích văn hóa Chămpa từ Quảng Bình đến Bình Thuận đã phát hiện mới một số di tích, trong đó có di tích ở Bình Định và được công bố trong hội nghị thông báo khảo cổ học hàng năm trên các tạp chí chuyên ngành. Đồng thời nhiều nhà nghiên cứu đã giới thiệu khái quát văn hóa Chămpa trong các công trình của mình như: Ngô Văn Doanh “Văn hóa Chămpa”, Cao Xuân Phổ “Điêu khắc Chămpa”, Lê Đình Phụng “Di tích văn hóa Chămpa ở Bình Định”, v.v. những công trình đó góp phần nhất định trong việc phát huy giá trị văn hóa Chămpa ở Bình Định.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở Bình Định hiện nay (Trang 37 - 38)