Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI - CHI NHÁNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 102 - 109)

2.3.2.1. Những hạn chế

* Một là, cơ cấu dư nợ theo kì hạn đối với DNNVV chưa hợp lý

Dư nợ trung và dài hạn của khách hàng DNNVV chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ ngắn hạn, chỉ khoảng 20%. Với tỷ lệ trung và dài hạn thấp, cho thấy công tác tìm kiếm và thẩm định các dự án đầu tư trung và dài hạn của DNNVV chưa được quan tâm đúng mức.

Dư nợ cho vay đối với DNNVV còn chưa cao. So với dư nợ cho vay của toàn chi nhánh thì dư nợ cho vay đối với DNNVV còn chiếm tỷ trọng thấp. Năm 2015 dư nợ cho vay DNNVV chiểm tỷ trọng 23,76%, đến tháng 6 năm 2017 dư nợ cho vay DNNVV là 24,46%, tuy có tăng lên nhưng tốc độ tăng không đáng kể.

* Hai là, chính sách tín dụng chưa đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của DNNVV

Chính sách thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ. Hiện nay, SHB Hà Nội còn nghiêng về cho vay ngắn hạn đối với DNNVV (tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đạt trên 65%), trong khi nhu cầu vay trung dài hạn của các doanh nghiệp này là rất lớn. Đồng thời ngân hàng thường thực hiện rút ngắn kỳ hạn nợ nhằm giảm kỳ hạn tín dụng trung bình cho khoản vay, tuy nhiên việc làm này dẫn đến mất tự chủ trong chi tiêu của DNNVV. Đặc biệt đối với các DN ngành nghề xây lắp với đặc trưng nguồn vốn sử dụng là dài hạn trong khi DN vay chủ yếu bằng nguồn vốn ngắn hạn thì hiệu quả kinh doanh là rất khó khăn.

* Ba là, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ở mức cao

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đối với DNNVV của chi nhánh ở mức cao. Điều này cho thấy công tác quản lý các khoản vay cũng như công tác

thu hồi nợ của chi nhánh chưa tốt, làm cho vốn của ngân hàng bị chiếm dụng và tiềm ẩn rủi ro mất vốn cao.

* Bốn là, chính sách và thủ tục trong cho vay còn bất cập

Chính sách bảo đảm tiền vay đối với DNNVV còn nhiều bất cập, hầu hết các khoản vay của DNNVV đều phải có TSĐB và chi phí tương đối lớn, tỷ trọng cho vay không có TSĐB đối với DNNVV còn quá thấp. Phần lớn DNNVV thường không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện này do năng lực vốn nội tại còn yếu, xuất xứ của các TSĐB không rõ ràng gây ra khó khăn trong việc xác định giá trị. Vì vậy, khi ngân hàng đặt ra yêu cầu về đảm bảo tiền vay quá cao, các doanh nghiệp thường e ngại tìm đến vay vốn của ngân hàng mặc dù có phương án đầu tư sản xuất rất khả thi, hạn chế khả năng khai thác tiềm năng trong hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNNVV. Quy trình cho vay và thủ tục vay vốn vẫn còn phức tạp, gây khó dễ cho DNNVV trong việc tiếp cận vốn. Ngân hàng chưa linh hoạt trong việc thực hiện việc tinh giản quy trình cho vay và thủ tục vay vốn, vẫn làm theo khuôn mẫu. Đôi khi làm ảnh hưởng đến thời gian sử dụng vốn của các DNNVV.

* Năm là, hoạt động cho vay chưa mang tính chủ động

Công tác tiếp cận các DNNVV còn chưa tốt. Cán bộ tín dụng chưa chủ động tìm kiếm, tiếp thị và tư vấn cho các DNNVV, còn có tư tưởng trông chờ các DNNVV tìm đến với ngân hàng. Trong tình hình kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh của các ngân hàng là rất khốc liệt, nếu chi nhánh không có những chính sách mới thì không những không tiếp cận được các DNNVV có tiềm năng mà còn có thể mất đi các DNNVV truyền thống.

Chi nhánh chưa chú trọng vào việc đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với DNNVV. Đây cũng là một điểm hạn chế của ngân hàng. Điều này làm cho các DNNVV không thực sự có những cơ hội khác nhau để tiếp cận với những hình thức vay vốn với các mức lãi suất ưu đãi.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan - Từ phía ngân hàng

Thứ nhất, chính sách khách hàng tại SHB Hà Nội thiếu linh hoạt

Chính sách khách hàng của ngân hàng bao gồm các chính sách tiếp thị, phân loại khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi ích của khách hàng... Chi nhánh đã đẩy mạnh nghiên cứu thị truờng, tích cực tiếp thị tới các DNNVV nhung chưa hiệu quả, nguyên nhân là chưa nắm bắt được nhu cầu của các loại hình DNNVV khác nhau, chưa chú trọng vào việc đa dạng hóa các loại sản phẩm, điều này cũng cho thấy việc ngân hàng tiếp cận với các DNNVV là chưa tốt.

Hiện nay SHB Hà Nội còn chú trọng cho vay theo các phương thức truyền thống, và chưa mạnh dạn tài trợ nhu cầu vốn trung dài hạn cho DNNVV. Bên cạnh đó, công tác phổ biến kiến thức cho các DNNVV về ngân hàng và các quy định, thể lệ cho vay còn chưa được chú trọng. Điều này cản trở rất lớn việc mở rộng cho vay đối với DNNVV. Điều này là nguyên nhân làm cho doanh số cho vay và dư nợ cho vay đối với DNNVV còn thấp như vậy.

Thứ hai, chính sách cho vay đối với DNNVV tại SHB Hà Nội khá chặt chẽ và chưa linh hoạt

Chi nhánh quá cẩn trọng trong công tác tín dụng, còn hạn chế trong hoạt động cho vay đối với các DNNVV. Quy định chặt chẽ về cho vay có tài sản bảo đảm của ngân hàng nhằm sàng lọc khách hàng, hạn chế rủi ro khiến cho nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận vốn vay của ngân hàng. Các quy định của ngân hàng rất coi trọng tài sản bảo đảm, nhất là đối với các DNNVV có quy mô nhỏ hoặc các DNNVV lần đầu vay vốn ở ngân hàng. Vì vậy, nhiều khi ngân hàng bỏ lỡ các khách hàng tiềm năng, phương án sản xuất kinh doanh khả thi chỉ vì họ không đáp ứng các yêu cầu về tài sản bảo đảm. Chính sách cho vay ít mạo hiểm là giá đỡ giúp cho ngân hàng chống chọi với những bất lợi của nền kinh tế khó

khăn nhưng lại là rào cản tăng trưởng lợi nhuận trong hoạt động cho vay. Điều này cũng chính là nguyên nhân làm cho thời hạn cho vay đối với các DNNVV là ngắn, làm cho các DNNVV khó tiếp cận với các nguồn vốn trung dài hạn.

Thứ ba, chất lượng một số bộ phận cán bộ tín dụng còn hạn chế

Một số bộ phận cán bộ tín dụng chưa thực sự bám sát tình hình kinh tế, thực tiễn thị trường không thể nắm bắt được hết đặc điểm của các ngành kinh tế khác nhau, do vậy một số dự án mang tính chất kỹ thuật chuyên ngành cán bộ tín dụng không đánh giá hết được rủi ro dẫn đến quyết định không chính xác. Một số cán bộ khi đưa ra quyết định cho vay còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: lợi ích cá nhân, sự quen biết,...có những cán bộ chưa chủ động trong việc trau dồi kiến thức nghiệp vụ, làm cho chất lượng tín dụng ở các phòng giao dịch chưa đồng đều.

Đối với lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp, đôi khi Cán bộ KHDN chưa hiểu biết cặn kẽ về cách thức hoạt động, hệ thống thiết bị cần thiết nhất là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng đặc thù của ngành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kiểm tra, kiểm soát trong quá trình vay vốn cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đây cũng là nguyên nhân đưa ra các quyết định sai lầm khi cho vay. Và điều này làm cho nợ quá hạn của ngân hàng có t lệ cao như vậy.

Thứ tư, năng lực quản trị rủi ro tại ngân hàng còn chưa cao

Hiện nay, việc xếp hạng tín dụng nội bộ các DNNVV của SHB Hà Nội đã được triển khai nhưng việc thực hiện còn chưa chặt chẽ, chấm điểm tín dụng chưa sát với thực tế đặc biệt là những chỉ tiêu phi tài chính. Chỉ phân các DNNVV ra làm ba loại: khách hàng loại A, loại B, loại C. Như vậy hệ thống các tiêu chí xếp hạng tín dụng của chi nhánh chưa lượng hóa hết được những rủi ro nên chưa tính toán được các rủi ro xảy ra dẫn đến quyết định cho vay, phân loại nợ chưa chính xác.

chưa tốt

- Từ phía DNNVV

Thứ nhất, năng lực tài chính của các DNNVV còn thấp

Nguyên nhân lớn nhất làm cho các DNNVV khó khăn trong việc tiếp cận vốn là do năng lực tài chính. Các DNNVV thường thiếu tài sản bảo đảm, hoặc giá trị tài sản bảo đảm thấp không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của mình, hoặc có tài sản đủ nhưng thiếu giấy tờ mang tính hợp pháp của tài sản, DNNVV không có sự phân biệt rạch ròi giữa tài sản thuộc sở hữu cá nhân và tài sản của doanh nghiệp. Trong khi hiện nay thủ tục cho vay các DNNVV thì yếu tố tài sản bảo đảm là quan trọng. Ngoài ra phần lớn các DNNVV chưa biết cách xây dựng báo cáo tài chính, hơn nữa sổ sách kế toán không rõ ràng, minh bạch nên khó đánh giá đúng năng lực của doanh nghiệp. Điều này làm cho các DNNVV không đáp ứng nhu cầu vay của ngân hàng và cũng làm cho quá trình vay vốn của các DNNVV tại ngân hàng bị kéo dài và quy trình thủ tục vay vốn từ đó mà gây khó dễ cho các DNNVV. Năng lực tài chính của các DNNVV thấp cũng là nguyên nhân làm cho t lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao, và làm ngân hàng cho các DNNVV vay với thời hạn ngắn.

Thứ hai, một số DNNVV có phương án đầu tư kinh doanh không hợp lý

Đây cũng là nguyên nhân làm cho t lệ nợ quá hạn của các DNNVV tăng cao. Việc đầu tư đa ngành nghề của các DNNVV có thể phân tán rủi ro tuy nhiên sẽ dẫn đến hậu quả là không quản lý được nguồn vốn đầu tư, không quản lý được hoạt động kinh doanh dẫn đến thất thoát vốn, làm cho các khoản nợ đến hạn mà chưa có vốn để trả nợ ngân hàng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các năm sau việc vay vốn của các DNNVV sẽ khó khăn hơn, làm cho doanh số cho vay và dư nợ cho vay đối với DNNVV của ngân hàng giảm so với các năm trước.

* Nguyên nhân khách quan

- Thứ nhất, môi trường kinh tế chưa ổn định

lớn, và chưa thực sự ổn định sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2012, điều đó làm cho nền kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng không ít, dẫn đến công tác cho vay đối với các DNNVV của các ngân hàng nói chung và SHB Hà Nội nói riêng gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Đồng thời với sự khủng hoảng kinh tế làm cho các sản phẩm của các DNNVV tiêu thụ khó khăn, thị trường bị thu hẹp, giá cả các mặt hàng đầu vào gia tăng. Nhiều doanh nghiệp đứng trước những thách thức không hề nhỏ, lợi nhuận sụt giảm, công tác tiếp cận vốn khó khăn, làm cho khả năng trả nợ cho các ngân hàng cũng từ đó mà giảm mạnh. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao. Ngân hàng chỉ cho các DNNVV vay nếu có đủ điều kiện về tài sản đảm bảo.

- Thứ hai, sự chỉ đạo, kết hợp của các ban ngành, cơ quan chức năng với chi nhánh còn một số bất cập

Diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ, về lãi suất, tỷ giá, ngoại tệ, khả năng dự báo và sự phối hợp giữa trụ sở chính và chi nhánh trong việc điều chỉnh kế hoạch còn chưa kịp thời, chủ động. Chính quyền địa phương, các ngành cơ quan chức năng còn chậm trễ trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, đặc biệt là việc xây dựng triển khai thực hiện các kế hoạch chương trình kinh tế xét duyệt dự án.. .việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa kịp thời gây khó khăn cho việc xin vay vốn của các DNNVV, ngân hàng thì không mở rộng được doanh số cho vay và dư nợ cho vay đối với các DNNVV. Ngoài ra các cơ quan chức năng tham gia vào việc xử lý tài sản thế chấp của các DNNVV vay khi ngân hàng phát mại tài sản còn nhiều thủ tục phiền hà, thời gian thường kéo dài, điều này gây khó khăn cho các ngân hàng thu hồi nợ.

Thứ ba, môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay chưa đồng bộ

Một số văn bản liên quan đến vấn đề thế chấp, cầm cố vay vốn như quy định về công chứng, quy định về giao dịch đảm bảo tài sản hình thành trong tương lai, cơ sở pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ chưa rõ ràng, đầy đủ và đồng bộ, thiếu văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể gây khó khăn trong quá trình thực hiện tài sản

thế chấp bảo đảm tiền vay của ngân hàng khi các DNNVV không trả được nợ. Điều này vô hình chung gây ra tâm lý e ngại, hạn chế cho vay với các DNNVV bởi tài sản đảm bảo là một trong những điều kiện thiết yếu khi cấp vốn tín dụng.

Hoạt động kinh doanh của SHB Hà Nội trong bối cảnh nền kinh tế diễn biến phức tạp nên không thể tránh khỏi những mặt hạn chế. Để phát triển kinh doanh, tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ các DNNVV phát triển trong thời gian tới, đồng thời nâng cao hiệu quả cho vay đối với nhóm KH DNNVV chi nhánh cần có các biện pháp đồng bộ và hoàn chỉnh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở khái quát chung về tổ chức hoạt động, lịch sử hình thành và phát triển của SHB Hà Nội, tác giả đã tập trung phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Hà Nội trong giai đoạn 2015-2017, tình hình huy động vốn, cơ cấu dư nợ, chất lượng tín dụng, vòng quay vốn tín dụng và lợi nhuận cho vay của SHB Hà Nội trong thời gian qua để phân tích thực trạng hiệu quả cho vay đối với các DNNVV tại SHB Hà Nội.

Tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay của SHB Hà Nội và những mặt không đạt được trong việc cho vay đối với các DNNVV tại SHB Hà Nội để có những giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV của SHB Hà Nội ở một số điểm như sau:

- Một là, cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn đối với các DNNVV chưa hợp lý.

- Hai là, chính sách tín dụng của SHB Hà Nội chưa đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của các DNNVV.

- Ba là, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu còn ở mức cao.

- Bốn là, chính sách và thủ tục cho vay đối với DNNVV còn bất cập.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

SÀI GÒN HÀ NỘI - CHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI - CHI NHÁNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w