Để tiếp tục giữ vững ổn định và phát triển hơn nữa trong những năm tới, SHB Hà Nội đã đề ra những định hướng chung về hoạt động kinh doanh trong những năm tới ở các mặt như sau1:
- Về huy động vốn: Đẩy mạnh công tác huy động vốn, tập trung toàn chi nhánh có biện pháp củng cố và nâng cao thị phần huy động vốn. Xây dựng chiến lược giữ khách hàng truyền thống bao gồm khách hàng là tổ chức và cá nhân đã có quan hệ tiền gửi tại chi nhánh. Đồng thời có kế hoạch mở rộng đối ngoại nhiều đối tác có nguồn vốn để bù đắp cho khách hàng có số dư lớn đang gửi tại chi nhánh. Tăng tỷ trọng nguồn vốn ổn định và nguồn vốn không kỳ hạn có lãi suất rẻ; Thường xuyên theo dõi dự báo, cập nhật biến động lãi suất trên thị trường, để kịp thời ban hành mức lãi suất huy động nội ngoại tệ phù hợp với quan hệ cung cầu, đảm bảo sự cạnh tranh và có lãi trong kinh doanh.
- Về tín dụng: Duy trì mức tăng trưởng tín dụng hợp lý, tập trung vào phân khúc khách hàng truyền thống và cho vay DNNVV, cho vay cầm cố, cho vay hộ sản xuất trên cơ sở cho vay có chọn lọc, có dự án hiệu quả, có năng lực tài chính để trả nợ, có tài sản thế chấp cầm cố... Kiên quyết không đầu tư và dừng đầu tư những dự án không hiệu quả, không đảm bảo nguyên
tắc và điều kiện tín dụng.
- Về công tác quản lý nợ, nợ quá hạn, nợ xấu: Tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý nợ, hạn chế tối đa việc phát sinh mới các khoản nợ quá hạn, có giải pháp hữu hiệu trong công tác thu hồi nợ xấu và nợ sau xử lý rủi ro.
- Về doanh số và thu nhập từ các dịch vụ cung cấp: Mở rộng triển khai các dịch vụ sản phẩm mới, quảng bá và phát triển thương hiệu trên cơ sở nền tảng và cộng nghệ hiện đại và tiện ích phục vụ khách hàng tập trung phát triển các dịch vụ như: thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, khai thác tiếp cận phục vụ các dự án, tăng số lượng phát hành thẻ có chất lượng, tiếp tục làm tốt đầu mối kết nối thanh toán thu cước, dịch vụ Bankplus với tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, triển khai dịch vụ việc thu tiền điện, nước...
- Về lợi nhuận: tăng trưởng ổn định, thực hiện gia tăng lợi nhuận, phấn đấu vượt mực lợi nhuận được giao.
3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả cho vay đối vói doanh nghiệp nhỏ và vừa tại SHB Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020
Nhận biết được vai trò quan trọng của các DNNVV đối với nền kinh tế và thực trạng hoạt động của các DNNVV như hiện nay, trong giai đoạn vừa qua SHB nói chung và SHB Hà Nội nói riêng đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh hướng tới khách hàng DNNVV với mong muốn phục vụ DNNVV ngày càng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, trở thành ngân hàng hàng đầu cung cấp các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp chuyên biệt và đa dạng. Để phát triển hơn nữa trong các năm tới, chi nhánh đã đề ra những định hướng nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại SHB Hà Nội như sau:
- Đổi mới cơ cấu cho vay, đa dạng hóa các hình thức cho vay DNNVV cả về thời gian và số lượng, đơn giản và thuận tiện hơn nữa trong các thủ tục cho vay vốn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các bước quy trình cho vay, đảm bảo các nguyên tắc tín dụng. Khi có điều kiện sẽ giảm lãi suất cho vay giúp các
doanh nghiệp này có cơ hội đổi mới kỹ thuật, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Mở rộng tín dụng, ưu tiên đối với các DNNVV làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, cho vay đối với các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, các công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần có tài sản đảm bảo, có phương án sản xuất kinh doanh tốt. Rút dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh không ổn định. Tăng cường kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo dư nợ thật an toàn.
- Xây dựng lộ trình phát triển sản phẩm trọn gói phù hợp với DNNVV trên địa bàn, cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ hiện đại cho khách hàng DNNVV: tín dụng, bảo lãnh, bao thanh toán, thấu chi, cho thuê tài chính, góp vốn, dịch vụ ngoại tệ, thanh toán trong nước, quốc tế, thẻ, séc, dịch vụ ngân quỹ... đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, công tác quảng bá tiếp thị tới các DNNVV, có chiến lược cạnh tranh phù hợp để thu hút được đối tượng khách hàng tiềm năng DNNVV.
- Xây dựng mối liên kết với các DNNVV ngày càng chặt chẽ hơn. Ngày càng tập trung mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với đối tượng khách hàng là DNNVV. Chủ động tìm hiểu nắm bắt thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của DNNVV giảm thiểu các khoản vay có vấn đề và hạn chế nợ quá hạn.
- Xây dựng chiến lược đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên môn, nắm vững nghiệp vụ, có khả năng thẩm định tốt cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư, bên cạnh đó có sự tư vấn trong lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các DNNVV, giúp các DNNVV có phương án sản xuất kinh doanh khả thi nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với đối tượng khách hàng này. Đồng thời, thực hiện thường xuyên công tác quy hoạch, đánh giá cán bộ, phân công
công việc phù hợp với trình độ, năng lực của từng người. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tiền lương, đảm bảo đánh giá đúng hiệu quả và công sức đóng góp của cán bộ nhân viên, tạo động lực khuyến khích, thúc đẩy các cán bộ có trình độ và năng lực.
- Nâng cao hiệu lực công tác điều hành bằng các quy trình, quy chế nghiệp vụ, bám sát chỉ tiêu định hướng của SHB để chỉ đạo thực hiện tăng cường hiệu quả cho vay.