Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở Bình Định hiện nay (Trang 55 - 57)

Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY 2.1 Khái quát chung về Bình Định

2.2.2. Những tồn tại, hạn chế

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở Bình Định trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể về: phát hiện, bảo tồn, trùng tu, lưu giữ các di tích, các hiện vật; về giữ gìn các lễ hội truyền thống, các phong tục tốt đẹp của người Chăm, v.v . Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở Bình Định gặp phải nhiều khó khăn, thách thức.

Theo Ban quản lý di tích lịch sử tỉnh Bình Định, những năm gần đây, việc quy hoạch, đầu tư để tu bổ và khôi phục hệ thống tháp Chăm trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập.

Nguồn kinh phí hỗ trợ công tác tu bổ, tôn tạo hệ thống tháp Chăm chủ yếu từ Trung ương và Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ, còn kinh phí địa phương (vốn đối ứng) thì được đầu tư hạn chế.

Chính vì vậy, hầu hết các di tích lịch sử văn hóa có giá trị này vẫn chưa được phát huy tốt trong phát triển kinh tế du lịch của địa phương.

Điển hình là các khu Tháp đôi (thành phố Quy Nhơn) đã được trùng tu từ năm 1991 đến năm 1995, đến năm 1996 Ủy ban Nhân dân tỉnh mới phê duyệt quy hoạch và năm 2008 mới triển khai thực hiện, nhưng diện tích hiện có lại hẹp hơn so với diện tích quy hoạch trước đó.

Tháp Bánh Ít (huyện Tuy Phước) là một trong những cụm tháp đẹp, quy mô hoàn chỉnh, đa dạng về loại hình kiến trúc, đã được trùng tu từ năm 1997 đến năm 2004. Nhưng sau 10 năm phê duyệt quy hoạch và xây dựng, triển khai nhiều hạng mục công trình không tuân theo môtíp, như cổng chính ra vào và đến nay vẫn để dang dở.

Các tháp Cánh Tiên (An Nhơn) và Dương Long (Tây Sơn) được tiến hành trùng tu cùng lúc và đến năm 2011 tháp Cánh Tiên được trùng tu hoàn thành, còn tháp Dương Long mới tu bổ từ phần mái lên phần đỉnh chóp, phần tường rào cổng ngõ vẫn chưa thực hiện được do vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng; v.v.

Việc tiến hành khai quật các phế tích tháp còn quá ít so với số lượng hiện có. Dấu tích các phế tháp thường là các gò đống chồng chất đầy gạch đá với các thành phần kiến trúc tạo nên hình dáng tháp, đôi chỗ còn tìm thấy các tác phẩm điêu khắc liên quan và thường được nhân dân địa phương gọi với các tên: Gò Hạch, Gò Hời, Tháp Gãy, Gò Tháp Lở, ...

Trong số các phế tích hiện còn, có phế tích có quy mô khá lớn và có hả năng cung cấp tài liệu quý cho việc nghiên cứu, bảo tồn. Nhưng điều đó chưa được thực hiện, mặc dù đến năm 1987 đã có quy hoạch tổng thể về phế tích tháp ở Bình Định.

Công tác bảo tồn hầu như chưa phát hiện được nhiều tài liệu về sản xuất gốm Chămpa ở Bình Định.

Cho đến nay, chúng ta chưa hình thành được một đội ngũ chuyên gia nghiên cứu, lập dự án, thực thi công tác bảo tồn các giá trị văn hóa Chămpa chuyên nghiệp.

Ngôn ngữ của người Chăm H’roi ở Bình Định không còn như ban đầu mà nó có sự pha trộn, lai tạp với ngôn ngữ của người Ba Na và người Kinh do quá trình chung sống lâu dài và nhu cầu giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.

Trong cuộc sống hiện đại, một số lễ hội truyền thống của nguời Chăm dần bị biến đổi và có sự mai một; v.v.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở Bình Định hiện nay (Trang 55 - 57)