Một số giải pháp nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở tỉnh Bình Định hiện nay

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở Bình Định hiện nay (Trang 57 - 61)

Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY 2.1 Khái quát chung về Bình Định

2.3. Một số giải pháp nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở tỉnh Bình Định hiện nay

Chămpa ở tỉnh Bình Định hiện nay

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân Bình Định, đặc biệt là đối với cán bộ, nhân viên, chuyên viên làm công tác trong lĩnh vực này về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở Bình Định. Điều đó sẽ giúp cho họ nỗ lực nhiều hơn để nghiên cứu, sưu tầm, khai quật, giữ gìn và giới thiệu các giá trị văn hóa Chămpa, làm cho sự giao lưu văn hóa ngày càng có hiệu quả.

Cần tuyên truyền vận động đồng bào Chăm nhận thức sâu sắc về tính cấp thiết của việc bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống Chăm H’roi trước nguy cơ hòa tan văn hóa, phai mờ bản sắc văn hóa rất đáng lo ngại.

Thứ hai, Trung ương cần xác lập cơ chế sao cho địa phương (chính quyền tỉnh Bình Định) tự chủ động trong việc khai quật các di tích nhằm phát hiện tư liệu mới và phục chế một số di tích có quy mô lớn.

Kinh phí cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa, ngoài sự hỗ trợ của trung ương, địa phương tự tạo bằng cách kết hợp phát huy giá trị văn hóa (đặc biệt là các di tích văn hóa) với phát triển du lịch, tham quan, giải trí. Cũng thông qua đó thu hút khách du lịch ở nhiều quốc gia, giá trị văn hóa Chămpa nơi đây sẽ được phát huy.

Thứ ba, cần có kế hoạch khai thác, ứng dụng và phát huy các thành tựu văn hóa Chămpa trong điều kiện mới, mở rộng phạm vi tác động và ảnh hưởng của nó trong nước, trong khu vực và quốc tế. Có như vậy chúng ta mới kế thừa được những kinh nghiệm, những tri thức sáng tạo độc đáo trong các loại hình nghệ thuật (kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc…), tiếp nhận những tinh hoa từ bên ngoài, bù đắp những hụt hẫng, phát triển chúng thành những loại hình nghệ thuật độc lập, độc đáo, không pha trộn, đậm đà bản sắc dân tộc.

Kế thừa và phát huy giá trị nghề gốm của các trung tâm sản xuất gốm Chămpa ở Bình Định, bằng cách phục hồi nghề này. Gần đây, kết quả từ một số cuộc điều tra khảo cổ học, cho biết ở Bình Định còn nhiều dấu tích của năm trung tâm sản xuất gốm của người Chăm. Đồ gốm ở đây có chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu nơi đây có trữ lượng lớn, chất lượng tốt; kỹ thuật nung, tráng men không thua kém với nghề gốm của các nước trong khu vực. Việc phục hồi nghề gốm Chămpa không chỉ có ý nghĩa bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống mà nó còn góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nhất là việc kế thừa, phát triển bí quyết kỹ thuật gốm.

Kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp, hợp lý của luật tục Chăm để xây dựng nếp sống, lối sống mới hiện nay. Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội đó là những quy định tập quán gắn kết cộng đồng, gia đình – dòng họ, tinh thần dân chủ, bình đẳng, khoan dung, tương thân tương ái; là công cụ hữu hiệu điều hòa lợi ích giữa cá nhân và cộng đồng; là công cụ thiết yếu để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong từng cộng đồng; là công cụ điều tiết, điều chỉnh hành vi con người. Trong lĩnh vực kinh tế, luật tục Chăm để lại một di sản tri thức bản địa quý báu về bảo vệ môi trường, bảo vệ chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh; v.v.

Thứ tư, tăng cường công tác giáo dục, đào tạo để hình thành đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ trí thức và văn nghệ sĩ người Chăm. Đào tạo và xây dựng đội ngũ này bằng nhiều hình thức như: tuyển chọn tai chỗ, thu hút người nơi khác đến

bằng những chính sách khuyến khích nhân tài. Đồng thời tôn vinh, ưu đãi hơn nữa đối với các nghệ nhân Chăm.

Thứ năm, chính quyền địa phương cần tiếp tục đầu tư có trọng điểm cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa Chămpa; hoàn thành đầu tư phải được đưa vào sử dụng, phát huy qua các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Thứ sáu, kết hợp hài hòa công tác bảo tồn, tôn tạo với việc khai thác và sử dụng hợp lý; phải lấy hiệu quả về kinh tế, xã hội làm tiêu chí, làm chuẩn cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở Bình Định.

Thứ bảy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và các cấp chính quyền, vai trò của các cơ quan chức năng. Đây là một trong những giải pháp có ý nghĩa quyết định. Bởi đây chính là nơi hoạch định chủ trương, đường lối, thực thi đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng tại địa phương. Đồng thời xác lập chương trình hành động, lựa chọn các phương án, cách thức để lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tại địa phương.

KẾT LUẬN

Giá trị văn hóa là những gì được kết tinh từ hoạt động sáng tạo của con người, là tài sản vô giá của dân tộc, cộng đồng, nhân loại được trao truyền từ đời này sang đời khác thể hiện tầm cao và chiều sâu của dân tộc, phản ánh trình độ phát triển chung của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, dân tộc trong lịch sử của chính mình, là bức thông điệp tuyệt vời chở nặng những quan niệm về một triết lý sâu thẳm; gợi lại những kỷ niệm ngọt bùi, cay đắng qua những bước thăng trầm của lịch sử; khắc họa lại những trang sử hào hùng của dân tộc, vẽ lên những bức tranh hoành tráng về phương thức sinh hoạt của mỗi cộng đồng, là chiếc cầu tâm thức nối hai bờ quá khứ, hiện tại và tương lai, là dòng sông chở nặng tâm hồn, cốt cách của một dân tộc.

Giá trị văn hóa Chămpa ở miền Trung nói chung và ở Bình Định nói riêng là những giá trị bền vững, là tinh hoa của cộng đồng dân tộc Chămpa, được kết tinh qua nhiều thế kỷ hình thành và phát triển, là cuốn sử sinh động phản ánh những bước thăng trầm của dân tộc Chămpa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mặc dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng nền văn hóa Chămpa đã để lại những giá trị và ý nghĩa sâu sắc trong tâm thức của dân tộc Việt Nam.

Vì vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa là một vấn đề mang tính quy luật trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa chính là giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa cội nguồn của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, là động lực khơi dậy sức mạnh tiềm tàng của dân tộc vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở Bình Định hiện nay (Trang 57 - 61)